Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 20 (có đáp án): Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 20: Chiên sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
-
494 lượt thi
-
27 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Hiệp ước Giáp Tuất giữa nhà Nguyễn và thực dân Pháp được kí kết vào
Đáp án đúng là: D
Hiệp ước Giáp Tuất giữa nhà Nguyễn và thực dân Pháp được kí kết vào ngày 15/3/1874.
Câu 2:
19/07/2024Chỉ huy quân đội triều đình kháng chiến chống thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần hai (1882) là
Đáp án đúng là: B
Chỉ huy quân đội triều đình kháng chiến chống thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần hai (1882) là Tổng đốc Hoàng Diệu.
Câu 3:
20/07/2024Ngày 25/8/1883, triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp
Đáp án đúng là: C
Ngày 25/8/1883, triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp Hiệp ước Hácmăng.
Câu 4:
23/07/2024Chiến thắng tiêu biểu nhất của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bặc kì lần thứ nhất (1873) là
Đáp án đúng là: A
Chiến thắng tiêu biểu nhất của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bặc kì lần thứ nhất (1873) là chiến thắng Cầu Giấy.
Câu 5:
26/07/2024Hiệp ước nào xác nhận triều đình Huế đã chính thức thừa nhận sự bảo hộ của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam?
Đáp án đúng là: C
Với Hiệp ước Hácmăng, triều đình Huế đã chính thức thừa nhận sự bảo hộ của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam
Hiệp ước đánh dấu sự công nhận địa vị thống trị của thực dân Pháp tại Việt Nam, chủ quyền của triều đình Huế chuẩn bị mất vào tay thực dân Pháp, giai đoạn độc lập của triều đình phong kiến nhà Nguyễn sắp đến hồi kết thúc.
→ C đúng,A,B,D sai
Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884
1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.
- Lợi dụng triều đình lục đục khi vua Tự Đức mất, Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.
- Ngày 18/8/1883, Pháp đánh chiếm các pháo đài ở cửa Thuận An. Đến chiều tối 20/8/1883, toàn bộ cửa biển Thuận An lọt vào tay giặc.
2. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng.
- Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, triều Huế xin đình chiến, kí Hiệp ước Hác-măng (1883) với các nội dung chính như sau:
+ Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp. Nam Kì là thuộc địa từ năm 1874 nay mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận, Bắc Kì (bao gồm cả Thanh – Nghệ - Tĩnh) là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì. Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều do Pháp nắm giữ.
+ Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.
+ Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
- Sau hiệp ước Hác-măng, triều đình ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến nhưng những hoạt động chống Pháp ở Bắc Kì vẫn không chấm dứt.
- Ngày 6/6/1884, Pháp kí với triều Nguyễn hiệp ước Pa-tơ-nốt, căn bản dựa trên Hiệp ước Hác-măng nhưng sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến bán nước đầu hàng. => Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
Xem bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 6:
23/07/2024Triều đình Huế đã chính thức thừa nhận sự 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp thông qua
Đáp án đúng là: A
Triều đình Huế đã chính thức thừa nhận sự 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp thông qua Hiệp ước Giáp Tuất.
Câu 7:
21/07/2024Hiệp ước Quý Mùi (Hiệp ước Hác-măng) quy định triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất
Đáp án đúng là: C
Hiệp ước Quý Mùi (Hiệp ước Hác-măng) quy định triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì (SGK - Trang 123).
Câu 8:
20/07/2024Ngày 6/6/1884, triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp
Đáp án đúng là: D
Ngày 6/6/1884, triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp Hiệp ước Patơnốt.
Câu 9:
19/07/2024Tướng Pháp tử trận trong trận Cầu giấy lần thứ nhất (1873) là
Đáp án đúng là: A
Tướng Pháp tử trận trong trận Cầu giấy lần thứ nhất (1873) là Gác-ni-ê.
Câu 10:
18/07/2024Trước tình thế Thuận An bị quân Pháp đánh chiếm, triều đình Huế đã
Đáp án đúng là: C
Trước tình thế Thuận An bị quân Pháp đánh chiếm, triều đình Huế đã hoảng hốt xin đình chiến.
Câu 11:
22/07/2024Mục đích chính của thực dân Pháp khi tạo dựng lên “vụ Đuy-puy” (từ cuối năm 1872) ở Bắc Kì nhằm
Đáp án đúng là: C
Mục đích chính của thực dân Pháp khi tạo dựng lên “vụ Đuy-puy” (từ cuối năm 1872) ở Bắc Kì nhằm gây rối trật tự, lấy cớ giúp triều đình Huế ra Bắc Kì dẹp loạn rồi xâm lược.
Câu 12:
23/07/2024Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883) là gì?
Đáp án đúng là: B
Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883) là nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công.
Câu 13:
18/07/2024Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về phản ứng của nhân dân Việt Nam sau khi triều đình Huế kí với thực dân Pháp Hiệp ước Hácmăng (1883)?
Đáp án đúng là: B
- Phản ứng của nhân dân Việt Nam sau khi triều đình Huế kí với thực dân Pháp Hiệp ước Hácmăng:
+ Nhân dân cả nước phản ứng quyết liệt, chống lại lệnh bãi binh của triều đình.
+ Không tuân lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục đứng lên kháng chiến.
+ Nhiều quan lại ở các địa phương không về kinh thành, mộ binh khởi nghĩa.
Câu 14:
19/07/2024Cho các sự kiện:
1. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai.
2. Quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai.
3. Quân Pháp tỏa đi chiếm đóng các tỉnh Bắc Kì.
4. Quân Pháp kéo ra Bắc Kì lần thứ hai và gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội.
Sắp xếp sự kiện về quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 -1883)?
Đáp án đúng là: A
- Quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 -1883):
+ Quân Pháp kéo ra Bắc Kì lần thứ hai và gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội.
+ Quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai.
+ Quân Pháp tỏa đi chiếm đóng các tỉnh Bắc Kì.
+ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai.
Câu 15:
21/07/2024Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại chủ yếu là do
Đáp án đúng là: B
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại chủ yếu là do triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến.
Câu 16:
23/07/2024Ý nghĩa là chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất là
Đáp án đúng là: A
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc
Câu 17:
19/07/2024Cuối năm 1873, thực dân Pháp buộc phải tìm cách thương lượng với triều đình Huế vì
Đáp án đúng là: C
Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất Pháp đã tìm cách thương lượng với triều đình Huế và đi đến kí kết Hiệp ước Giáp Tuất 1874.
Câu 18:
23/07/2024Pháp đã lợi dụng cơ hội nào để đưa quân tấn công cửa Thuận An?
Đáp án đúng là: D
Nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục thực dân Pháp đem quân tấn công vào Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế
Câu 19:
19/07/2024Nguyên nhân nào khiến quân đội nhà Nguyễn nhanh chóng thất thủ tại Hà Nội trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp năm 1873?
Đáp án đúng là: A
- Do tương quan lực lượng chênh lệch theo hướng có lợi cho Pháp nên quân đội nhà Nguyễn nhanh chóng thất thủ tại Hà Nội trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp năm 1873
Câu 20:
21/07/2024Thực dân Pháp dựa vào lí do nào để đưa quân ra xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?
Đáp án đúng là: A
Lấy cớ giúp đỡ nhà Nguyễn giải quyết “vụ Đuy-puy” đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp đưa quân ra xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
Câu 21:
22/07/2024Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) đều là chiến công của lực lượng nào?
Đáp án đúng là: D
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) đều là chiến công của quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc kết hợp với quân của Hoàng Tá Viêm.
Câu 22:
21/07/2024Thực dân Pháp đã sử dụng phương thức chủ yếu nào trong quá trình xâm lược Việt Nam từ năm 1858 - 1884?
Đáp án đúng là: C
Thực dân Pháp đã sử dụng phương thức: Kết hợp tấn công quân sự với thủ đoạn chính trị - ngoại giao trong quá trình xâm lược Việt Nam
Câu 23:
18/07/2024Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu
Đáp án đúng là: D
Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam
Câu 24:
19/07/2024Ý nào không phản ánh đúng thủ đoạn của thực dân Pháp trong việc chuẩn bị kế hoạch tấn công Bắc Kì vào năm 1873?
Đáp án đúng là: D
- Thủ đoạn của thực dân Pháp trong việc chuẩn bị kế hoạch tấn công Bắc Kì vào năm 1873:
+ Phái gián điệp ra Bắc Kì để điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.
+ Lôi kéo một số tín đồ công giáo lầm lạc, kích động họ nổi dậy chống triều đình.
+ Hậu thuẫn cho Giăng Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.
Câu 25:
19/07/2024Điểm chung trong hai lần chiến thắng Cầu Giấy (1873 và 1883) của quân dân Việt Nam là
Đáp án đúng là: C
Điểm chung trong hai lần chiến thắng Cầu Giấy (1873 và 1883) của quân dân Việt Nam là có sự phối hợp chặt chẽ của quân đội Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
Câu 26:
18/07/2024Việc triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã ảnh hưởng gì đến cục diện kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam?
Đáp án đúng là: C
Việc triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã cứu nguy cho quân Pháp, gây bất lợi cho nhân dân kháng chiến.
Câu 27:
22/07/2024Hiệp ước đánh dấu mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập là
Đáp án đúng là: D
Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) đánh dấu mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 20 (có đáp án): Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (493 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 20 (có đáp án): Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ 1873-1884 (408 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21 (có đáp án): Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX (1297 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21 (có đáp án): Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam (698 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 19 (có đáp án): Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) (551 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 19 (có đáp án): Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (463 lượt thi)