Trang chủ Lớp 10 Vật lý Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 18. Lực ma sát có đáp án

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 18. Lực ma sát có đáp án

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 18. Lực ma sát có đáp án

  • 261 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Khi ôtô chuyển động thẳng đều thì

Xem đáp án

Đáp án đúng: C

Các lực tác dụng lên xe ôtô bao gồm: trọng lực, phản lực, lực kéo của động cơ, lực ma sát với đường, lực cản của không khí. Xe chuyển động thẳng đều khi các lực tác dụng vào xe cân bằng nhau.


Câu 2:

18/07/2024

Một vật trượt có ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng lên 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ

Xem đáp án

Đáp án đúng: D

Lực ma sát \({F_{mst}} = {\mu _t}.N\), không phụ thuộc vào vận tốc của vật.


Câu 3:

17/07/2024

Một vật lúc đầu nằm yên trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động được một đoạn sau đó chuyển động chậm dần vì

Xem đáp án

Đáp án đúng: D

Lực ma sát gây cản trở chuyển động của vật, làm cho vật chuyển động chậm dần.


Câu 4:

23/07/2024

Chọn biểu thức đúng về lực ma sát trượt?

Xem đáp án

Đáp án đúng: C

\(\mathop {{F_{mst}}}\limits^{} = {\mu _t}\mathop N\limits^{} \) trong đó \({\mu _t}\)là hệ số ma sát trượt, N áp lực lên bề mặt.


Câu 5:

23/07/2024

Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng: A

Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật


Câu 6:

21/07/2024

Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực có phương ngang với độ lớn 300 N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ

Xem đáp án

Đáp án đúng: C

Do vật chuyển động thẳng đều, lực ma sát trượt cân bằng với lực đẩy \( \to {F_{mst}} = {F_d} = 300N\)


Câu 7:

17/07/2024

Một vật trượt được một quãng đường s = 48 m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng 0,06 lần trọng lượng của vật và g =10 m/s2. Cho chuyển động của vật là chuyển động thẳng chậm dần đều. Vận tốc ban đầu của vật

Xem đáp án

Đáp án đúng: A

Một vật trượt được một quãng đường s = 48 m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng 0,06 lần trọng lượng của vật và g =10 m/s2. Cho chuyển động của vật là chuyển động thẳng chậm dần đều. Vận (ảnh 1)

Áp dụng biểu thức của định luật II Newton:

\(\overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow a \) (*)

Chọn hệ trục xOy như hình vẽ, chiếu (*) lên trục Ox:

\( - {F_{mst}} = ma\) (1)

\( \Rightarrow \)\( - 0,06mg = ma\)\( \Rightarrow \)\(a = - 0,06g = - 0,6m/{s^2}\)

Áp dụng công thức liên hệ giữa v, a, s:

\({v^2} - v_0^2 = 2as\)\( \Rightarrow \)\({v_0} = \sqrt { - 2as} = \sqrt {2.0,6.48} = 7,589m/s\)


Câu 8:

16/07/2024

 Trong cuộc sống, có những tình huống lực ma sát có lợi nhưng có những tình huống lực ma sát có hại. Tình huống nào lực ma sát xuất hiện có hại?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

A. viết bảng – lực ma sát nghỉ giữa phấn (hoặc bút) và mặt bảng giúp cho việc viết bảng dễ dàng hơn, phấn bám được trên bảng.

B. đi bộ trên đường nhựa – lực ma sát nghỉ giữa chân và mặt đất giúp cho con người đi lại được.

C. đi trên đường đất trời mưa – lực ma sát trượt xuất hiện làm cho việc đi lại khó khăn.

D. thêm ổ bi vào các trục quay – lực ma sát lăn xuất hiện giúp cho ổ trục quay dễ dàng hơn.


Câu 9:

16/07/2024

Một vật có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát của xe và mặt đường là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực ma sát là?

Xem đáp án

Đáp án đúng: B

Xe chuyển động trên đường nằm ngang nên \(N = P = mg = 5000.10 = 50000N\)

\( \Rightarrow {F_{mst}} = {\mu _t}N = 0,2.50000 = 10000N\)


Câu 10:

23/07/2024

Một ô tô đang chuyển động trên đường thẳng ngang với vận tốc 54 km/h thì tắt máy. Biết hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là μ = 0,01. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian từ lúc tắt xe máy đến lúc dừng lại là

Xem đáp án

Đáp án đúng: D

Đổi \({v_0} = 54\,km/h = 15m/s\).

Xe chuyển động trên đường nằm ngang \(N = P = mg\)

\( \Rightarrow {F_{mst}} = {\mu _t}N = 0,01.mg\)

Áp dụng định luật II Newton \(\overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow a \)

Chọn chiều dương theo chiều chuyển động:

\( - {F_{mst}} = ma\)\( \Rightarrow a = \frac{{ - {F_{mst}}}}{m} = \frac{{ - 0,01.mg}}{m} = - 0,01g = 0,1m/{s^2}\)

Thời gian xe đi từ lúc tắt máy cho đến khi dừng lại là: \(t = \frac{{v - {v_0}}}{a} = \frac{{0 - 15}}{{ - 0,1}} = 150\,s\)


Bắt đầu thi ngay