Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật đời sống (phần 2)
Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật đời sống (phần 2) (P2)
-
459 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
11/10/2024Khi đạo đức trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng
Đáp án: D
Giải thích: Khi đạo đức trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước.
*Tìm hiểu thêm: "Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức"
- Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Nhà nước đưa những quy phạm đạo đức phổ biến, phù hợp vào trong các quy phạm pháp luật.
- Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
- Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật và đạo đức: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống
Câu 2:
19/07/2024Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là khái niệm của
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
17/07/2024Chủ thể nào sau đây có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
17/07/2024Pháp luật được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
13/10/2024Phương án nào dưới đây không phải là một trong những đặc trưng của pháp luật?
Đáp án đúng là: C
Đặc trưng của pháp luật thể hiện ở tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C đúng
- A sai vì nó đảm bảo rằng các quy định pháp luật áp dụng cho tất cả mọi người, không phân biệt đối tượng hay hoàn cảnh, tạo ra sự công bằng và nhất quán trong việc thực thi pháp luật.
- B sai vì pháp luật có quyền lực buộc mọi cá nhân, tổ chức phải tuân thủ và thực hiện theo các quy định đã ban hành.
- D sai vì các quy định pháp luật phải được ban hành theo một quy trình cụ thể và chính thức, đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp.
*) Đặc trưng của pháp luật
- Tính quy phạm phổ biến
+ Pháp luật là khuôn mẫu chung, áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực.
+ Là ranh giới phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
+ Làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật.
- Tính quyền lực, bắt buộc chung
+ Là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức.
+ Những người vi phạm pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo hoặc để khắc phục hậu quả do việc làm trái pháp luật gây nên.
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
+ Được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật: diễn đạt chính xác, một nghĩa.
+ Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành đều được quy định rõ trong “Hiến pháp” và “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.
+ Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành à mọi văn bản pháp luật đều không được trái với Hiến pháp và tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 6:
18/07/2024Phương án nào sau đây là đặc trưng làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật?
Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7:
16/07/2024Đặc trưng nào sau đây là đặc điểm phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức?
Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung tức là quy định bắt buộc chung đối với tất cả mọi cá nhân
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
17/07/2024Nội dung văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là đảm bảo đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn) không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên nhằm đảm bảo đặc trưng tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, nhằm tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:
21/07/2024Pháp luật mang bản chất của đối tượng nào sau đây?
Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
22/07/2024Pháp luật nước ta thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trên
Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả mọi lĩnh vực.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11:
13/07/2024Pháp luật ở bất kì xã hội nào đều mang bản chất nào sau đây?
Các đặc trưng của pháp luật cho thấy pháp luật vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất xã hội.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
21/07/2024Chọn từ thích hợp để hoàn thành nội dung sau: "Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức có mối quan hệ ........ với nhau."
Ở mỗi nước, ngoài quy phạm pháp luật còn tồn tại các loại quy phạm xã hội khác, trong đó có quy phạm đạo đức. Hai loại quy phạm này có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13:
20/07/2024Chọn cụm từ thích hợp để hoàn thiện nội dung sau: "Pháp luật là một ................ để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức."
Khi đã trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. Do đó, có thể nói, pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:
21/07/2024Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nào sau đây?
Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật – công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải, cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:
23/07/2024Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây?
Để quản lí xã hội, cùng với các phương tiện khác, nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện hữu hiệu nhất mà không một phương tiện nào có thể thay thế được.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16:
17/07/2024Pháp luật được coi là phương tiện để quản nhà nước quản lí xã hội mà tác động
Để quản lí xã hội, cùng với các phương tiện khác, nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện hữu hiệu nhất mà không một phương tiện nào có thể thay thế được.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17:
17/07/2024Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp luật?
Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân. Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật thì phải làm cho dân biết pháp luật, vì vậy phải công bố công khai, kịp thời các văn bản pháp luật.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18:
21/07/2024Công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua phương tiện nào sau đây?
Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các luật về hành chính, dân sự, hình sự, tố tụng,...
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19:
17/07/2024Chọn từ thích hợp để hoàn thành nội dung sau: "Pháp luật không chỉ quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định .... để công dân thực hiện quyền đó."
Pháp luật không những quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định rõ cách thức để công dân thực hiện các quyền đó cũng như trình tự, thủ tục pháp lí để công dân yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20:
20/07/2024Luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất là
Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21:
17/07/2024Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
=> Không thoả mãn các đặc trưng của pháp luật
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22:
17/07/2024Bộ luật Hình sự của nước ta hiện nay do cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành?
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập Hiến pháp và pháp luật, sửa đổi Hiến pháp và pháp luật.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23:
18/07/2024Do nhà quá nghèo, bố lại bệnh nặng, B đã lấy trộm xe máy của gia đình hàng xóm bán lấy tiền đưa bố đi chữa trị. Trong trường hợp này, hành động của B đã
Lấy trộm tài sản của người khác là hành vi vừa vi phạm về đạo đức, vừa vi phạm về pháp luật. B có thể vay tiền để đưa bố đi chữa trị, tìm sự giúp đỡ từ các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện ở địa phương,...
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24:
22/07/2024Chị Y muốn chia tay anh H sau một thời gian yêu nhau do nhiều lần anh H có hành vi bạo lực khi cả hai xảy ra mâu thuẫn. Anh H không đồng ý nên đã nhiều lần tìm đến nhà, dọa đánh và giết nếu chị dám chia tay và đến với người khác. Trong trường hợp này, theo em chị Y cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình?
Hành vi hành hung, dọa dánh, dọa giết chị Y là hành vi vi phạm pháp luật. Chị Y nên báo công an để giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25:
20/07/2024Ông A cho ông X thuê căn nhà 5 tầng để ở và kinh doanh. Sau khi kết thúc hợp đồng, ông A đã nhiều lần đòi nhà nhưng ông X không chịu trả. Trong trường hợp này, ông A cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Ông X đã có hành vi chiếm đoạt tài sản của ông A, vi phạm pháp luật dân sự, vì vậy ông A nên làm đơn kiện lên tòa án nhân dân để đòi lại tài sản của mình.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 26:
17/07/2024Anh B và chị Y yêu nhau nhưng bị gia đình hai bên ngăn cản vì cùng họ. Sau khi tìm hiểu pháp luật, thấy rằng quan hệ họ hàng giữa hai người đã ngoài phạm vi năm đời, không vi phạm quy định của pháp luật nên anh chị vẫn quyết định kết hôn. Trong trường hợp này, pháp luật là phương tiện để anh A và chị Y
Anh A và chị Y kết hôn đúng luật, đó là quyền của anh chị được pháp luật bảo vệ, đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện. Vì vậy, anh chị có thể dùng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27:
17/07/2024Những người có hành vi trái pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?
Đáp án: B
Câu 28:
23/07/2024Bạn A thắc mắc, tại sao tại sao cả Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn A?
Đáp án: B
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật đời sống (phần 2) (P1)
-
30 câu hỏi
-
35 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật và đời sống (959 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật đời sống (1180 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật đời sống (phần 1) (972 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật đời sống (phần 2) (458 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- 50 câu trắc nghiệm Quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân (5287 lượt thi)
- 50 câu trắc nghiệm Quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động (2307 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 (có đáp án): Quyền bình đẳng của công dân (1918 lượt thi)
- 50 câu trắc nghiệm Quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh (1686 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 (có đáp án): Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có đáp án (1336 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật có đáp án (1145 lượt thi)
- trắc nghiệm quyền tự do cơ bản (1074 lượt thi)
- 124 câu trắc nghiệm Các hình thức thức thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật (964 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (có đáp án) (795 lượt thi)
- trắc nghiệm quyền dân chủ (776 lượt thi)