Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 7 Bài 16: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 7.

1 3357 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 16: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ

- Khu vực Trung và Nam Mỹ bao gồm eo đất Trung Mỹ, các đảo và quần đảo trong biển Ca- ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mỹ. Do lãnh thổ rộng lớn trải dài trên nhiều vĩ độ nên tự nhiên phân hóa theo chiều đông-tây, bắc-nam, và theo độ cao.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 16: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lược đồ tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ

1. Phân hóa tự nhiên theo chiều đông-tây

- Ở Trung Mỹ, các sườn phía đông eo đất và các quần đảo có mưa nhiều, rừng nhiệt đới bao phủ. Sườn núi phía tây eo đất mưa ít nên phát triển xavan, rừng thưa và cây bụi.

- Ở Nam Mỹ phân hóa theo chiều đông-tây theo các khu vực địa hình rất rõ nét: các sơn nguyên ở phía đông, đồng bằng ở giữa và núi ở phía tây.

+ Phía Tây:Hệ thống núi An-đét cao trung bình 3000-5000m gồm nhiều dãy núi song song và so le nhau, xen kẽ là các thung lũng và cao nguyên. Cảnh quan có sự khác biệt giữa sườn đông và tây.

+ Ở giữa :đồng bằng La-nốt,  A-ma-dôn, Laplata, Pampa. Đồng bằng A-ma-dôn là đồng bằng rộng, bằng phẳng nhất thế giới có khí hậu xích đạo ẩm, mưa quanh năm nên đồng bằng được rừng rậm bao phủ. Các đồng bằng còn lại mưa ít nên thực vật chủ yếu là xavan và cây bụi.

+ Phía Đông: Các sơn nguyên Guyana được hỉnh thành lâu đời và bị bào mòn mạnh thành miền đồi núi thấp có khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp. Sơn nguyên Braxin có bề mặt bị cắt xẻ, rìa đông có núi thấp xen các cao nguyên núi lửa, đất tốt nhưng khí hậu khô hạn nên cảnh quan chủ yếu là rừng thưa và xavan.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 16: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xa van ở Nam Mĩ

2. Phân hóa tự nhiên theo chiều bắc-nam

- Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ phân hóa theo chiều bắc-nam thể hiện rõ nét nhất ở khí hậu và cảnh quan.

+ Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo: ở quần đảo Ăng-ti, đồng bằng La-nốt, sơn nguyên Guy-a-na, đồng bằng A- ma-dôn với đặc điểm nóng ẩm quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông. Cảnh quan là rừng nhiệt đới ẩm và xavan.

+ Đới khí hậu nhiệt đới: phần lớn eo đất trung mỹ và khu vực chí tuyến nam lục địa nam mỹ với đặc điểm nóng quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông. Cảnh quan thay đổi từ hoang mạc, cây bụi đến xava và rừng nhiệt đới ẩm.

+ Đới khí hậu cận nhiệt: chiếm diện tích nhỏ ở phía nam lục địa nam mỹ có mùa hạ nóng và mùa đông ấm ven biển phía đông có mưa nhiều hơn thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng, ven biển phía tây mưa rất ít cảnh quan chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Đới khí hậu ôn đới: ở phần cực nam lục địa nam mỹ, mùa hạ mát, mùa đông không quá lạnh. Nơi mua nhiều cảnh quan là rừng hỗn hợp, nơi mưa ít là cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.

3. Phân hóa tự nhiên theo chiều cao

- Thiên nhiên miền núi An-đét có sự thay đổi theo chiều cao rõ rệt.

+ Ở dưới thấp, vùng bắc và trung An-đét thuộc khí hậu nóng và ẩm ướt nên cảnh quan nên cảnh quan chủ yếu là rừng xích đạo xanh quanh năm rậm rạp, vùng nam An-đét thuộc khí hậu ôn hòa rừng cận nhiệt và ôn đới phát triển.

+ Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, các cảnh quan tự nhiên cũng thay đổi theo, trên các đỉnh núi cao có băng tuyết.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 16: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 17: Đặc điểm dân cư Trung và Nam Mỹ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa Mỹ Latinh

Lý thuyết Bài 18: Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

Lý thuyết Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương

Lý thuyết Bài 20: Dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a

Lý thuyết Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

1 3357 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: