Lý thuyết An toàn phóng xạ - Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt lý thuyết Vật lí lớp 12 Bài 18: An toàn phóng xạ hay, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Vật lí 12.

1 78 11/10/2024


Lý thuyết Vật lí 12 Bài 18: An toàn phóng xạ

1. Tác hại của các tia phóng xạ

- Đối với tia α: khả năng đâm xuyên của những hạt α rất yếu nên không thể truyền xuyên qua lớp da để vào cơ thể chúng ta. Do đó, tia α ít gây nguy hại khi nguồn phóng xạ nằm ngoài cơ thể người. Tuy nhiên, với khả năng ion hoá mạnh, những hạt α này lại vô cùng nguy hiểm nếu chất phóng xạ α thâm nhập vào cơ thể khi chúng ta ăn uống, hít thở.

- Đối với tia β: gồm β+ và β- là những hạt mang điện, có khả năng đâm xuyên cao hơn tia α và cũng có khả năng ion hoá nhưng không mạnh bằng tia α. Chùm tia β cường độ lớn có thể gây bỏng. Tác hại của tia β không lớn như tia β nếu nguồn phát các tia này thâm nhập vào cơ thể người.

- Đối với tia γ: không mang điện nhưng có khả năng đâm xuyên rất lớn. Do đó, tia γ có khả năng gây tổn hại nguy hiểm cho tất cả các mô của cơ thể người ngay cả ở những khoảng cách tương đối xa nguồn phóng xạ.

Tác hại của các tia phóng xạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng thâm nhập của các tia này vào cơ thể, liều lượng chiếu, thời gian phơi nhiễm, ... Nói chung, nhiễm phóng xạ có thể gây ra các triệu chứng nhẹ như buồn nôn, mệt mỏi, ... cho đến nặng hơn như rụng tóc, tiêu chảy và nguy cơ ung thư thâm chí co thể nguy hiểm đến tính mang.

Lý thuyết Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 18: An toàn phóng xạ

2. Biển cảnh báo phóng xạ

Lý thuyết Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 18: An toàn phóng xạ

3. Quy tắc an toàn phóng xạ

Ba quy tắc an toàn phóng xạ:

- Thời gian phơi nhiễm: Ảnh hưởng của bức xạ lên cơ thể sống càng lớn khi thời gian phơi nhiễm với nguồn phóng xạ càng dài. Việc giảm thời gian phơi nhiễm rất quan trọng. Do đó cần bố trí thời lượng công việc phù hợp để giảm thiểu thời gian phơi nhiễm với nguồn phóng xạ.

- Khoảng cách đến nguồn phóng xạ: Sự ảnh hưởng của phóng xạ lên cơ thể chúng ta giảm khi khoảng cách đến nguồn phóng xạ tăng lên. Vì vậy, khi cần thao tác trực tiếp với nguồn phóng xạ, ta cần đảm bảo khoảng cách an toàn bằng việc sử dụng các kẹp dài, các phương tiện điều khiển từ xa hoặc cánh tay robot (Hình 18.5).

- Che chắn phóng xạ: Như đã biết, các tia phóng xạ có thể được chặn lại bằng những vật liệu phù hợp. Do đó, việc che chắn phóng xạ có thể được thực hiện bằng cách trang bị các màn chắn như tường bê tông, cửa chì có độ dày cần thiết, trang phục bảo hộ (mắt kính, găng tay, quần áo bảo hộ có chì) như Hình 18.6.

Lý thuyết Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 18: An toàn phóng xạ

Khi phát hiện ô nhiễm phóng xạ, ta cần thông báo ngay với người phụ trách an toàn phóng xạ hoặc chính quyền địa phương. Một quy tắc quan trọng khi xảy ra tình trạng ô nhiễm phóng xạ khẩn cấp là cần theo dõi chặt chẽ tình hình qua các phương tiện truyền thông và tuân thủ các hướng dẫn của chính quyền địa phương.

1 78 11/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: