Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 25 (có đáp án): Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)
Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)
-
248 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Đáp án đúng là: A
Sau khi bị sa lầy ở Đà Nẵng, Pháp mở cuộc tấn công kéo vào Gia Định.
Câu 2:
17/07/2024Đáp án đúng là: D
Trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thể kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất là khởi nghĩa Hương Khê.
Câu 3:
19/07/2024Đáp án đúng là: A
Phan Bội Châu là người khởi xướng phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam theo hướng bạo động
Câu 4:
17/07/2024Đáp án đúng là: B
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nông dân Việt Nam cuối thể kỉ XIX là khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 5:
22/07/2024Đáp án đúng là: B
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế không nằm trong phong trào Cần vương
Câu 6:
23/07/2024Đáp án đúng là: A
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời giai cấp công nhân.
Câu 7:
17/07/2024Đáp án đúng là: C
Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở Đà Nẵng
Câu 8:
17/07/2024Đáp án đúng là: C
Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.
Câu 9:
20/07/2024Đáp án đúng là: A
Những chính sách của triều đình nhà Nguyễn vào giữa thế kỷ XIX đã làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy giảm.
Câu 10:
22/07/2024Đáp án đúng là: A
Duyên cớ để liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Việt Nam ngày 1-9-1858 là do triều đình nhà Nguyễn giam giữ và giết hại các giáo sĩ người Tây Ban Nha.
Câu 11:
23/07/2024Đáp án đúng là: B
Hiệp ước Pat-tơ-nốt (1884) là hiệp ước cuối cùng, đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Nguyễn trước thế lực xâm lăng, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập
Câu 12:
18/07/2024Đáp án đúng là: A
Phong trào Cần Vương là phong trảo yêu nước chống Pháp tiêu biểu đứng trên lập trường phong kiến, hướng tới xây dựng một nhà nước với vua hiền, tôi giỏi. Tuy nhiên sự thất bại của phong trào đã chứng tỏ sự bất lực của ngọn cờ phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc- độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến
Câu 13:
22/07/2024Đáp án đúng là: A
Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự, thực dân Pháp đã triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập đã dẫn tới những chuyển biến lớn về kinh tế- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX
Câu 14:
22/07/2024Đáp án đúng là: B
Nông dân Việt Nam tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và thống trị (từ năm 1858) trước hết vì độc lập dân tộc.
Câu 15:
22/07/2024Thực dân Pháp đã sử dụng thủ đoạn chủ yếu nào trong quá trình xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến 1884
Đáp án đúng là: B
Thực dân Pháp đã sử dụng chủ yếu thủ đoạn quân sự kết hợp chính trị trong quá trình xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến 1884
Câu 16:
19/07/2024Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX mang tính chất
Đáp án đúng là: A
Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX mang tính chất là xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 17:
22/07/2024Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là
Đáp án đúng là: A
Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.
Câu 18:
21/07/2024Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đã
Đáp án đúng là: A
Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đã tạo điều kiện cho sự hình thành khuynh hướng cứu nước mới.
A đúng
- B, C, D sai vì thực dân Pháp tập trung chủ yếu vào khai thác tài nguyên và mở rộng cơ sở hạ tầng để phục vụ lợi ích kinh tế của mình, không đặt nặng mục tiêu phát triển tầng lớp tư sản địa phương.
*) Những chuyển biến về kinh tế
a. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
- Năm 1897, sau khi cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.
- Thời gian: 1897 – 1914.
- Chính sách khai thác:
* Kinh tế:
+ Nông nghiệp: cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền.
+ Công nghiệp: tập trung vào việc khai mỏ; mở mang một số ngành công nghiệp.
+ Độc chiếm thị trường Việt Nam.
+ Phát triển giao thông vận tải nhằm phục vụ cho cuộc khai thác và mục đích quân sự.
* Chính trị: chia Việt Nam thành ba kì với ba chế độ cai trị khác nhau.
* Văn hóa: thực hiện chính sách văn hóa nô dịch, cổ súy cho các hủ tục, tệ nạn xã hội.
b. Chuyển biến về kinh tế
- Tác động tiêu cực:
+ Tài nguyên vơi cạn.
+ Nông nghiệp dẫm chân tại chỗ, không có sự phát triển.
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
+ Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.
- Tác động tích cực: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước đầu được du nhập vào Việt Nam, đưa tới sự chuyển biến cơ bản về bộ mặt kinh tế tại một số khu vực.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Có thể bạn quan tâm
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 23 (có đáp án): Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) (1187 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 22 (có đáp án): Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp (1067 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 24 (có đáp án): Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (525 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 22 (có đáp án): Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất (474 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 24 (có đáp án): Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) (451 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 23 (có đáp án): Phong trào yêu nước và cách mạnh Việt Nam từ đầu tk XX (435 lượt thi)