Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 2 (có đáp án): Hàng hóa - tiền tệ - thị trường
Bài tập Hàng Hóa - Tiền Tệ - Thị Trường Cực hay có đáp án đề
-
1980 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
04/11/2024Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng?
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng.
*Tìm hiểu thêm: "Các chức năng của tiền tệ"
- Thước đo giá trị
+ Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả).
+ Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị của tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.
- Phương tiện lưu thông
+ Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: Hàng – tiền – hàng.
+ Người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần.
- Phương tiện cất trữ
+ Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng.
+ Tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ của cải.
- Phương tiện thanh toán
+ Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế…)
+ Chức năng này làm cho quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng khiến người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.
- Tiền tệ thế giới
+ Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác.
+ Việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác tiến hành theo tỉ giá hối đoái.
=> Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Câu 2:
08/10/2024Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?
Đáp án đúng là : C
- Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản Hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán.
- Các đáp án còn lại,không đầy đủ các nhân tố thị trường.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Thị trường
a. Thị trường là gì
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
b. Các chức năng cơ bản của thị trường
- Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
- Chức năng thông tin
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng:
=> Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - Thị trường - Tiền tệ
Mục lục Giải GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường
Câu 3:
15/10/2024Sản xuất hàng hoá số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định?
Đáp án đúng là : B
- Sản xuất hàng hoá số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố Thị trường,quyết định.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Thị trường
a. Thị trường là gì
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
b. Các chức năng cơ bản của thị trường
- Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
- Chức năng thông tin
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng:
=> Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 4:
08/10/2024Thị trường có những mối quan hệ cơ bản nào dưới đây?
Đáp án đúng là : C
- Thị trường có những mối quan hệ cơ bản sau:Hàng hoá - tiền tệ, mua - bán, cung - cầu, giá cả hàng hóa.
- Các đáp án khác,không thể hiện đầy đủ các mối quah hệ cơ bản của thị trường.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Hàng hóa
a. Hàng hóa là gì
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.
- Ba điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa:
+ Do lao động tạo ra.
+ Có công dụng nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
+ Trước khi đi vào tiêu dung phải thông qua mua – bán.
- Các dạng tồn tại :
+ Dạng vật thể (hữu hình)
+ Dạng phi vật thể (hàng hóa dịch vụ).
b. Hai thuộc tính của hàng hóa
- Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
- Giá trị của hàng hóa:
+ Được biểu hiện ra bên ngoài thông qua giá trị trao đổi của nó.
+ Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
=>Hàng hóa là sự thống nhất của hai thộc tính: giá trị sử dụng và giá
trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa.
2. Tiền tệ
a. Nguồn gốc tiền tệ
- Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.
- Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.
- Bốn hình thái giá trị (đọc thêm)
+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.
+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
+ Hình thái giá trị chung.
+ Hình thái tiền tệ.
b. Các chức năng của tiền tệ
- Thước đo giá trị
+ Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả).
+ Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị của tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.
- Phương tiện lưu thông
+ Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: Hàng – tiền – hàng.
+ Người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần.
- Phương tiện cất trữ
+ Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng.
+ Tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ của cải.
- Phương tiện thanh toán
+ Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế…)
+ Chức năng này làm cho quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng khiến người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.
- Tiền tệ thế giới
+ Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác.
+ Việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác tiến hành theo tỉ giá hối đoái
=> Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
3. Thị trường
a. Thị trường là gì
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
b. Các chức năng cơ bản của thị trường
- Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
- Chức năng thông tin
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng:
=> Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - Thị trường - Tiền tệ
Mục lục Giải GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường
Câu 5:
19/07/2024Một trong những chức năng của thị trường là
ĐÁP ÁN: D
Lời giải: Một trong những chức năng của thị trường là chức năng thông tin.
Câu 6:
19/07/2024Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng
ĐÁP ÁN: C
Lời giải: Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng mua - bán trên thị trường.
Câu 7:
14/08/2024Công dụng của sản phẩm là làm cho hàng hoá có
Đáp án đúng là: B
Công dụng của sản phẩm là làm cho hàng hoá có giá trị sử dụng.
B đúng
- A sai vì giá trị là sự đo lường về khả năng trao đổi của hàng hóa trong thị trường, còn công dụng là khả năng đáp ứng nhu cầu và mong muốn cụ thể của người tiêu dùng.
- C sai vì giá trị trao đổi đo lường khả năng của hàng hóa để đổi lấy hàng hóa khác trong thị trường, trong khi công dụng là khả năng của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng.
- D sai vì giá trị trên thị trường phản ánh khả năng trao đổi của sản phẩm với các hàng hóa khác, còn công dụng của sản phẩm là khả năng đáp ứng nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng.
Công dụng của sản phẩm là làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng vì nó thể hiện khả năng của sản phẩm trong việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Giá trị sử dụng của hàng hóa được xác định bởi khả năng của nó trong việc thực hiện một công dụng cụ thể hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể của người sử dụng. Để hàng hóa có giá trị sử dụng, nó phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tính năng, và hiệu quả. Công dụng của sản phẩm không chỉ dựa vào tính năng cơ bản mà còn bao gồm cả giá trị bổ sung như thiết kế, tiện ích, và sự phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 8:
20/07/2024Cùng với sự phát triển của nền sản xuất, sự tiến bộ của khoa học - kĩ thuật, công dụng của hàng hoá được phát hiện dần và
ĐÁP ÁN: B
Lời giải: Cùng với sự phát triển của nền sản xuất, sự tiến bộ của khoa học - kĩ thuật, công dụng của hàng hoá được phát hiện dần và ngày càng đa dạng, phong phú.
Câu 9:
11/11/2024Trong nền kinh tế hàng hoá, giá trị của hàng hoá chỉ được tính đến khi hàng hóa đó
Đáp án đúng là : B
- Trong nền kinh tế hàng hoá, giá trị của hàng hoá chỉ được tính đến khi hàng hóa đó được đem ra trao đổi .
→ B đúng.A,C,D sai.
* Hàng hóa
a. Hàng hóa là gì
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.
- Ba điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa:
+ Do lao động tạo ra.
+ Có công dụng nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
+ Trước khi đi vào tiêu dung phải thông qua mua – bán.
- Các dạng tồn tại :
+ Dạng vật thể (hữu hình)
+ Dạng phi vật thể (hàng hóa dịch vụ).
b. Hai thuộc tính của hàng hóa
- Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
- Giá trị của hàng hóa:
+ Được biểu hiện ra bên ngoài thông qua giá trị trao đổi của nó.
+ Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
=>Hàng hóa là sự thống nhất của hai thộc tính: giá trị sử dụng và giá
trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - Thị trường - Tiền tệ
Mục lục Giải GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường
Câu 10:
21/08/2024Tiền tệ thực hiện chức năng nào sau đây khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa?
Đáp án đúng là : A
- Lời giải: Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
- Tiền tệ được sử dụng để mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà không cần phải trao đổi trực tiếp hàng hóa với nhau. Chức năng phương tiện lưu thông được thể hiện qua cấu trúc hàng - tiền - hàng.
→ B sai.
- Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện cất trữ khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
→ C sai.
- Tiền tệ là một trong các phương tiện thanh toán, là công cụ để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Chức năng của tiền tệ bao gồm: - Phương tiện lưu thông: Tiền tệ được sử dụng để mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà không cần phải trao đổi trực tiếp hàng hóa với nhau.
→ D sai.
* Tiền tệ
a. Nguồn gốc tiền tệ
- Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.
- Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.
- Bốn hình thái giá trị (đọc thêm)
+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.
+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
+ Hình thái giá trị chung.
+ Hình thái tiền tệ.
b. Các chức năng của tiền tệ
- Thước đo giá trị
+ Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả).
+ Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị của tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.
- Phương tiện lưu thông
+ Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: Hàng – tiền – hàng.
+ Người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần.
- Phương tiện cất trữ
+ Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng.
+ Tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ của cải.
- Phương tiện thanh toán
+ Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế…)
+ Chức năng này làm cho quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng khiến người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.
- Tiền tệ thế giới
+ Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác.
+ Việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác tiến hành theo tỉ giá hối đoái.
=> Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 11:
22/07/2024Công thức H-T-H. Trong đó, H-T là quá trình bán, T-H là quá trình mua, người ta bán hàng lấy tiền rồi dùng tiền mua hàng là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ?
ĐÁP ÁN: B
Lời giải: Công thức H-T-H. Trong đó, H-T là quá trình bán, T-H là quá trình mua, người ta bán hàng lấy tiền rồi dùng tiền mua hàng là thể hiện chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ.
Câu 12:
21/07/2024Khi là người mua hàng trên thị trường, em chọn trường hợp nào sau đây để có lợi nhất?
ĐÁP ÁN: C
Lời giải: Khi là người mua hàng trên thị trường, em chọn trường hợp cung lớn hơn cầu. Lúc này giá cả hàng hóa sẽ giảm có lợi cho người mua.
Câu 13:
19/07/2024Khi là người bán hàng trên thị trường, em chọn trường hợp nào sau đây để có lợi nhất?
ĐÁP ÁN: B
Lời giải: Khi là người bán hàng trên thị trường, trường hợp cung nhỏ hơn cầu có lợi nhất. Vì lúc đó hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt người bán có lợi.
Câu 14:
17/07/2024Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của
ĐÁP ÁN: A
Lời giải: Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Câu 15:
17/07/2024Theo quy luật lưu thông tiền tệ nếu số lượng tiền vàng ít hơn mức cần thiết cho lưu thông hàng hoá thì tiền vàng sẽ
ĐÁP ÁN: B
Lời giải: Theo quy luật lưu thông tiền tệ, nếu số lượng tiền vàng ít hơn mức cần thiết cho lưu thông hàng hoá thì tiền vàng sẽ được đưa vào lưu thông nhiều hơn.
Câu 16:
17/07/2024Khi lạm phát xảy ra thì sức mua của tiền tệ sẽ
ĐÁP ÁN: D
Lời giải: Khi lạm phát xảy ra thì sức mua của tiền tệ sẽ giảm đi.
Câu 17:
21/07/2024Theo quy luật lưu thông tiền tệ, nếu số lượng tiền vàng nhiều hơn mức cần thiết cho lưu thông hàng hoá thì tiền vàng sẽ
ĐÁP ÁN: A
Lời giải: Theo quy luật lưu thông tiền tệ, nếu số lượng tiền vàng nhiều hơn mức cần thiết cho lưu thông hàng hoá thì tiền vàng sẽ rời khỏi lưu thông, được cất trữ nhiều hơn.
Câu 18:
22/07/2024Thông qua thị trường, giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá được
ĐÁP ÁN: B
Lời giải: Thông qua thị trường, giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá được thực hiện.
Câu 19:
11/11/2024Bên cạnh chức năng thừa nhận và chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng, thị trường còn có chức năng
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Bên cạnh chức năng thừa nhận và chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng, thị trường còn có chức năng thông tin.
Thị trường đóng vai trò là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, cung cấp cho các chủ thể kinh tế môi trường để thực hiện các hoạt động kinh tế. Do đó, chức năng cơ bản của thị trường là cung cấp thông tin, công nhận tính giá trị xã hội của hàng hóa và điều tiết & kích thích hoạt động sản xuất, tiêu dùng.
→ D đúng.A,B,C sai
* Kiến thức mở rộng
a. Thị trường là gì
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
b. Các chức năng cơ bản của thị trường
- Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
- Chức năng thông tin
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng:
=> Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 20:
19/07/2024Trên thị trường, giá cả hàng hóa có thể thấp hoặc cao hơn giá trị là do
ĐÁP ÁN: B
Trên thị trường, giá cả hàng hóa có thể thấp hoặc cao hơn giá trị là do tác động của quan hệ cung - cầu.
Câu 21:
21/07/2024Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, mẫu mã, hình thức hàng hóa, vì vậy những hàng hóa nào phù hợp với nhu cầu thị hiếu của xã hội thì bán được là thể hiện chức năng nào dưới đây của thị trường?
ĐÁP ÁN: D
Lời giải: Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, mẫu mã, hình thức hàng hóa, vì vậy những hàng hóa nào phù hợp với nhu cầu thị hiếu của xã hội thì bán được là thể hiện chức năng thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
Câu 22:
21/07/2024Thị trường cung cấp những thông tin, quy mô cung cầu, chất lượng, cơ cấu, chủng loại hàng hoá, điều kiện mua bán là chức năng nào dưới đây của thị trường?
ĐÁP ÁN: B
Lời giải: Thị trường cung cấp những thông tin, quy mô cung - cầu, chất lượng, cơ cấu, chủng loại hàng hoá, điều kiện mua - bán là chức năng thông tin của thị trường.
Câu 23:
05/11/2024Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng cơ bản của thị trường?
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá không phải là chức năng cơ bản của thị trường.
*Tìm hiểu thêm: "Các chức năng cơ bản của thị trường"
- Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
- Chức năng thông tin
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng:
=> Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - Thị trường - Tiền tệ
Câu 24:
20/07/2024Chị A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng nào dưới đây?
ĐÁP ÁN: D
Lời giải: Chị A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy số tiền chị A sau khi bán rau dùng để mua gạo thực hiện chức năng phương tiện lưu thông.
Câu 25:
23/07/2024Tháng 06 năm 2017, 1 USD đổi được 22.300 VNĐ, điều này được gọi là
ĐÁP ÁN: A
Lời giải: Tháng 06 năm 2017, 1 USD đổi được 22.300 VNĐ, điều này được gọi là tỉ giá hối đoái.
Câu 26:
19/07/2024Tour tham quan Huế - Quảng Trị là loại hàng hoá
ĐÁP ÁN: D
Lời giải: Tour tham quan Huế - Quảng Trị là loại hàng hoá dịch vụ.
Câu 27:
18/07/2024Nhà đất được rao bán trên các sàn giao dịch bất động sản là loại hàng hoá
ĐÁP ÁN: C
Lời giải: Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể (hàng hóa dịch vụ). Như vậy, nhà đất được rao bán trên các sàn giao dịch bất động sản là loại hàng hoá hữu hình.
Câu 28:
20/07/2024Anh A bán hai con bò được 16 triệu đồng, anh dùng số tiền đó để mua 10 con dê. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?
ĐÁP ÁN: B
Lời giải: Anh A bán hai con bò được 16 triệu đồng, anh dùng số tiền đó để mua 10 con dê. Trong trường hợp này, chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ đã được thực hiện.
Câu 29:
22/07/2024Vợ chồng ông B có 500 triệu đồng nên đã quyết định đổi toàn bộ số tiền đó ra vàng để cất giữ phòng khi tuổi già cần đến. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?
ĐÁP ÁN: C
Lời giải: Vợ chồng ông B có 500 triệu đồng nên đã quyết định đổi toàn bộ số tiền đó ra vàng để cất giữ phòng khi tuổi già cần đến. Trong trường hợp này, chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ đã được thực hiện.
Câu 30:
22/07/2024Vợ chồng chị S đã trả cho công ty D 800 triệu đồng để mua một căn hộ trong khu đô thị Q. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?
ĐÁP ÁN: D
Lời giải: Vợ chồng chị S đã trả cho công ty D 800 triệu đồng để mua một căn hộ trong khu đô thị Q. Trong trường hợp này, chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ đã được thực hiện.
Câu 31:
23/07/2024Chị H nuôi bò để bán lấy tiền, rồi dùng tiền đó để mua xe máy. Vậy tiền mà chị H bán bò sau đó mua xe máy thực hiện chức năng nào sau đây?
ĐÁP ÁN: B
Lời giải: Chị H nuôi bò để bán lấy tiền, rồi dùng tiền đó để mua xe máy. Như vậy, tiền mà chị H bán bò sau đó mua xe máy thực hiện chức năng phương tiện lưu thông.
Câu 32:
20/07/2024Chị H vừa mua chiếc áo khoác và khoe với bạn rằng áo có chất liệu bền, màu sắc đẹp phù hợp với lứa tuổi, chắc người tạo ra nó có tính thẩm mĩ cao. Vậy nhận xét của chị H về chiếc áo trên của mình đã thể hiện thuộc tính của hàng hoá nào sau đây?
ĐÁP ÁN: C
Lời giải: Chị H vừa mua chiếc áo khoác và khoe với bạn rằng áo có chất liệu bền, màu sắc đẹp phù hợp với lứa tuổi, chắc người tạo ra nó có tính thẩm mĩ cao. Vậy nhận xét của chị H về chiếc áo trên của mình đã thể hiện thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hoá.
Câu 33:
21/07/2024Mỗi ngày được bố mẹ cho tiền tiêu vặt, nhưng B không tiêu và quyết định dành dụm số tiền ấy để đầu tư vào việc mua bán hàng qua mạng để kiếm lời. Việc làm trên của B đã vận dụng tốt chức năng tiền tệ nào sau đây?
ĐÁP ÁN: C
Lời giải: Mỗi ngày được bố mẹ cho tiền tiêu vặt, nhưng B không tiêu và quyết định dành dụm số tiền ấy để đầu tư vào việc mua bán hàng qua mạng để kiếm lời. Việc làm trên của B đã vận dụng tốt chức năng làm phương tiện cất trữ.
Câu 34:
05/08/2024Anh A trồng rau sạch bán lấy tiền mua dụng cụ học tập cho con. Trong trường hợp này, tiền tệ thể hiện chức năng nào sau đây?
Đáp án đúng là : B
Anh A trồng rau sạch bán lấy tiền mua dụng cụ học tập cho con. Trong trường hợp này, tiền tệ thực hiện chức năng làm phương tiện lưu thông. Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: H- T- H. Anh A bán hàng lấy tiền (H- T) rồi dùng tiền để mua hàng hóa mà mình cần (T- H)
→B đúng.A,C,D sai
Tiền tệ
a. Nguồn gốc tiền tệ
- Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.
- Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.
- Bốn hình thái giá trị (đọc thêm)
+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.
+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
+ Hình thái giá trị chung.
+ Hình thái tiền tệ.
b. Các chức năng của tiền tệ
- Thước đo giá trị
+ Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả).
+ Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị của tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.
- Phương tiện lưu thông
+ Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: Hàng – tiền – hàng.
+ Người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần.
- Phương tiện cất trữ
+ Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng.
+ Tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ của cải.
- Phương tiện thanh toán
+ Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế…)
+ Chức năng này làm cho quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng khiến người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.
- Tiền tệ thế giới
+ Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác.
+ Việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác tiến hành theo tỉ giá hối đoái.
=> Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 35:
21/07/2024Gia đình anh A, sau mùa quýt để dành được 150 triệu đồng, anh A dùng số tiền đó mua vàng và bỏ vào két sắt để khi cần thì dùng là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ?
ĐÁP ÁN: C
Lời giải: Gia đình anh A, sau mùa quýt để dành được 150 triệu đồng, anh A dùng số tiền đó mua vàng và bỏ vào két sắt để khi cần thì dùng là thể hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ.
Câu 36:
17/07/2024A dùng tiền trả cho B khi mua quần áo của B là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ?
ĐÁP ÁN: D
Lời giải: A dùng tiền trả cho B khi mua quần áo của B là thể hiện chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ.
Câu 37:
22/07/2024Giả sử, trên thị trường hàng hóa A đang bán với giá cả thấp hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để không bị thua lỗ em sẽ
ĐÁP ÁN: A
Lời giải: Giả sử, trên thị trường hàng hóa A đang bán với giá cả thấp hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để không bị thua lỗ em sẽ thu hẹp sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
Câu 38:
19/07/2024Giả sử, trên thị trường hàng hóa A đang bán với giá cả lớn hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để lãi nhiều, em sẽ
ĐÁP ÁN: B
Lời giải: Giả sử, trên thị trường hàng hóa A đang bán với giá cả lớn hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để lãi nhiều, em sẽ mở rộng quy mô sản xuất.
Câu 39:
21/07/2024Qua quan sát, A biết thị trường đang thiếu nhều mít không hạt để bán. Điều này thể chức năng nào của thị trường?
ĐÁP ÁN: B
Lời giải: Qua quan sát, A biết thị trường đang rất thiếu mít không hạt để bán. Điều này thể hiện chức năng thông tin của thị trường. Cụ thể, thị trường đã cung cấp cho anh A biết hiện trên thị trường thiếu mít không hạt. Thông tin này giúp anh A đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.
Câu 40:
17/07/2024Hiện nay, nhiều nơi ở nước ta, người nông dân bỏ lúa trồng các loại loại cây ăn quả có giá cao trên thị trường. Trong trường hợp này người nông dân đã căn cứ vào chức năng nào của thị trường để chuyển đổi cơ cấu cây trồng?
ĐÁP ÁN: D
Lời giải: Trong trường hợp này người nông dân đã căn cứ vào chức năng điều tiết sản xuất, tiêu dùng của thị trường để chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 2 (có đáp án): Hàng hóa - tiền tệ - thị trường (phần 1) đề 1
-
18 câu hỏi
-
24 phút
-
-
Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 2 (có đáp án): Hàng hóa - tiền tệ - thị trường (phần 1) đề 2
-
18 câu hỏi
-
18 phút
-
-
Bài tập Hàng Hóa - Tiền Tệ - Thị Trường Cực hay có đáp án đề 1
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 2 (có đáp án): Hàng hóa - tiền tệ - thị trường (phần 2)
-
17 câu hỏi
-
12 phút
-
-
Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 2 (có đáp án): Hàng hóa - tiền tệ - thị trường (phần 3)
-
17 câu hỏi
-
22 phút
-
Có thể bạn quan tâm
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3 (có đáp án): Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông (2421 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 5 (có đáp án): Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (1153 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 1 (có đáp án): Công dân với sự phát triển kinh tế (1080 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 (có đáp án): Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (1077 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 (có đáp án): Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (1016 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 7 (có đáp án): Thực hiện nền KT nhiều thành phần (731 lượt thi)