Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 10. Sự rơi tự do có đáp án
Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 10. Sự rơi tự do có đáp án
-
477 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Chuyển động dưới đây được coi là sự rơi tự do nếu được thả rơi ?
Đáp án đúng là: D
Trọng lượng của mẩu phấn lớn hơn nhiều so với sức cản của không khí tác dụng lên nó, do đó ta bỏ qua sức cản của không khí, coi như mẩu phấn chỉ rơi dưới tác dụng của trọng lực và coi sự rơi của mẩu phấn là rơi tự do.
Câu 2:
21/07/2024Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật?
Đáp án đúng là: D
Chuyển động rơi tự do có đặc điểm :
Chuyển động theo phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới.
Chuyển động rơi tư do là chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu theo phương ngang bằng 0.
Ở cùng một nơi trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật rơi tự do đều có cùng một gia tốc g, thường lấy \[g = 9,8m/{s^2}\] hoặc \[g = 10m/{s^2}\]
Câu 3:
16/07/2024Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
Đáp án đúng là: B
A- Sai vì: Khi đã buông dù, lực cản của không khí rất lớn tác dụng vào vận động viên.
B- Đúng vì: lực cản của không khí tác dụng vào quả táo không đáng kể nên coi là rơi tự do.
C- Sai vì: lực cản của không khí tác dụng vào chiếc lá đáng kể nên không thể coi là rơi tự do.
D- Sai vì: Thang máy còn chịu thêm tác dụng của lực căng của dây treo nên không coi là rơi tự do.
Câu 4:
17/07/2024Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao h xuống đất, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Công thức tính độ lớn v của vật khi chạm đất là:
Đáp án đúng là: B
Áp dụng công thức tính vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều\[v = {v_0} + a.t\] với vận tốc ban đầu v0 = 0 và a = g.
Thời gian kể từ lúc bắt đầu rơi đến khi chạm đất là: \[t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \]
Thay vào biểu thức \[v = {v_0} + a.t = g.\sqrt {\frac{{2h}}{g}} = \sqrt {2gh} \]
Câu 5:
22/07/2024Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ đỉnh tháp với gia tốc \[g = 10m/{s^2}\], sau 3s thì chạm đất. Chiều cao của tháp là?
Đáp án đúng là: C
Áp dụng công thức tính quãng đường đi được trong rơi tự do \[s = \frac{1}{2}g{t^2}\]
\[h = s = \frac{1}{2}g{t^2} = 0,{5.10.3^2} = 45m\]
Câu 6:
23/07/2024Một vật rơi tự do, trong 4 s cuối cùng rơi được 320 m. Tính thời gian rơi của vật. Lấy \[g = 10m/{s^2}\]
Đáp án đúng là: B
Gọi:
Thời gian rơi cả quãng đường là t.
- Quãng đường rơi trong khoảng thời gian t: \[{\rm{s}} = \;\frac{1}{2}g{t^2}\]
- Quãng đường vật rơi được trong khoảng thời gian (t – 4 ): \[s' = \frac{1}{2}g{\left( {t - 4} \right)^2}\]
Ta có: \[h - \;h' = 320\]\[ \Rightarrow \]\[\frac{1}{2}g{t^2} - \frac{1}{2}g{\left( {t - 4} \right)^2} = 320\]
Suy ra t = 10 s.
Câu 7:
21/07/2024Một vật rơi tự do từ độ cao h, \[g = 10m/{s^2}\]. Tính thời gian rơi biết quãng đường vật rơi được trong 7 s cuối cùng là 385 m.
Đáp án đúng là: D
\[\Delta {s_1}\] là quãng đường vật rơi được trong 7 s cuối cùng.
\[{s_t}\] là quãng đường vật rơi trong thời gian t.
\[{s_{\left( {t - 7} \right)}}\] là quãng đường vật rơi được trong thời gian (t - 7) s đầu.
\[\Delta s = {s_t} - {s_{\left( {t - 7} \right)}}\]
\[ \Rightarrow 385 = \frac{1}{2}.g.{t^2} - \frac{1}{2}.g.{\left( {t - 7} \right)^2}\]
\[ \Rightarrow t = 9\,s\].
Câu 8:
22/07/2024Tính đường đi của một vật rơi tự do trong giây thứ 4 kể từ lúc thả. Lấy \[g = 10m/{s^2}\]
Đáp án đúng là: A
Quãng đường vật rơi tự do trong giây thứ 4 bằng quãng đường rơi trong 4s trừ đi quãng đường rơi trong 3 s.
\[ \Rightarrow h = {h_4} - {h_3} = \frac{1}{2}g\left( {{4^2} - {3^2}} \right) = 35\,m\].
Câu 9:
16/07/2024Một vật rơi tự do từ độ cao h trong thời gian 10 s. Hãy tính thời gian vật rơi trong 95 m cuối cùng. Lấy \[g = 10m/{s^2}\]
Đáp án đúng là: C
Độ cao: \[h = \frac{1}{2}.g.{t^2} = \frac{1}{2}{.10.10^2} = 500\,m\].
Thời gian vật rơi trong 405 m đầu: \[{t_1} = \sqrt {\frac{{2{h_1}}}{g}} = \sqrt {\frac{{2.405}}{{10}}} = 9\,s\]
Thời gian rơi trong 95 m cuối cùng: \[{t_2} = t - {t_1} = 10 - 9 = 1\](s)
Với\[{t_1}\] là thời gian rơi trong 405 m đầu tiên, \[{t_2}\]là thời gian rơi trong 95 m cuối cùng.
Câu 10:
16/07/2024Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 5 m xuống đất. Tính độ lớn của vận tốc khi vật chạm đất. Lấy g = 10 m/s2.
Đáp án đúng là: C
Độ lớn vận tốc khi vật chạm đất: \[v = \sqrt {2gh} = \sqrt {2.10.5} = 10\,m/s\]
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 10. Sự rơi tự do có đáp án (476 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được có đáp án (1690 lượt thi)
- Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 5. Tốc độ và vận tốc có đáp án (1013 lượt thi)
- Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian có đáp án (659 lượt thi)
- Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 9. Chuyển động thẳng biến đổi đều có đáp án (652 lượt thi)
- Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 12. Chuyển động ném có đáp án (586 lượt thi)
- Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 8: Chuyển động biến đổi. Gia tốc có đáp án (464 lượt thi)