Lịch sử và Địa lí lớp 5 Bài 3 (Kết nối tri thức): Biển, đảo Việt Nam

Với lời giải bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 5 Bài 3: Biển, đảo Việt Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 5.

1 392 02/05/2024


Giải Lịch sử và Địa lí lớp 5 Bài 3: Biển, đảo Việt Nam

Khởi động (trang 16)

Câu hỏi trang 16 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Hình 1 là một đảo thuộc vùng nước ta. Hãy kể tên một số đảo, quần đảo của Việt Nam mà em biết.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức Bài 3: Biển, đảo Việt Nam

Lời giải:

- Tên một số đảo của Việt Nam: Cát Bà, Phú Quốc, Phú Quý, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Bạch Long Vỹ,…

- Tên một số quần đảo của Việt Nam: Hoàng Sa; Trường Sa; Thổ Chu,…

Khám phá (trang 16, 17)

Câu hỏi trang 16 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Đọc thông tin và quan sát hình 3 (trang 6), em hãy xác định vị trí địa lí của vùng , quần đảo lớn của Việt Nam.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức Bài 3: Biển, đảo Việt Nam

Lời giải:

- Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông.

- Trong vùng biển Việt Nam có hàng nghìn đảo, tiêu biểu như các đảo: Bạch Long Vĩ, Cát Bà; Cồn Cỏ; Lý Sơn; Côn Sơn; Phú Quốc... Nhiều đảo tập hợp thành các quần đảo, trong đó lớn nhất là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Câu hỏi trang 17 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 5 đến 8, em hãy:

- Trình bày những nét chính về công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- Kể lại một câu chuyện về biển, đảo Việt Nam.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức Bài 3: Biển, đảo Việt Nam

Lời giải:

♦ Yêu cầu số 1:

- Từ xưa đến nay, các thế hệ người Việt Nam đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

- Thế kỉ XVII, các chúa Nguyễn đã cho lập đội Hoàng Sa và sau đó là đội Bắc Hải để thu lượm sản vật, đánh bắt hải sản,... đồng thời từng bước thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Các vua Triều Nguyễn tiếp tục xác lập và thực thi chủ quyền bằng việc cắm cờ, dựng cột mốc,... trên quần đảo Hoàng Sa. Vua Minh Mạng cho vẽ Đại Nam nhất thống toàn đồ trong đó thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

- Đến nay, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa động bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp, như: thành lập các đơn vị hành chính ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa; ban hành các văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền Việt Nam; đồng thời thực hiện phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường tiềm lực quốc phòng, góp phần bảo vệ biển, đảo quê hương….

♦ Yêu cầu số 2: Câu chuyện ĐỘI HOÀNG SA

- Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lập ra đội Hoàng Sa, gồm 70 người từ xã An Vĩnh (Lý Sơn, Quảng Ngãi). Đội có nhiệm vụ ra quần đảo Hoàng Sa để thu lượm, khai thác sản vật,…

- Hằng năm, cứ từ tháng 3 đến tháng 8, họ giong buồm vượt biển ra quần đảo Hoàng Sa, mang lương thực đủ ăn trong sáu tháng, đi ba ngày ba đêm thì đến. Trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, chỉ với những chiếc thuyền câu nhỏ bé và các vật dụng thô sơ nên nhiều người đã không thể trở về.

- Để cầu bình an cho những người đi làm nhiệm vụ, đồng thời tri ân những người có công trong việc bảo vệ biển, đảo quê hương, người dân ở đảo Lý Sơn đã tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 trang 19

Luyện tập (trang 19)

Luyện tập 1 trang 19 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về những hoạt động chính trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Thời kì

Hoạt động

Các chúa Nguyễn

Lập đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải

Triều Nguyễn

Thời Pháp thuộc

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lời giải:

Thời kì

Hoạt động

Các chúa Nguyễn

Lập đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải

Triều Nguyễn

Vẽ Đại Nam nhất thống toàn đồ; tái lập và duy trì hoạt động của đội Hoàng Sa…

Thời Pháp thuộc

Dựng bia chủ quyền,…

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thành lập huyện đảo Hoàng Sa, huyện đảo Trường Sa; tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển; kí Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông,…

Luyện tập 2 trang 19 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Giới thiệu với bạn, thầy cô bài hát, bài thơ hoặc câu chuyện về biển, đảo mà em sưu tầm được.

Lời giải:

(*) Tham khảo: bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Vận dụng (trang 19)

Vận dụng trang 19 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Tìm hiểu và chia sẻ với bạn về một số hoạt động góp phần bảo vệ chủ quyền biển, của địa phương em (tỉnh hoặc thành phố) hoặc địa phương khác mà em biết.

Lời giải:

- Một số hoạt động góp phần bảo vệ chủ quyền biển:

+ Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa thường được tổ chức trên đảo Lý Sơn vào tháng 2, tháng 3 (âm lịch) hằng năm.

+ Bộ đội hải quân tuần tra bảo vệ biển, đảo

+ Ngư dân vươn khơi bám biển,…

1 392 02/05/2024