Trang chủ Lớp 10 Địa lý Trắc nghiệm Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ có đáp án

Trắc nghiệm Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ có đáp án

Trắc nghiệm Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ có đáp án

  • 417 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

24/09/2024
Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng phương pháp
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…

- Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu (cụ thể là dạng kí hiệu dạng hình học).

D đúng 

- A sai vì nó thường được sử dụng để đánh giá hoặc xếp hạng mà không cung cấp thông tin trực quan về vị trí và quy mô của các trung tâm công nghiệp. Thay vào đó, các ký hiệu đồ họa hoặc biểu tượng rõ ràng hơn giúp người xem nhanh chóng nhận diện và phân tích thông tin liên quan đến công nghiệp.

- B sai vì nó chủ yếu thể hiện hướng di chuyển hoặc luồng hàng hóa, không tập trung vào vị trí cố định của các trung tâm công nghiệp. Thay vào đó, các ký hiệu hoặc biểu tượng cụ thể giúp nhận diện và phân tích rõ ràng các trung tâm công nghiệp hơn.

- C sai vì chúng thường thể hiện dữ liệu tổng quan hoặc tóm tắt thông tin mà không tập trung vào vị trí cụ thể của các trung tâm công nghiệp. Các phương pháp khác như ký hiệu hoặc biểu tượng cung cấp cách thể hiện chính xác và chi tiết hơn về sự phân bố và hoạt động của các trung tâm này.

Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng phương pháp ký hiệu để giúp việc quản lý, phân tích và lập bản đồ trở nên dễ dàng hơn. Phương pháp này sử dụng các biểu tượng hoặc ký hiệu đồ họa để đại diện cho các loại hình công nghiệp khác nhau, giúp người xem nhanh chóng nhận diện và hiểu được thông tin mà không cần phải đọc nhiều chữ.

Ký hiệu công nghiệp có thể bao gồm hình ảnh hoặc biểu tượng đơn giản, như hình tròn, hình vuông, hoặc hình tam giác, mỗi hình dạng tương ứng với một loại công nghiệp nhất định, ví dụ như sản xuất, chế biến thực phẩm, hoặc công nghiệp nặng. Bằng cách này, các nhà hoạch định chính sách và nghiên cứu có thể dễ dàng xác định các khu vực tập trung công nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định về đầu tư, phát triển hạ tầng, hoặc quy hoạch đô thị.

Hơn nữa, việc sử dụng ký hiệu còn giúp tạo ra các bản đồ thể hiện mật độ công nghiệp trong một khu vực, giúp nhận diện các vùng có tiềm năng phát triển hoặc những khu vực cần cải thiện cơ sở hạ tầng công nghiệp. Việc biểu diễn bằng phương pháp ký hiệu cũng hỗ trợ trong việc truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và trực quan đến cộng đồng và các bên liên quan.


Câu 2:

22/07/2024
Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đối tượng địa lí) bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ.

- Ví dụ: giá trị xuất nhập khẩu của các quốc gia, số dân của một tỉnh, sản lượng lúa của các tỉnh trong một quốc gia, diện tích và sản lượng cây trồng, cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ,…


Câu 3:

21/07/2024
Đối tượng nào sau đây được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư, hải cảng,…

- Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,…


Câu 4:

23/07/2024

Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đối tượng địa lí) bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ.

- Ví dụ: giá trị xuất nhập khẩu của các quốc gia, số dân của một tỉnh, sản lượng lúa của các tỉnh trong một quốc gia, diện tích và sản lượng cây trồng, cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ,…

-> Phương pháp bản đồ - biểu đồ thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian.


Câu 5:

27/09/2024
Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các kí hiệu được đặt vào đúng vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. Có ba dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu (dạng chữ, dạng tượng hình và dạng hình học).

C đúng 

- A, B, D sai vì chúng đều sử dụng các biểu tượng có quy ước rõ ràng để truyền tải thông tin cụ thể và dễ hiểu. Các ký hiệu này thường được áp dụng trong các lĩnh vực như bản đồ, sơ đồ hoặc tài liệu văn bản, giúp người sử dụng dễ dàng nhận diện và giải mã ý nghĩa mà không cần phải diễn giải phức tạp.

Dạng ký hiệu điểm không thuộc phương pháp ký hiệu vì nó không tuân theo quy tắc hoặc tiêu chuẩn quy định nào để thể hiện thông tin. Ký hiệu thường sử dụng các biểu tượng hoặc hình ảnh để truyền tải ý nghĩa, trong khi dạng điểm chỉ đơn thuần là một dấu hiệu, không có giá trị biểu thị cụ thể nào.

Phương pháp ký hiệu thường có các quy tắc rõ ràng, giúp người sử dụng hiểu và giải mã thông tin một cách hiệu quả. Ví dụ, trong bản đồ, các ký hiệu như hình vuông, hình tròn, hay mũi tên có nghĩa cụ thể và được sử dụng nhất quán để thể hiện các yếu tố khác nhau của không gian địa lý. Ngược lại, dạng điểm có thể là một ký hiệu đơn giản mà không cung cấp thông tin bổ sung, do đó không đáp ứng được yêu cầu của một phương pháp ký hiệu chính thức.

Tóm lại, để được coi là một phương pháp ký hiệu, biểu tượng cần có sự thống nhất và quy tắc nhất định, trong khi dạng điểm không đáp ứng được điều đó.


Câu 6:

21/07/2024
Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đặc điểm và ý nghĩa của phương pháp kí hiệu:

- Xác định vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…

- Biểu hiện số lượng, quy mô và chất lượng của đối tượng địa lí. Có ba dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu.


Câu 7:

23/07/2024
Sự phân bố các cơ sở chăn nuôi thường được biểu hiện bằng phương pháp
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng, đối tượng địa lí phân bố phân tán nhỏ lẻ trong không gian. Mỗi chấm điểm tương ứng với một số lượng hoặc giá trị của đối tượng nhất định. Ví dụ: phân bố dân cư, phân bố các điểm chăn nuôi,…


Câu 8:

24/10/2024

Các tuyến giao thông đường biển thường được biểu hiện bằng phương pháp

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư, các tuyến giao thông đường biển,…

B sai vì phương pháp chấm điểm là thể hiện đối tượng phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ

C sai vì phương pháp kí hiệu là thể hiện đối tượng phân bố theo điểm, hay đối tượng tập trung trên diện tích nhỏ

D sai vì phương pháp biểu đồ thể hiện giá trị của đối tượng theo từng lãnh thổ, thường dùng trong bản đồ kinh tế

=> B, C, D sai

*Tìm hiểu thêm: "Phương pháp khoanh vùng"

- Đối tượng thể hiện: Thể hiện đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp, mà chỉ có ở từng vùng nhất định

- Hình thức thể hiện: Dùng các đường nét liền, nét đứt, hoặc viết tên đối tượng vào vùng đó

- Khả năng thể hiện: Thể hiện sự phân bố của đối tượng

Ngoài ra còn có các phương pháp thể hiện khác như: phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp nền chất lượng, phương pháp bản đồ mật độ…

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

 


Câu 9:

21/07/2024

Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…


Câu 10:

21/07/2024

Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các tỉnh Việt Nam trong cùng một thời gian, thường được thể hiện bằng phương pháp

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đối tượng địa lí) bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ.

- Ví dụ: giá trị xuất nhập khẩu của các quốc gia, số dân của một tỉnh, sản lượng lúa của các tỉnh trong một quốc gia, diện tích và sản lượng cây trồng, cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ,…

-> Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các tỉnh Việt Nam trong cùng một thời gian, thường được thể hiện bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ.


Câu 11:

09/10/2024
Diện tích cây trồng thường được biểu hiện bằng phương pháp
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng, đối tượng địa lí phân bố phân tán nhỏ lẻ trong không gian. Mỗi chấm điểm tương ứng với một số lượng hoặc giá trị của đối tượng nhất định. 

*Tìm hiểu thêm: "PHƯƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM"

- Phương pháp chấm điểm biểu hiện các đối tượng phân bố không đều trong không gian như: các điểm dân cư, cơ sở chăn nuôi,… bằng các điểm chấm có giá trị nhất định.

- Phương pháp chấm điểm thể hiện được giá trị, số lượng, mức độ phân bố,… của đối tượng địa lí.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

 


Câu 12:

21/07/2024
Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Phương pháp khoanh vùng thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định.

- Ví dụ: sự phân bố các kiểu rừng, các nhóm đất, các vùng chuyên canh cây trồng, đồng cỏ, vùng phân bố các dân tộc khác nhau,…

-> Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp khoanh vùng.


Câu 13:

28/10/2024

Để thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,…

-> Để thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp đường chuyển động.

=> A, C, D sai

*Tìm hiểu thêm: "Phương pháp đường chuyển động"

- Đối tượng thể hiện: Sự dịch chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên bản đồ

- Hình thức thể hiện: Các mũi tên

- Khả năng thể hiện: Hướng di chuyển của các đối tượng, số lượng, cấu trúc … thông qua màu sắc, độ rộng, hướng mũi tên

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

 


Câu 14:

23/07/2024

Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố) cho biết

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Phương pháp khoanh vùng thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định. Mỗi vùng phân bố được xác định bằng nền màu, nét chải hoặc kí hiệu đặc trưng cho đối tượng biểu hiện.

- Ví dụ: sự phân bố các kiểu rừng, các nhóm đất, các vùng chuyên canh cây trồng, đồng cỏ, vùng phân bố các dân tộc khác nhau,…

-> Để phân biệt vùng phân bố của một dân tộc nào đó xen kẽ với các dân tộc khác, thường dùng phương pháp khoanh vùng.


Câu 15:

28/09/2024

Để thể hiện vị trí tâm bão ở trên Biển Đông, thường dùng phương pháp

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…

-> Để thể hiện vị trí tâm bão ở trên Biển Đông, thường dùng phương pháp kí hiệu.

D đúng 

- A, B, C sai vì chúng không biểu diễn chính xác tọa độ và diễn biến của bão theo thời gian. Thay vào đó, phương pháp chấm điểm là phù hợp để xác định vị trí cụ thể của tâm bão.

*) Phương pháp kí hiệu 

Phương pháp kí hiệu biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể như các sân bay, các nhà máy điện, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các loại cây trồng…

- Thể hiện các đối tượng địa lí bằng cách đặt các kí hiệu chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

- Có ba dạng kí hiệu chính: khí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình

- Phương pháp kí hiệu còn biểu hiện vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng,… của đối tượng địa lí.

Lý thuyết Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)


Bắt đầu thi ngay