Trang chủ Lớp 8 Khoa học tự nhiên Trắc nghiệm KHTN 8 KNTT Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Trắc nghiệm KHTN 8 KNTT Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Trắc nghiệm KHTN 8 KNTT Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

  • 190 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

21/07/2024

Để đánh giá mức độ diễn ra nhanh hay chậm của phản ứng hóa học người ta dùng khái niệm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Để đánh giá mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học, người ta dùng khái niệm tốc độ phản ứng.


Câu 2:

22/07/2024

Để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm, người ta cho đá vôi (rắn) phản ứng với dung dịch hydrochloric acid. Phản ứng xảy ra như sau:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2.

Biện pháp nào sau đây không làm phản ứng xảy ra nhanh hơn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích:

Đập nhỏ đá vôi → tăng diện tích tiếp xúc → tăng tốc độ phản ứng.

Tăng nhiệt độ phản ứng → tăng tốc độ phản ứng.

Dùng HCl nồng độ cao hơn → tăng nồng độ chất tham gia → tăng tốc độ phản ứng.


Câu 3:

19/07/2024

Than cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí. Yếu tố đã làm tăng tốc độ của phản ứng này là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nồng độ khí oxygen trong không khí là nhỏ hơn nồng độ oxygen trong bình chứa oxygen.


Câu 4:

21/07/2024

Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về chất xúc tác?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn được giữ nguyên về khối lượng và tính chất hóa học.


Câu 5:

17/11/2024

Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố thời gian phản ứng.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: diện tích bề mặt, nồng độ, nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác.

⟶ thời gian xảy ra phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

→ D đúng.A,B,C sai.

* Mở rộng:

Khái niệm tốc độ phản ứng

- Khái niệm tốc độ phản ứng: Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hoá học.

- So sánh tốc độ của một số phản ứng: Các phản ứng đốt cháy (cồn, than, củi, giấy...) xảy ra ngay lập tức, kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng, biến đổi rất nhanh thành khí carbon dioxide và hơi nước. 

- Dây thép, cửa sắt (chứa sắt) sau một thời gian có thể xuất hiện lớp gỉ màu nâu, xốp. Phản ứng của sắt với oxygen trong không khí ẩm xảy ra với tốc độ chậm hơn. 

→Ta nói rằng, các phản ứng đốt cháy xảy ra với tốc độ rất nhanh, trong khi phản ứng sắt bị gỉ xảy ra chậm hơn.

II. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

- Nhiệt độ, nồng độ và diện tích bề mặt tiếp xúc của chất tham gia phản ứng ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

- Việc quan sát tốc độ thoát khí hoặc tốc độ xuất hiện chất kết tủa có thể dùng để so sánh tốc độ của phản ứng.

- Chất xúc tác như MnO hoặc enzyme amylase có thể được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng.

- Sau phản ứng, khối lượng và tính chất hoá học của chất xúc tác không đổi.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được áp dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết KHTN 8 Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Giải KHTN 8 Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác


Câu 6:

20/07/2024

Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ của hầu hết phản ứng sẽ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ của hầu hết phản ứng sẽ tăng.


Câu 8:

17/07/2024

Sự thay đổi nào dưới đây không làm tăng tốc độ phản ứng xảy ra giữa dây magnesium và dung dịch hydrochloric acid?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cuộn dải magnesium thành một quả bóng nhỏ làm giảm diện tích tiếp xúc, không làm tăng tốc độ phản ứng.


Câu 9:

23/07/2024

Cho các yếu tố sau: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác. Trong những yếu tố trên, có bao nhiêu yếu tố có thể ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cả 5 yếu tố: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác đều ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.


Câu 10:

22/07/2024

Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta tiến hành thổi không khí khô để cung cấp nhiều oxygen cho sự cháy.


Câu 11:

14/07/2024
Các quả pháo hoa khi được bắn lên sẽ bốc cháy nhanh và nổ ra thành những chùm ánh sáng đẹp mắt. Vì sao khi sản xuất pháo hoa người ta thường sử dụng các nguyên liệu ở dạng bột
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nguyên liệu ở dạng bột có diện tích tiếp xúc lớn hơn.


Câu 12:

23/07/2024

Viên than tổ ong thường được sản xuất với nhiều lỗ nhỏ. Theo em, các lỗ nhỏ đó được tạo ra với mục đích chính nào sau đây?

Viên than tổ ong thường được sản xuất với nhiều lỗ nhỏ. Theo em, các lỗ nhỏ đó được tạo ra với mục đích chính nào sau đây?   A. Làm giảm trọng lượng viên than. B. Giúp viên than trông đẹp mắt hơn. C. Làm tăng diện tích của than với oxygen khi cháy. D. Tăng nhiệt độ khi than cháy. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Lỗ nhỏ trên viên than tổ ong có tác dụng làm tăng diện tích của than với oxygen khi cháy.


Câu 14:

20/07/2024

Phát biểu nào dưới đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phát biểu D chưa đủ căn cứ kết luận.


Câu 15:

21/07/2024

Cho hai thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho mảnh Mg có khối lượng là a gam vào dung dịch HCl 2M dư.

Thí nghiệm 2: Cho mảnh Mg có khối lượng là a gam vào dung dịch HCl 0,5M dư.

So sánh tốc độ phản ứng ở hai thí nghiệm trên.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nồng độ các chất phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn.

Nồng độ của H2SO4 ở thí nghiệm 1 (2M) lớn hơn ở thí nghiệm 2 (0,5M) ® Tốc độ phản ứng của thí nghiệm 1 lớn hơn thí nghiệm 2.


Bắt đầu thi ngay