Trung Quốc (Có đáp án)
-
379 lượt thi
-
32 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc trải qua mấy giai đoạn?
Đáp án A
Từ 1946-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản Trung Quốc. Cuộc nội chiến diễn ra qua 2 giai đoạn từ tháng 7-1946 đến 6-1947 và từ tháng 7-1947 đến 10-1949.
Câu 2:
18/07/2024Cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc diễn ra giữa
Đáp án D
Cuộc nội chiến 1946-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản Trung Quốc
Câu 3:
30/10/2024Kết quả của cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản (1946 - 1949) ở Trung Quốc là
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Đảng Cộng sản (1946 - 1949) là sự thắng lợi của Đảng cộng sản và ngay sau đó nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1-10-1949)
B, C, D sai
*Tìm hiểu thêm: "Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa"
- Từ 1946 – 1949, Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc với sự thất bại của Đảng Quốc dân.
- Ngày 1- 10 – 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
- Ý nghĩa:
+ Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.
+ Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.
+ Hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 4: Các nước châu Á
Câu 4:
16/07/2024Ý nào dưới đây không phải là kết quả cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung quốc và Quốc dân đảng?
Đáp án C
Năm 1949, cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung quốc và Quốc dân đảng kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Lực lượng Quốc dân đảng thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan. Ngày 1 - 10 - 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông
Câu 5:
21/07/2024Trong giai đoạn từ tháng 7-1946 đến tháng 6-1947, quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược
Đáp án B
Trong giai đoạn 1 (từ tháng 7-1946 đến tháng 6-1947) quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực. Đến giai đoạn 2 (từ tháng 7-1947 đến cuối năm 1949), quân giải phóng Trung Quốc đã chuyển sang phản công, lần lượt giải phóng các vùng do Quốc Dân đảng kiểm soát.
Câu 6:
18/07/2024Sau giai đoạn từ tháng 7-1946 đến tháng 6-1947, quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược
Đáp án C
Trong giai đoạn từ tháng 7-1946 đến tháng 6-1947 quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực. Đến giai đoạn 2, quân giải phóng Trung Quốc đã chuyển sang phản công, lần lượt giải phóng các vùng do Quốc dân đảng kiểm soát.
Câu 7:
17/11/2024Trong giai đoạn 1949 - 1959, Trung Quốc thi hành đường lối đối ngoại như thế nào?
Đáp án đúng là: D
Trong giai đoạn 1949-1959, Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới
→ D đúng
- A sai vì chủ động thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Trung Quốc vẫn duy trì quyền tự chủ trong quyết định đối ngoại, dù có sự hợp tác với Liên Xô.
- B sai vì trong giai đoạn 1949 - 1959, Trung Quốc không thù địch với nhiều quốc gia mà chủ yếu thúc đẩy chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Trung Quốc tìm cách xây dựng quan hệ tốt với các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển.
- C sai vì trong giai đoạn 1949 - 1959, Trung Quốc chưa thực sự trở thành một nước lớn trên bình diện quốc tế mà chủ yếu tập trung vào việc xây dựng và củng cố nền tảng trong nước. Đường lối đối ngoại của Trung Quốc chủ yếu hướng tới việc phát triển quan hệ hòa bình và ủng hộ các phong trào cách mạng thế giới.
Trong giai đoạn 1949 - 1959, Trung Quốc thi hành đường lối đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là các phong trào giải phóng dân tộc và chống đế quốc. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự chỉ đạo của Mao Trạch Đông chủ trương bảo vệ hòa bình thế giới, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác và thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các quốc gia khác, đặc biệt là Liên Xô. Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ các phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, Châu Phi và Mỹ Latinh, và hỗ trợ các lực lượng cách mạng chống lại chủ nghĩa đế quốc, đặc biệt là trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô vào năm 1950, tăng cường liên kết với các nước xã hội chủ nghĩa trong cuộc đối đầu với các cường quốc phương Tây. Chính sách đối ngoại này phản ánh mục tiêu của Trung Quốc là duy trì an ninh quốc gia và đồng thời ủng hộ cuộc đấu tranh cho tự do và độc lập của các dân tộc bị áp bức.
Trong giai đoạn 1949 - 1959, Trung Quốc thi hành đường lối đối ngoại hòa bình, chủ yếu tập trung vào việc củng cố và phát triển quan hệ với các quốc gia mới giành độc lập, cũng như các phong trào cách mạng thế giới. Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, Trung Quốc đã chú trọng vào việc xây dựng quan hệ với các quốc gia xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô. Trung Quốc cũng tích cực ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa, giúp đỡ các quốc gia đấu tranh giành độc lập, như ủng hộ phong trào cách mạng ở Đông Nam Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Trong khi đó, Trung Quốc cũng phải đối diện với những thách thức trong quan hệ với các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Mỹ, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, đường lối đối ngoại của Trung Quốc không phải là thù địch mà chủ yếu là hòa bình, tìm kiếm sự ổn định trong khu vực và thế giới.
Câu 8:
19/07/2024Ý nào dưới đây không phải đường lối đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1978?
Đáp án C
Từ năm 1978, chính sách đối ngoại của Trung Quốc có nhiều thay đổi. Năm 1979, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Inđônêxia,… Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam đến thời kì này đã kết thúc.
Câu 9:
16/07/2024Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào?
Đáp án B
Ngày 18-1-1950, Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Câu 10:
16/07/2024Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công và Ma Cao vào thời gian nào?
Đáp án C
Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công ( 7 - 1997) và Ma Cao ( 12 - 1999).
Câu 11:
16/07/2024Trong 20 năm (1978-1998) thực hiện đường lối cải cách, Trung Quốc đã đạt được thành tựu về kinh tế nào dưới đây
Đáp án D
Sau 20 năm (1978 – 1998) thực hiện đường lối cải cách, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu: nền kinh tế Trung Quốc biến đổi nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong đó, tiêu biểu là GDP tăng trung bình hàng năm trên 8%.
Câu 12:
22/07/2024Đâu không phải là thành tựu về khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc từ sau công cuộc cải cách - mở cửa (1978)?
Đáp án B
Từ khi thực hiện công cuộc cải cách mở của, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu to lớn về khoa học - kĩ thuật. Năm 1964, Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử. Chương trình thám hiểm không gian được thực hiện từ năm 1992. Phóng thành công 5 con tàu “Thần Châu”, trong đó, con tàu “Thần Châu 5” đưa nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào không gian. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.
Câu 13:
16/07/2024Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách - mở cửa từ năm 1978 là
Đáp án A
Đường lối cải cách mở của của Trung Quốc được nâng lên thành đường lối chung là: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh
Câu 14:
22/11/2024Mục tiêu lớn nhất của công cuộc cải cách - mở của ở Trung Quốc là?
Đáp án đúng là: D
Đường lối chung của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc có nội dung: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Với mục tiêu biến Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh
→ D đúng
- A sai vì chuyển đổi nền kinh tế là phương tiện, không phải mục tiêu lớn nhất của cải cách - mở cửa ở Trung Quốc. Mục tiêu lớn nhất là xây dựng quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh, trong đó chuyển đổi kinh tế chỉ là một bước để đạt được tầm nhìn này.
- B sai vì hiện đại hóa đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc là các chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu lớn nhất. Mục tiêu tối thượng của cải cách - mở cửa là biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh, còn những chiến lược này chỉ là phương tiện để đạt được điều đó.
- C sai vì đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là một phương tiện, không phải mục tiêu lớn nhất của cải cách - mở cửa. Mục tiêu lớn nhất là xây dựng Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh, trong đó tăng trưởng kinh tế chỉ là công cụ để đạt được mục tiêu này.
Mục tiêu lớn nhất của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc, bắt đầu từ năm 1978 dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, là biến Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh. Đây là chiến lược dài hạn nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói, lạc hậu sau nhiều năm khủng hoảng kinh tế và chính trị.
-
Xây dựng nền kinh tế hiện đại: Trung Quốc tập trung chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyến khích đầu tư nước ngoài và phát triển các đặc khu kinh tế.
-
Nâng cao đời sống người dân: Tăng trưởng kinh tế được xem là động lực để cải thiện mức sống, giảm tỷ lệ nghèo đói và tạo ra cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động.
-
Cải thiện vị thế quốc tế: Trung Quốc hướng tới tăng cường quan hệ ngoại giao và thương mại, tham gia sâu hơn vào các tổ chức toàn cầu để khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế.
-
Thúc đẩy dân chủ và văn minh xã hội: Tuy "dân chủ" trong bối cảnh Trung Quốc không mang ý nghĩa dân chủ đa đảng, nó thể hiện sự cải cách quản lý xã hội, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả hành chính.
Công cuộc cải cách này không chỉ mang lại tăng trưởng kinh tế ấn tượng mà còn đặt nền móng cho sự hiện đại hóa toàn diện, hướng tới mục tiêu đưa Trung Quốc thành cường quốc toàn cầu.
Câu 15:
16/07/2024Ai là người đã khởi xướng đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978?
Đáp án B
Năm 1978 với tư cách là phó thủ tướng kiêm phó chủ tịch Đảng cộng sản Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã khởi xướng đường lối cải cách mở cửa. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đại hội XII (1982) và Đại hội XIII (1987)
Câu 16:
16/07/2024Sự kiện nào đã đưa lịch sử Trung Quốc bước sang một kỉ nguyên mới?
Đáp án A
Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Sự kiện này đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc thắng lợi. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến. Đưa Trung Quốc bước sang kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 17:
18/09/2024Trung Quốc đã phóng thành công tàu cùng người bay vào vũ trụ vào khoảng thời gian nào?
Đáp án đúng là : D
- Trung Quốc đã phóng thành công tàu cùng người bay vào vũ trụ vào khoảng thời gian 2003
Từ tháng 1992, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện chương trình thám hiểm không gian. Đến ngày 15/10/2003, con tàu Thần Châu 5 cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ đã bay vào vũ trụ. Sự kiện này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới (sau Liên Xô, Mĩ) có tàu cùng con người bay vào vũ trụ.
→ D đúng.A,B,C sai.
* TRUNG QUỐC
1. Sự thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)
a. Sự thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Từ 1946 - 1949, nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản.
- Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, lực lượng Quốc dân Đảng thất bại, phải rút chạy ra đảo Đài Loan.
- 1/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập.
⇒ Ý nghĩa:
- Đối với Trung Quốc:
+ Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
+ Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.
+ Đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến chủ nghĩa xã hội.
- Đối với thế giới:
+ Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, phụ thuộc.
+ Mở rộng phạm vi địa lí của hệ thống xã hội chủ nghĩa ⇒ Hệ thống xã hội chủ nghĩa nối liền từ châu Âu sang châu Á.
b. Thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)
* Nhiệm vụ hàng đầu là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục.
* Quá trình thực hiện:
- 1950 – 1952, thực hiện khôi phục kinh tế, cải tạo công thương nghiệp, phát triển văn hóa, giáo dục.
- 1953 – 1957, thực hiện Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.
* Thành tựu:
- Kinh tế: năm 1957, sản lượng công nghiệp tăng 140% (so với năm 1952); sản lượng nông nghiệp tăng 25% (so với 1952),...
- Văn hóa, giáo dục có bước tiến vượt bậc. Đời sống nhân dân cải thiện.
- Đối ngoại:
+ Thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
+ Ngày 18/1/1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
2. Trung Quốc những năm không ổn định.
a. Đối nội.
- 1959 – 1978, Trung Quốc lâm vào tình trạng không ổn định về kinh tế - chính trị và xã hội.
+ Kinh tế: sai lầm trong việc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng” => kinh tế Trung Quốc lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng. Sản xuất công – thương nghiệp đình đốn, nông nghiệp suy sụp, nạn đói xảy ra khắp nơi.
+ Chính trị - xã hội, không ổn định, các cuộc thanh trừng, tranh giành quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc diễn ra liên miên.
b. Đối ngoại.
- Ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
- Xung đột biên giới với Liên Xô, Ấn Độ.
- Hòa hõa trong quan hệ với Mĩ.
3. Công cuộc cải cách – mở cửa.
a. Bối cảnh.
- Tình hình thế giới:
+ Cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều nước trên thế giới.
+ Để thích ứng với khủng hoảng năng lượng, nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã đi sâu vào nghiên cứu khoa học, tiến hành các cải cách tiến bộ.
+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa đang manh nha => đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách, mở cửa, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
+ Liên Xô và các nước Đông Âu đang bộc lộ dấu hiệu của sự khủng hoảng, suy thoái => các nhà lãnh đạo Trung Quốc cần phải xem xét lại con đường phát triển của mình (do quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc có nhiều bước đi giống với Liên Xô).
+ Một số quốc gia tring khu vực đang phát triển với tốc độ nhanh (ví dụ: Hàn Quốc, Nhật Bản,...) => đòi hỏi Trung Quốc phải tiến hành cải cách để không bị tụt hậu.
- Tình hình Trung Quốc: đất nước Trung Quốc lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.
⇒ Tháng 12/178, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở cửa do Đặng Tiểu Bình khởi xướng.
b. Nội dung đường lối cải cách – mở cửa.
- Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, thực hiện cải cách và mở cửa.
- Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN.
- Hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
c. Thành tựu:
* Kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nhanh nhất thế giới.
+ 1978 – 2000, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt trên 8%/năm.
+ 2000 – nay, GDP của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng.
- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh chóng theo hướng hiện đại : tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng các ngành nông – lâm – thủy sản.
* Khoa học – kĩ thuật:
- 1992, thực hiện chương trình thám hiểm không gian.
- 2003, phóng tàu thần châu 5, đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào không gian vũ trụ.
* Đối ngoại:
- Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam,...
- Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế được nâng cao.
- Thu hồi chủ quyền Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999).
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
Câu 18:
19/07/2024Trung Quốc trở thành quốc gia thứ mấy trên thế giới có người bay vào khoảng không vũ trụ?
Đáp án B
Từ tháng 11-1999 đến tháng 3-2003, Trung Quốc đã phóng 4 con tàu “Thần Châu” với chế độ tự động. Và ngày 15-10-2003, con tàu “Thần Châu 5” cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ đã bay vào không gian vũ trụ. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.
Câu 19:
21/07/2024Tính chất của cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong những năm 1946 - 1949 là?
Đáp án C
Nội chiến 1946 – 1949 chấm dứt với sự thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập đã đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc được hoàn thành.
=> Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) mang tính chất của một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Nó đã chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do
Câu 20:
15/08/2024Cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo có tính chất là
Đáp án đúng là: B
Đó là một cuộc cách mạng chính trị và xã hội, tập trung vào giải phóng dân tộc và cải cách xã hội. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai bắt đầu từ những năm 1940, với trọng tâm là những tiến bộ công nghệ và khoa học, không liên quan đến cách mạng dân tộc, dân chủ.
B đúng
- A sai vì đó là một cuộc cách mạng chính trị, diễn ra trước đó rất lâu. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai bắt đầu từ những năm 1940, tập trung vào tiến bộ công nghệ và khoa học.
- C sai vì nó là một cuộc cách mạng chính trị và kinh tế, tập trung vào việc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai, bắt đầu từ những năm 1940, liên quan đến sự phát triển vượt bậc trong công nghệ và khoa học, không gắn liền với một cuộc cách mạng xã hội cụ thể.
- D sai vì nó là một cuộc cách mạng chính trị nhằm giành độc lập từ ách thống trị thực dân, trong khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai, bắt đầu từ những năm 1940, tập trung vào tiến bộ công nghệ và khoa học, không liên quan đến mục tiêu giải phóng dân tộc.
*) Cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo có tính chất dân tộc dân chủ do:
- Cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức nội chiến giữa hai đảng phái - đại diện cho hai lực lượng chi phối đời sống chính trị - xã hội Trung Quốc là Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng.
+ Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân Trung Quốc, đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động Trung Quốc.
+ Quốc dân đảng là chính đảng của giai cấp tư sản, do Tưởng Giới Thạch đứng đầu, đại diện cho quyền lợi của tư sản, phong kiến, từng bước thực hiện chính sách phản động đi ngược lại quyền lợi của quần chúng nhân dân và lợi ích dân tộc. Vì quyền lợi giai cấp đã sẵn sàng cấu kết với Mĩ đang muốn can thiệp và đưa Trung Quốc vào vòng nô dịch.
=> Như vậy, Đảng Cộng sản đánh đổ sự thống trị của Quốc dân đảng, thực chất là đánh đổ giai cấp phong kiến, tư sản đế quốc can thiệp, tức là thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đang đặt ra đối với Trung Quốc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật (1945).
Câu 21:
08/11/2024Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc thắng lợi không mang ý nghĩa lịch sử nào dưới đây
Đáp án đúng là A
* Tìm hiểu thêm về " Cuộc cách mạng 1946 - 1949 của Trung Quốc"
Cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo có tính chất dân tộc dân chủ vì:
– Mặc dù cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức nội chiến giữa hai đảng phái – đại diện cho hai lực lượng chi phối đời sống chính trị – xã hội Trung Quốc là Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng.
– Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân Trung Quốc, đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động Trung Quốc.
– Quốc dân đảng là chính đảng của giai cấp tư sản, do Tưởng Giới Thạch đứng đầu, đại diện cho quyền lợi của tư sản, phong kiến, từng bước thực hiện chính sách phản động đi ngược lại quyền lợi của quần chúng nhân dân và lợi ích dân tộc. Vì quyền lợi giai cấp đã sẵn sàng cấu kết với Mĩ đang muốn can thiệp và đưa Trung Quốc vàOovòng nô dịch.
ð Như vậy Đảng Cộng sản đánh đổ sự thống trị của Quốc dân đảng, thực chất là đánh đổ giai cấp phong kiến, tư sản đế quốc can thiệp, tức là thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đang đặt ra đối với Trung Quốc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật (1945).
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 22:
16/07/2024Sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử Trung Quốc?
Đáp án C
Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông.
Với thắng lợi này, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc đã hoàn thành, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội
Câu 23:
08/11/2024Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở tình hình đất nước như thế nào?
Đáp án đúng là : D
- Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở tình hình đất nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
Sau khi giành được độc lập, Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng đất nước trong hoàn cảnh nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc vào bên ngoài. Do đó nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Trung Quốc là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa- giáo dục.
→ D đúng.A,B,C sai.
* TRUNG QUỐC
1. Sự thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)
a. Sự thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Từ 1946 - 1949, nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản.
- Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, lực lượng Quốc dân Đảng thất bại, phải rút chạy ra đảo Đài Loan.
- 1/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập.
⇒ Ý nghĩa:
- Đối với Trung Quốc:
+ Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
+ Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.
+ Đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến chủ nghĩa xã hội.
- Đối với thế giới:
+ Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, phụ thuộc.
+ Mở rộng phạm vi địa lí của hệ thống xã hội chủ nghĩa ⇒ Hệ thống xã hội chủ nghĩa nối liền từ châu Âu sang châu Á.
b. Thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)
* Nhiệm vụ hàng đầu là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục.
* Quá trình thực hiện:
- 1950 – 1952, thực hiện khôi phục kinh tế, cải tạo công thương nghiệp, phát triển văn hóa, giáo dục.
- 1953 – 1957, thực hiện Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.
* Thành tựu:
- Kinh tế: năm 1957, sản lượng công nghiệp tăng 140% (so với năm 1952); sản lượng nông nghiệp tăng 25% (so với 1952),...
- Văn hóa, giáo dục có bước tiến vượt bậc. Đời sống nhân dân cải thiện.
- Đối ngoại:
+ Thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
+ Ngày 18/1/1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
2. Trung Quốc những năm không ổn định.
a. Đối nội.
- 1959 – 1978, Trung Quốc lâm vào tình trạng không ổn định về kinh tế - chính trị và xã hội.
+ Kinh tế: sai lầm trong việc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng” => kinh tế Trung Quốc lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng. Sản xuất công – thương nghiệp đình đốn, nông nghiệp suy sụp, nạn đói xảy ra khắp nơi.
+ Chính trị - xã hội, không ổn định, các cuộc thanh trừng, tranh giành quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc diễn ra liên miên.
b. Đối ngoại.
- Ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
- Xung đột biên giới với Liên Xô, Ấn Độ.
- Hòa hõa trong quan hệ với Mĩ.
3. Công cuộc cải cách – mở cửa.
a. Bối cảnh.
- Tình hình thế giới:
+ Cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều nước trên thế giới.
+ Để thích ứng với khủng hoảng năng lượng, nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã đi sâu vào nghiên cứu khoa học, tiến hành các cải cách tiến bộ.
+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa đang manh nha => đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách, mở cửa, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
+ Liên Xô và các nước Đông Âu đang bộc lộ dấu hiệu của sự khủng hoảng, suy thoái => các nhà lãnh đạo Trung Quốc cần phải xem xét lại con đường phát triển của mình (do quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc có nhiều bước đi giống với Liên Xô).
+ Một số quốc gia tring khu vực đang phát triển với tốc độ nhanh (ví dụ: Hàn Quốc, Nhật Bản,...) => đòi hỏi Trung Quốc phải tiến hành cải cách để không bị tụt hậu.
- Tình hình Trung Quốc: đất nước Trung Quốc lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.
⇒ Tháng 12/178, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở cửa do Đặng Tiểu Bình khởi xướng.
b. Nội dung đường lối cải cách – mở cửa.
- Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, thực hiện cải cách và mở cửa.
- Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN.
- Hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
c. Thành tựu:
* Kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nhanh nhất thế giới.
+ 1978 – 2000, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt trên 8%/năm.
+ 2000 – nay, GDP của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng
- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh chóng theo hướng hiện đại : tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng các ngành nông – lâm – thủy sản.
* Khoa học – kĩ thuật:
- 1992, thực hiện chương trình thám hiểm không gian.
- 2003, phóng tàu thần châu 5, đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào không gian vũ trụ.
* Đối ngoại:
- Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam,...
- Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế được nâng cao.
- Thu hồi chủ quyền Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999).
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
Câu 24:
23/07/2024Biến đổi đầu tiên có tính chất bước ngoặt của Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Đáp án C
Biến đổi đầu tiên của Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đánh dấu sự thành công của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc. Đây cũng là biến đổi đầu tiên, có tính chất bước ngoặt và làm nền tảng cho những biến đổi tiếp sau.
Câu 25:
16/07/2024Anh (chị) hiểu như thế nào là “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”?
Đáp án D
Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được hiểu là không rập khuôn máy móc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lê-nin mà có sự vận dụng linh hoạt vào tình hình cụ thể Trung Quốc
Câu 26:
22/07/2024Công cuộc cải cách - mở cửa của nhân dân Trung Quốc hoàn thành nhờ vào yếu tố nào?
Đáp án D
Sau 20 năm (1979 - 1998) thực hiện công cuộc cải cách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc có nhiều tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Có được thành quả trên là do sự lao động quên mình của nhân dân Trung Quốc cùng với sự giúp đỡ to lớn của người “anh cả” Liên Xô.
Câu 27:
16/07/2024Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc thời kì cải cách mở cửa là
Đáp án D
Trong đường lối cải cách mở cửa năm 1978, Trung Quốc đã chủ trương chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn. Đây chính là đặc trưng nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc thời kì cải cách mở cửa.
Câu 28:
22/07/2024Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc là gì?
Đáp án B
Sau thời kì Quốc - Cộng hợp tác chống Nhật, ở Trung Quốc đã xảy ra cuộc nội chiến giữa hai lực lượng này. Nguyên nhân sâu sa là do sự đối lập về ý thức hệ giữa hai tổ chức này. Đồng thời, cả hai bên đều muốn tiêu diệt đối phương để nắm quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc
Câu 29:
16/07/2024Cuộc nội chiến ở Trung Quốc năm 1946 - 1949 mang tính chất?
Đáp án B
Cuộc nội chiến ở Trung Quốc năm 1946 - 1949 mang tính chất một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Bởi cuộc cách mạng này đã giải quyết được những vấn đề:
- Vấn đề dân tộc: giải phóng đất nước, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của chủ nghĩa đế quốc,…
- Vấn đề dân chủ: đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Giải quyết những vấn đề dân chủ cho nhân dân.
- Cách mạng Trung Quốc còn có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 30:
16/07/2024Bản chất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong những năm 1946-1949 là
Đáp án C
Thực chất cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc cũng là một cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển TBCN hay XHCN với đại diện là Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản.
- Nếu Đảng Cộng sản thắng thì Trung Quốc phát triển theo con đường Xã hội chủ nghĩa.
- Nếu Quốc Dân đảng thắng thì Trung Quốc phát triển theo con đường Tư bản chủ nghĩa có sự chi phối của Mĩ
Câu 31:
16/07/2024Theo anh (chị) cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong những năm 1946-1949 chưa thực hiện được nhiệm vụ gì?
Đáp án C
Mặc dù cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc thực hiện thành công nhưng chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới chỉ kiểm soát được vùng đại lục. Phải lần lượt đến năm 1997, 1999, họ mới thu hồi được chủ quyền với Hồng Công và Ma Cao. Còn Đài Loan đến nay vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát
Câu 32:
21/07/2024Hạn chế của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946-1949) là
Đáp án A
Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong những năm 1936 - 1939 thắng lợi. Dẫn đến sự ra đời nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa. Đã chấm dứt ách nô dịch và thống trị của đế quốc; xóa bỏ hoàn toàn những tàn dư của chế độ phong kiến; mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này mới chỉ thực hiện được nhiệm vụ giải phóng lục địa, chưa nắm được quyền kiểm soát với đảo Đài Loan. Đến năm 1997 và 1999, Trung Quốc mới thu hồi được chủ quyền đối với Hồng Công, Ma Cao