Lý thuyết GDCD 8 Bài 1 (Cánh diều): Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam đầy đủ, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 8.

1 3,123 18/08/2023


Lý thuyết GDCD 8 Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

A. Lý thuyết Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

1. Truyền thống của dân tộc Việt Nam

Dân tộc Việt Nam sở hữu một loạt các giá trị truyền thống tuyệt vời, bao gồm sự yêu nước và kiên cường, lòng đoàn kết và nhân nghĩa, sự yêu chuộng hoà bình, cần cù và sáng tạo để vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển, cùng với tôn trọng giáo dục và lòng hiếu học. 

Lý thuyết GDCD 8 Bài 1 (Cánh diều): Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam (ảnh 1)Những giá trị này không chỉ tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc, mà còn là nguồn sức mạnh để vượt qua mọi thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, đó cũng là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt và có ích hơn cho cộng đồng và xã hội.

2. Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam

Tình cảm tự hào về những giá trị truyền thống của dân tộc luôn rễ sâu trong lòng người Việt Nam, thể hiện qua những lời nói, hành động, thái độ và cảm xúc. Tính tự hào này được phản ánh trên các lĩnh vực quan trọng như chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, chẳng hạn như sẵn sàng đáp ứng nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tích cực và sáng tạo trong học tập, lao động và sản xuất, chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng, tôn trọng và bảo vệ các di sản và giá trị văn hoá của dân tộc, hợp tác và đoàn kết với nhau trong cuộc sống, và nhiều hơn thế nữa.

3. Giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam 

Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mỗi người cần có ý thức và hành động cụ thể như: 

- Tự giác và sáng tạo trong học tập và lao động, đoàn kết với mọi người và giúp đỡ nhau trong cuộc sống, khuyến khích bạn bè và người thân tham gia vào các hoạt động cộng đồng, quảng bá các giá trị văn hoá và lịch sử của dân tộc. 

- Ngoài ra, cần phê phán và đấu tranh chống lại những hành động gây tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc, để bảo vệ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của cả xã hội.

B. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Câu 1:  Khoanh vào đáp án thể hiện truyền thống của dân tộc?

A. Uống nước nhớ nguồn.

B. Ăn cháo đá bát.

C. Nối giáo cho giặc.

D. Lười biếng.

Đáp án đúng: A

Giải thích:

+ Ăn cháo đá bát: Vô ơn bạc nghĩa với người giúp mình

+ Nối giáo cho giặc: Hành động giúp đỡ, khuyến kích người có hành động sai trái

+ Lười biếng: Hành động trốn tránh, không muốn nỗ lực, chầy ì…

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.

B. Bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp.

C. Bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.

D. Cả A, B, C.

Đáp án đúng: D

Câu 3: Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống đoàn kết.

Đáp án đúng: B

Giải thích:

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ khuyên chúng ta phải thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm đã tích lũy được để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Câu 4: Ý kiến nào sau đây đúng khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp và đáng quý.

B. Truyền thống gia đình là những gì lạc hậu cần được xóa bỏ.

C. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

D. Con cái phải theo nghề của bố mẹ mới là giữ gìn phát huy truyền thống gia đình.

Đáp án đúng: A

Câu 5: Gia đình Hà có truyền thống làm chong chóng tre. Bà của Hà được biết đến là người có nhiều kinh nghiệm làm chong chóng tre. Bố mẹ Hà vẫn ngày đêm làm ra những chiếc chong chóng tre và mong muốn bạn tiếp nối truyền thống đó. Có nhiều người khuyên Hà k nên theo nghề truyền thống của gia đình vì đồ chơi này giờ không còn phù hợp với xu thế hiện nay nữa. Theo em, Hà nên làm gì?

A. Cân nhắc đến lời khuyên của mọi người và không theo nghề

B. Nói với gia đình rằng nghề này đã lạc hậu và muốn gia đình tìm nghề khác để làm.

C. Mặc kệ, không quan tâm

D. Tự hào về truyền thống làm nghề của gia đình, cố gắng học tập thật tốt, tiếp thu, tìm hiểu những kiến thức để vừa có thể giữ được những nét truyền thống trong sản phẩm và vừa có thể cải tiến để sản phẩm truyền thống của gia đình phù hợp hơn với xu thế hiện đại.

Đáp án đúng: D

Câu 6: Việc làm nào dưới đây biểu hiện của việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình?

A. Ngoài việc học, bạn A luôn cố gắng học để phụ bố mẹ.

B. Bạn B học nghề làm mộc của bố để phát triển cao hơn.

C. Bạn C ham chơi bỏ bê việc học, không phụ giúp gia đình.

D. A, B đúng.

Đáp án đúng: D

Giải thích: 

Bạn C ham chơi bỏ bê việc học, không phụ giúp gia đình là một biểu hiện của sự lười biếng, không giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Câu 7: Tiêu chí công nhận nghề truyền thống ở nước ta là

A. Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.

B. Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

C. Nghề đã có tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

D. Tất cả ý trên đều đúng.

Đáp án đúng: D

Câu 8: Biểu hiện của việc không giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ

A. A không chịu học hành, đua đòi nghiện hút, tham gia trộm cướp.

B. Q luôn giúp đỡ mọi người và cố gắng học tập tốt.

C. H cố gắng học để kế thừa nghề truyền thống của gia đình.

D. B luôn giúp đỡ ba mẹ trong tất cả mọi việc trong gia đình.

Đáp án đúng: A

Câu 9: Gia đình bạn A luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để chữa bệnh cứu người, nối tiếp truyền thống của thế hệ trước trong gia đình. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

B. Yêu thương, động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.

C. Giúp đỡ, khích lệ con cháu trong gia đình, dòng họ.

D. Quan tâm động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Việc làm của gia đình bạn A muốn bạn kế thừa truyền thống theo ngành Y, một truyền tốt đẹp của gia đình, dòng họ từ các thế hệ trước. 

Câu 10: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?

A. Bắc bộ

B. Tây Nguyên.

C. Nam Bộ.

D. Tây Bắc.

Đáp án đúng: C

Giải thích:

“Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của người dân Nam Bộ được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX. Đây là loại hình nghệ thuật của đàn và ca được tạo ra từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và kết hợp với các làn điệu dân ca ngọt ngào.

C. Sơ đồ tư duy Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Lý thuyết GDCD 8 Bài 1 (Cánh diều): Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam (ảnh 1)

Xem thêm các bài lý thuyết GDCD 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:

Lý thuyết Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Lý thuyết Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Lý thuyết Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Lý thuyết Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

1 3,123 18/08/2023


Xem thêm các chương trình khác: