Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 6 (Cánh diều): Vật liệu cơ khí

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 8 Bài 6: Vật liệu cơ khí hay, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 8.

1 1,780 07/09/2023


 Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 6: Vật liệu cơ khí

A. Lý thuyết Vật liệu cơ khí

I. Khái quát chung về vật liệu

- Vật liệu là các chất, hợp chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo được dùng để chế tạo ra máy móc, dụng cụ, đồ dùng...

- Vật liệu dùng trong sản xuất rất đa dụng: vật liệu kim loại, vật liệu phi kim loại, vật liệu tổng hợp.

- Vật liệu kim loại và vật liệu phi kim là hai nhóm vật liệu được dùng phổ biến trong sản xuất cơ khí.

II. Một số vật liệu cơ khí phổ biến

- Vật liệu kim loại:

+ Vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong chế tạo máy móc, dụng cụ, đồ dùng và được chia thành kim loại đen và kim loại màu.

+ Kim loại đen gồm sắt (Fe) và carbon (C), được chia thành thép (C≤2,14%) và gang (C>2,14%).

+ Thép và gang thường có màu xám đặc trưng và khi không được bảo vệ, bề mặt ngoài bị oxy hoá và có lớp gỉ màu đen.

+ Vật liệu kim loại được sử dụng rộng rãi trong sản xuất cơ khí, bao gồm kim loại đen (thép và gang) và kim loại màu (đồng, nhôm và hợp kim của chúng).

+ Thép dễ uốn và dễ rèn dập, có độ bền, độ cứng và tính dẻo cao, thường được sử dụng để chế tạo các sản phẩm cơ khí và trong xây dựng.

+ Gang cứng và giòn, khó biến dạng dẻo và không thể kéo thành sợi, thường được sử dụng để đúc các chi tiết có hình dạng phức tạp.

+ Đồng có độ bền cao, dễ kéo dài thành sợi hay dát mỏng, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt, được sử dụng để chế tạo cầu dao, bọc lót, vòi nước.

+ Nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn sắt và đồng, rất dễ kéo dài và dát mỏng nhưng độ bền không cao, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, được sử dụng để chế tạo thân máy, pistông động cơ hoặc trong sản xuất máy bay, xoa nổi, khung cửa kính...

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 6 (Cánh diều): Vật liệu cơ khí (ảnh 1)

- Vật liệu phi kim loại:

+ Chất dẻo: được sử dụng để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống và công nghiệp. Chất dẻo có tính dẻo biến dạng dưới tác động của nhiệt độ và áp suất, và vẫn giữ được hình dạng ban đầu khi ngừng tác động. Chất dẻo được chia thành 2 loại:

+ Chất dẻo nhiệt: là loại chất dẻo khi được gia nhiệt sẽ trở nên dẻo, có khả năng tái chế. Ví dụ: polyethylene (PE) được sử dụng để làm túi nhựa, polyvinyl chloride (PVC) được sử dụng để làm ống nước, dây cấp điện, khung cửa sổ.

+ Chất dẻo nhiệt rắn: là loại chất dẻo khi được gia nhiệt sẽ trở nên rắn cứng, không có khả năng tái chế, có tính cơ học cao hơn chất dẻo nhiệt động. Ví dụ: polyurethane (PU) được sử dụng để làm lớp lót ống, băng tải, trục và hành x, melamine formaldehyde (MF) được sử dụng để làm chất thay thế chống va đập, đĩa và bắt.

+ Cao su: là vật liệu có màu đen đặc trưng, tinh chế và đàn hồi tốt, có khả năng cách điện và cách âm, rất dễ gia công nhiệt. Cao su được sử dụng để sản xuất săm, lấp, ống dẫn, đai truyền, đệm cao su, sản phẩm cách điện. Cao su gồm 2 loại: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp.

B. Sơ đồ tư duy Vật liệu cơ khí

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 6 (Cánh diều): Vật liệu cơ khí (ảnh 1)

C. Bài tập Vật liệu cơ khí

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết Công nghệ 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 7: Một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay

Lý thuyết Bài 8: Truyền và biến đổi chuyển động

Lý thuyết Bài 9: Một số ngành nghề cơ khí phổ biến

Lý thuyết Bài 10: Nguyên nhân gây tai nạn điện và biện pháp an toàn điện

Lý thuyết Bài 11: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cách sơ cứu người bị tai nạn điện

1 1,780 07/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: