Trang chủ Lớp 12 Sinh học Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 43 (có đáp án): Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 43 (có đáp án): Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 43 (có đáp án): Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

  • 2499 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

12/07/2024

Chuỗi thức ăn là ?

Xem đáp án

Đáp án:

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

12/07/2024

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án:

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 3:

19/07/2024

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật ?

Xem đáp án

Đáp án: B

 


Câu 4:

29/08/2024

Ý nào dưới đây mô tả về chuỗi thức ăn là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là D:

- Có những chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải (sinh vật ăn mùn bã hữu cơ).

Ví dụ : giun → gà rừng → báo

→ Phát biểu D không đúng.

→ Chọn D.

- Các ý còn lại đều mô tả đúng về chuỗi thức ăn.

→ Loại A, B, C.

* Tìm hiểu "Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái"

- Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái gồm trao đổi vật chất giữa quần xã với sinh cảnh và trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã.

- Trao đổi vật chất trong quần xã là quá trình lưu chuyển vật chất giữa các loài trong quần xã, quá trình này phụ thuộc chủ yếu vào mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác, bản chất là mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài.

- Trao đổi vật chất trong quần xã được thể hiện qua cấu trúc của chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng.

1. Chuỗi thức ăn

- Chuỗi thức ăn là một dãy các loài có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau. Các loài trong chuỗi thức ăn sắp xếp tương tự như một chuỗi xích, trong đó mỗi loài là một mắt xích. Mỗi mắt xích trong chuỗi thức ăn tiêu thụ mắt xích trước đó và bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

- Có hai loại chuỗi thức ăn: loại khởi đầu bằng sinh vật sản xuất và loại khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ (H 29.2).

+ Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất có mắt xích thứ nhất là sinh vật tự dưỡng, mắt xích thứ hai là động vật ăn thực vật (sinh vật tiêu thụ bậc 1), mắt xích thứ ba là động vật ăn thịt (sinh vật tiêu thụ bậc 2),...

+ Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ, mắt xích thứ nhất là sinh vật ăn mùn bã hữu cơ (giun đất, bọ đất, trai, sò,...), các mắt xích tiếp theo tuần tự là sinh vật tiêu thụ các cấp.

- Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất có vai trò chính trong chuyển hoá vật chất và năng lượng của quần xã. Chất hữu cơ thải ra từ chuỗi thức ăn này là nguồn cung cấp vật chất chủ yếu cho chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.

Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng? 	A. Lưới thức ăn của (ảnh 1)

2. Lưới thức ăn

- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn được kết nối với nhau bằng những mắt xích chung (H 29.3).

- Trong một lưới thức ăn, mắt xích chung là loài tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn, có thể tiêu thụ nhiều mắt xích và có thể bị nhiều mắt xích tiêu thụ.

- Quần xã có số loài càng lớn thì lưới thức ăn càng phức tạp và cấu trúc quần xã càng ổn định.

Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng? 	A. Lưới thức ăn của (ảnh 1)

3. Bậc dinh dưỡng

- Bậc dinh dưỡng của một loài là vị trí của loài đó trong chuỗi thức ăn.

+ Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm các loài sinh vật sản xuất

+ Bậc dinh dưỡng cấp 2 là các loài sinh vật tiêu thụ bậc 1

+ Bậc dinh dưỡng cấp 3 gồm các loài sinh vật tiêu thụ bậc 2,...

- Bậc dinh dưỡng của một loài cho biết mối tương quan về năng lượng của loài đó so với các loài khác trong toàn bộ chuỗi thức ăn.

- Trong một lưới thức ăn, có nhiều loài cùng bậc dinh dưỡng và một loài có thể nằm ở hai bậc dinh dưỡng khác nhau.

- Việc phân chia các loài trong lưới thức ăn thành các nhóm có cùng bậc dinh dưỡng nhằm mục đích định lượng quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong quần xã.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Giải SGK Sinh học 12 Bài 29: Trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái


Câu 6:

19/07/2024

Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án:

Kết luận đúng là : C

A sai, bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất (thực vật)

B sai, động vật ăn cỏ luôn là bậc dinh dưỡng cấp 2

D sai bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là sinh vật cuối chuỗi thức ăn dài nhất

Đáp án cần chọn là: C


Câu 7:

18/07/2024

Trong chuỗi thức ăn sau cỏ → dê→hổ→ vi sinh vật, hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?

Xem đáp án

Đáp án:

Chuỗi thức ăn: cỏ → dê → hổ → vi sinh vật, hổ được xếp là sinh vật tiêu thụ bậc 2.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 8:

18/07/2024

Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô là

Xem đáp án

Đáp án:

Cá rô là SVTT bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3

Đáp án cần chọn là: D


Câu 9:

20/07/2024

Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Diều hâu. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây:

Xem đáp án

Đáp án:

Tiêu diệt bớt diều hâu → số lượng rắn hổ mang tăng → số chuột đồng giảm do bị rắn ăn thịt nhiều hơn

Đáp án cần chọn là: C


Câu 12:

19/07/2024

Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, G, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này, kết luận nào đúng?

Xem đáp án

Xét các phương án:

A. Các loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 là: H, G, E → A đúng.

B. Loài C tham gia vào các chuỗi thức ăn: A→C→H; A→D→G→H; A→C→E→H ; A→C→G→H, A→D→C→G→H; A→D→C→H. → B sai.

C. Sai, loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn, loài E tham gia vào 2 chuỗi thức ăn.

D. Sai, có 8 chuỗi thức ăn.

 

Đáp án cần chọn là: A


Câu 13:

21/07/2024

Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến E. Trong đó: A = 500kg, B = 600kg, C = 5000kg, D = 50 kg, E= 5kg. Chuỗi thức ăn nào sau đây có thể xảy ra?

Xem đáp án

Đáp án:

Do năng lượng di chuyển trong hệ sinh thái thành dòng, qua các bậc dinh dưỡng, năng lượng phần lớn bị thất thoát, chỉ còn khoảng 10% năng lượng được chuyển lên bậc dinh dưỡng trên

→ bậc dinh dưỡng càng cao, tích lũy năng lượng và sinh khối càng thấp và chênh lệch giữa 2 bậc dinh dưỡng tương đối lớn (bậc dinh dưỡng dưới có sinh khối lớn gấp khoảng 10 lần bậc dinh dưỡng trên)

Vậy chuỗi thức ăn có thể xảy ra là: C → A → D → E

Đáp án cần chọn là: D


Câu 14:

12/07/2024

Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến E. Trong đó: A = 500kg, B = 600kg, C = 5000kg, D = 50 kg, E= 5kg. Chuỗi thức ăn nào sau đây không thể xảy ra?

Xem đáp án

Đáp án:

Do năng lượng di chuyển trong hệ sinh thái thành dòng, qua các bậc dinh dưỡng, năng lượng phần lớn bị thất thoát, chỉ còn khoảng 10% năng lượng được chuyển lên bậc dinh dưỡng trên

→ bậc dinh dưỡng càng cao, tích lũy năng lượng và sinh khối càng thấp và chênh lệch giữa 2 bậc dinh dưỡng tương đối lớn (bậc dinh dưỡng dưới có sinh khối lớn gấp khoảng 10 lần bậc dinh dưỡng trên)

Vậy chuỗi thức ăn có thể xảy ra là: C → A → D → E; C → B → D → E; C → B → D

Không thể xảy ra C → A → B → D.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 15:

12/07/2024

Trong hồ thủy triều, 15 loài động vật không xương sống đã giảm xuống còn 8 loài sau khi một loài đã được loại bỏ. Loài được loại bỏ có thể là:

Xem đáp án

Đáp án:

Sau khi loại bỏ loài X này, số lượng loài trong quần thể giảm xuống còn một nửa

→ Loài này là loài chủ chốt, có thể là 1 mắt xích quan trọng trong lưới thức ăn, dẫn đến việc loại bỏ loài này khiến cho rất nhiều loài khác bị tiêu diệt

Đáp án cần chọn là: B


Câu 16:

12/07/2024

Trong hồ thủy triều, có 15 loài động vật không xương sống, sau khi một loài đã được loại bỏ, các loài còn lại phát triển mạnh mẽ. Loài được loại bỏ có thể là:

Xem đáp án

Đáp án:

Sau khi loại bỏ loài X này, số lượng loài trong quần thể đã phát triển mạnh mẽ hơn.→ Loài này là mầm bệnh, là 1 mắt xích tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của các quần thể khác, dẫn đến việc loại bỏ loài này khiến cho rất nhiều loài khác phát triển mạnh mẽ hơn.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 17:

12/07/2024

Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm sinh vật sau đây:

Xem đáp án

Đáp án:

Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm sinh vật Động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và động vật ăn thịt.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 18:

22/07/2024

Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa -> châu chấu-> nhái -> gà -> cáo. Tiêu diệt mắt xích nào trong các mắt xích sau sẽ gây hậu quả lớn nhất?

Xem đáp án

Đáp án:

Sinh vật càng ở đầu chuỗi thức ăn, mất đi càng gây hậu quả lớn.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 19:

21/07/2024

Trong hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng nào sau đây dễ bị tuyệt chủng hơn các bậc dinh dưỡng còn lại?

Xem đáp án

Đáp án:

Bậc dinh dưỡng cao nhất dễ bị tuyệt chủng nhất vì ít năng lượng nhất.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 20:

22/07/2024

Trong lưới thức ăn của một hệ sinh thái mà chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích, bậc dinh dưỡng có ít loài nhất là.

Xem đáp án

Đáp án:

Bậc dinh dưỡng có ít loài nhất là bậc dinh dưỡng đứng ở cuối mắt xích – bậc dinh dưỡng thứ năm.

Càng lên cao thì tổng số năng lượng cung cấp cho bậc dinh dưỡng cao càng giảm đi  → số lượng loài trong bậc dinh dưỡng đó cũng giảm.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 21:

21/07/2024

Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được:

Xem đáp án

Đáp án:

Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.→ Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được khối lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng

Đáp án cần chọn là: D


Câu 22:

17/07/2024

Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án:

Phát biểu không đúng là D: Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước có sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất giúp cho tháp sinh khối cân đối ở dạng chuẩn.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 23:

16/07/2024

Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp sinh khối có lượng năng lượng cao nhất cho con người (sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau)?

Xem đáp án

Đáp án:

Trong một chuỗi thức ăn thì càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì tiêu tốn năng lượng qua các bậc dinh dưỡng càng cao .

Nếu một chuỗi thức ăn có thực vật là sinh vật sản xuất và con người là sinh vật tiêu thụ cao nhất thì chuỗi thức ăn nào ngắn nhất thì con người sẽ nhận được mức năng lượng cao nhất

Đáp án cần chọn là: B


Câu 24:

12/07/2024

Ở bậc dinh dưỡng nào con người có thể nhận được sản lượng sinh vật thứ cấp cao?

Xem đáp án

Đáp án:

Con người có thể nhận được sản lượng sinh vật thứ cấp cao ở những bậc dinh dưỡng của động vật ở bậc dinh dưỡng gần với sinh vật sản xuất.

Vì càng lên bậc dinh dưỡng cao, sự tích lũy sinh khối trong bậc dinh dưỡng càng giảm

Đáp án cần chọn là: D


Câu 25:

22/07/2024

Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất?

Xem đáp án

Đáp án:

Người ở chuỗi thức ăn C có bậc dinh dưỡng là 5, nồng độ chất độc sẽ cao nhất ( tích tụ sinh học và khuếch đại sinh học)

Đáp án cần chọn là: C


Câu 26:

21/07/2024

Trong một chuỗi thức ăn, loài nào sau đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi quần thể thực vật trong quần xã bị nhiễm thuốc trừ sâu? Biết rằng loại thuốc trừ sâu đó khó phân giải và liều thuốc không đủ để gây ngộ độc cấp tính.

Xem đáp án

Đáp án:

Loài bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi môi trường bị ô nhiễm là loài sinh vật ở bậc tiêu thụ cao nhất, do các chất độc được tích tụ nhiều từ các bậc dinh dưỡng trước.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 27:

21/07/2024

Chiều dài của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không kéo dài quá 6 mắt xích. Giải thích nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án:

Vì phần lớn năng lượng bị thất thoát qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải ở mỗi bậc dinh dưỡng nên trong chuỗi thức ăn (hoặc bậc dinh dưỡng) càng lên cao năng lượng tích luỹ càng ít dần và đến mức nào đó không còn đủ duy trì của một mắt xích (của một bậc dinh dưỡng).

Khi một mắt xích (thực chất là một loài, hoặc nhóm cá thể cùa một loài) có số lượng cá thể quá ít (nhỏ hơn kích thước tối thiểu của quần thể) sẽ không thể tồn tại.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 28:

19/07/2024

Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài (quá 6 bậc dinh dưỡng)?

Xem đáp án

Đáp án:

Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài (quá 6 bậc dinh dưỡng) vì hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh thường trong hệ sinh thái là rất thấp (tiêu hao qua hô hấp, rơi rụng) nên sinh vật ở bậc dinh dưỡng thứ 5 không đủ năng lượng cung cấp cho sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn  

Đáp án cần chọn là: A


Câu 29:

20/07/2024

Có một loài sâu đục thân gây bệnh ở cây ngô phát tán trong vùng sản xuất nông nghiệp trồng chủ yếu hai giống ngô Bt+ và S. Giống Bt+ mang gen Bt có khả năng kháng sâu, còn giống S thì không. Loài sâu này là thức ăn chính của một loài chim trong vùng. Giả sử loài chim này bị tiêu diệt một cách đột ngột bởi hoạt động săn, bắn. Hậu quả nào sau đây có xu hướng xảy ra sớm nhất?

Xem đáp án

Đáp án:

Nếu chim ăn sâu bị tiêu diệt, lượng sâu tăng đôt biến, hậu quả những cây ngô S không kháng sâu bị chết nhiều hơn.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 30:

23/07/2024

Có một loài sâu đục thân gây bệnh ở cây ngô phát tán trong vùng sản xuất nông nghiệp. Loài sâu này là thức ăn chính của một loài chim trong vùng. Hậu quả nào sau đây sẽ xảy ra nếu loài chim này bị săn bắn với số lượng lớn?

Xem đáp án

Đáp án:

Nếu chim ăn sâu bị tiêu diệt, lượng sâu tăng đôt biến, hậu quả những cây ngô S không kháng sâu bị chết nhiều hơn.

Đáp án cần chọn là: B


Bắt đầu thi ngay