Trang chủ Lớp 8 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 31 (có đáp án): Đặc điểm khí hậu Việt Nam

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 31 (có đáp án): Đặc điểm khí hậu Việt Nam

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam

  • 548 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

21/07/2024

Số giờ nắng nước ta nhận được mỗi năm là

Xem đáp án

Đáp án A

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nhận được một lượng nhiệt và bức xạ từ Mặt Trời là rất lớn. Số giờ nắng trong một năm của nước ta dao động từ 1400 – 3000 giờ.


Câu 2:

21/07/2024

Khí hậu nước ta chia thành

Xem đáp án

Đáp án C

Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió. Mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa đông có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.


Câu 3:

15/11/2024

Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dãy Bạch Mã nằm ở miền Trung Việt Nam, thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đây là ranh giới tự nhiên phân chia hai miền khí hậu Bắc và Nam. Phía Bắc của dãy Bạch Mã chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Bắc với mùa đông lạnh, còn phía Nam có khí hậu miền Nam với mùa khô và mùa mưa rõ rệt.

C đúng.

- A sai vì dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam và không phải là ranh giới phân chia hai miền khí hậu Bắc và Nam.

- B sai vì dãy Trường Sơn Bắc kéo dài từ phía nam tỉnh Nghệ An đến phía bắc tỉnh Quảng Trị, không phải là ranh giới chính giữa hai miền khí hậu.

- D sai vì dãy Trường Sơn Nam nằm ở phía nam của dãy Trường Sơn, không phải là ranh giới giữa hai miền khí hậu.

* Tìm hiểu thêm về " Khí hậu phân hóa đa dạng"

Do ảnh hưởng của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ và địa hình nên khí hậu nước ta có sự phân hoá đa dạng:

- Phân hoá bắc - nam

+ Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã về phía bắc): khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã về phía nam): khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt cao quanh năm và hầu như không thay đổi trong năm, có hai mùa mưa và khô phân hoá rõ rệt.

- Phân hoá đông – tây:

+ Khí hậu có sự phân hoá giữa hai sườn của dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt và ẩm giữa hai sườn. 

+ Vùng Biển Đông, khí hậu có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

- Phân hoá theo độ cao: khí hậu Việt Nam phân hoá thành ba đai cao gồm: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Đặc điểm khí hậu (ảnh 1)

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam

Giải Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam


Câu 4:

14/07/2024

Hằng năm, nước ta có lượng mưa trung bình là

Xem đáp án

Đáp án D

Hằng năm, gió màu mang đến nước ta có lượng mưa trung bình rất lớn khoảng từ 1500-2000mm/năm và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%).


Câu 5:

22/07/2024

Khí hậu Biển Đông mang tính chất

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Biển Đông là một vùng biển rộng lớn, kín và ấm nên khí hậu Biển Đông của Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

A đúng 

- B sai vì Biển Đông đặc trưng bởi nhiệt độ cao quanh năm và lượng mưa lớn, không có mùa khô rõ rệt như khí hậu địa trung hải.

- C sai vì đặc điểm nhiệt đới gió mùa thường có sự phân biệt rõ rệt giữa mùa mưa và mùa khô, trong khi Biển Đông chủ yếu có khí hậu ẩm ướt quanh năm.

- D sai vì khí hậu nhiệt đới ẩm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các mùa gió mùa, tạo ra sự phân hóa rõ rệt giữa mùa mưa và mùa khô.

*) Tính chất phân hoá đa dạng và thất thường

- Khí hậu nước ta phân hoá từ bắc vào nam, từ tây sang đông, từ thấp lên cao.

+ Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

+ Khu vực Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.

+ Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

+ Ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.

- Sự phân hoá theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

- Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh:

+ Biểu hiện: có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm bão ít, năm bão nhiều…

+ Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam

Giải Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam


Câu 6:

29/10/2024

Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực Duyên hải miền Trung của nước ta.

→ C đúng 

- A, B, D sai vì chúng nằm ở vị trí địa lý và địa hình khác biệt. Đông Bắc và Tây Nguyên có nhiều đồi núi, làm giảm ảnh hưởng của gió khô, trong khi Nam Bộ có khí hậu gió mùa và lượng mưa cao, không tạo điều kiện cho gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ.

Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực duyên hải miền Trung của nước ta vì đây là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các khối khí nóng, khô từ phía Tây Nam. Vào mùa hè, khi khối khí nóng từ lục địa Á-Âu di chuyển xuống, nó tương tác với địa hình đồi núi và tạo ra những luồng gió mạnh, gây ra hiện tượng gió khô nóng, đặc biệt ở các tỉnh ven biển miền Trung.

Khi gió Tây thổi vào, nó đã được làm nóng thêm do tiếp xúc với bề mặt đất, làm tăng nhiệt độ và độ khô. Khu vực này còn có đặc điểm địa hình khá phức tạp với nhiều đồi núi, tạo điều kiện cho gió Tây được tăng cường và khuếch tán, làm cho thời tiết trở nên oi bức và khô hạn.

Bên cạnh đó, vào thời điểm này, lượng mưa thường giảm đi, dẫn đến hạn hán và những cơn nắng nóng kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Chính vì vậy, gió Tây khô nóng là một hiện tượng thời tiết đáng chú ý ở duyên hải miền Trung, đặc biệt trong mùa hè.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam

Giải Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam


Câu 7:

22/07/2024

Miền khí hậu phía Bắc có đặc điểm

Xem đáp án

Đáp án C

Miền khí hậu phía Bắc có giới hạn từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 160B) trở ra với có đặc điểm khí hậu là mùa đông lạnh, ít mưa, nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt và mùa hạ nóng, mưa nhiều.


Câu 8:

14/07/2024

Mưa lớn do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên thường tập trung ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án D

Mưa lớn do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên thường tập trung ở duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ. Thường kéo dài nhiều ngày và gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản.


Câu 9:

01/11/2024

Miền khí hậu phía Nam có đặc điểm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Miền khí hậu phía Nam có giới hạn từ dãy Bạch Mã trở vào với đặc điểm khí hậu là khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô tương phản sâu sắc.

→ A đúng 

- B sai vì do nằm gần xích đạo với khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định quanh năm, nhiệt độ cao và ít biến động, trong khi miền Bắc mới có mùa đông lạnh rõ rệt.

- C sai vì khí hậu Nam Bộ chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, với nhiệt độ cao ổn định quanh năm, không có mùa đông lạnh.

- D sai vì có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, với nhiệt độ cao ổn định quanh năm, không có mùa đông khô lạnh.

*) Tính chất đa dạng và thất thường

- Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao.

+ Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

* Khu vực Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.

* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

+ Ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.

Lý thuyết Đặc điểm khí hậu Việt Nam | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Ở các tỉnh phía Nam mùa khô gây thiếu nước và hạn hán nghiêm trọng

- Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh

+ Biểu hiện: năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm bão ít, năm bão nhiều…

+ Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.

Lý thuyết Đặc điểm khí hậu Việt Nam | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Bão gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, đặc biệt ở miền Trung nước ta

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam

Giải Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam


Câu 10:

22/07/2024

Nhân tố nào không làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?

Xem đáp án

Đáp án D

Các nhân tố làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường là vị trí địa lí, sự đa dạng của địa hình và đặc biệt là hoàn lưu gió mùa (gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ) => Sông ngòi không phải là nhân tố có tác động làm cho thời tiết khí hậu nước ta đa dạng và thất thường.


Câu 11:

23/07/2024

Vùng khí hậu nào có mùa mưa lệch về thu đông?

Xem đáp án

Đáp án C

Do ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc thổi qua biển kết hợp với dãy Trường Sơn nên thường gây mưa lớn vào mùa đông ở một số tỉnh như Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng. Chính vì vậy, vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có mùa mưa lệch về thu đông.


Câu 12:

30/07/2024

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta không biểu hiện ở đặc điểm nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tính chất nhiệt đới của khí hậu ở nước ta được thể hiện qua lượng bức xạ nhận được, số giờ nắng, nhiệt độ không khí, lượng mưa và nhiệt độ không khí.

D đúng 

- A sai vì biểu hiện ở việc nhiệt độ cao và sự gia tăng lượng mưa. Điều này tạo điều kiện cho khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới với mùa hè nóng và ẩm.

- B sai vì biểu hiện ở sự kết hợp giữa lượng bức xạ mặt trời lớn và khí hậu ẩm, tạo nên mùa hè nóng và khô.

- C sai vì khí hậu gió mùa ẩm tạo điều kiện cho sự tích tụ và phân phối mưa nhiều, cùng với độ ẩm cao quanh năm.

*) Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

- Tính chất nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 210C trên cả nước và tăng dần từ bắc vào nam; Số giờ nắng đạt 1400-3000 giờ/năm.

- Tính chất gió mùa: Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió.

- Tính chất ẩm: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.

Lý thuyết Đặc điểm khí hậu Việt Nam | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Sa Pa là nơi có nhiệt độ thấp, hàng năm có tuyết rơi vào mùa đông

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam

Giải Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam


Câu 13:

22/07/2024

Các địa điểm Quang Hà (Bắc Giang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Huế thường có mưa lớn là do

Xem đáp án

Đáp án B

Các địa điểm Quang Hà (Bắc Giang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Huế thường có mưa lớn là do các khu vực này thường là nơi đón những đợt gió ẩm từ biển thổi vào và kết hợp với địa hình chắn gió.


Câu 14:

23/07/2024

Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?

Xem đáp án

Đáp án D

Lượng ẩm cao do Biển Đông mang lại làm cho thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn như ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận,…).


Câu 15:

31/10/2024

Tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa vì  Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, khu vực gió mùa điển hình châu Á và có vùng biển rộng lớn

 Hoạt động mạnh mẽ của gió mùa, tác động của biển Đông đã mang đến cho nước ta lượng mưa và độ ẩm dồi dào. Vì vậy nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Các đáp án không phải là lý do khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

- Tính chất nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 210C trên cả nước và tăng dần từ bắc vào nam; Số giờ nắng đạt 1400-3000 giờ/năm.

- Tính chất gió mùa: Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió.

- Tính chất ẩm: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.

2. Tính chất đa dạng và thất thường

- Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao.

+ Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

* Khu vực Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.

* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

+ Ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.

- Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh

+ Biểu hiện: năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm bão ít, năm bão nhiều…

+ Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam


Bắt đầu thi ngay