Trắc nghiệm Địa 8 CTST Bài 11: Thổ nhưỡng Việt Nam
Trắc nghiệm Địa 8 CTST Bài 11: Thổ nhưỡng Việt Nam
-
179 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
16/07/2024Quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta là
Đáp án đúng là: A
Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn và mưa tập trung theo mùa làm cho quá trình rửa trôi các chất badơ dễ hoà tan xảy ra mạnh, dẫn đến tích lũy các ôxít sắt và ôxít nhôm, hình thành các loại đất feralit điển hình cho thổ nhưỡng Việt Nam.
Câu 2:
20/07/2024Ở miền núi, lượng mưa lớn gây ra hiện tượng nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Lượng mưa lớn tập trung chủ yếu vào 4 - 5 tháng mùa mưa làm gia tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi. Đất bị xói mòn, rửa trôi sẽ theo các dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng hình thành đất phù sa.
Câu 3:
16/07/2024Nước ta có mấy nhóm đất chính?
Đáp án đúng là: B
Nước ta có nhiều loại đất khác nhau, có thể chia thành 3 nhóm chính là: đất feralit, đất phù sa và đất mùn núi cao.
Câu 4:
21/07/2024Đất mùn núi cao được dùng vào mục đích nào dưới đây?
Đáp án đúng là: A
Đất mùn núi cao chiếm 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu loại đất này được trồng các loại rừng đầu nguồn, cần được bảo vệ. Đất mùn núi cao phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 - 1700m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi.
Câu 5:
16/07/2024Đất nông nghiệp nước ta cải tạo và sử dụng hiệu quả thích hợp trồng loại cây nào dưới đây?
Đáp án đúng là: B
Đất nông nghiệp nước ta cải tạo và sử dụng hiệu quả thích hợp trồng cây lương thực có hiệu quả và cho năng suất cao.
Câu 6:
19/07/2024Đất phù sa cổ phân bố chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?
Đáp án đúng là: C
Đất phù sa cổ phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ.
Câu 7:
23/07/2024Sự hình thành đất, rất ít chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật, thời gian và sự tác động của con người.
Câu 8:
23/07/2024Ở nước ta, loại đất feralit trên đá vôi phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Ở nước ta, đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Bắc.
Câu 9:
18/07/2024Ở nước ta, đất feralit hình thành trên đá vôi không phổ biến ở khu vực nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc. Còn đất feralit hình thành trên đá badan phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ, Tây Bắc,...
Câu 10:
17/07/2024Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng ít chua, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. Đất phù sa sông Hồng có thể chia thành hai loại chính là đất ngoài đê (hay đất bãi bồi) được bồi phù sa hằng năm và đất trong đê không được bồi phù sa hằng năm.
Câu 11:
21/07/2024Đất mùn núi cao phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ
Đáp án đúng là: C
Nhóm đất mùn núi cao chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 - 1700m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi.
Câu 12:
20/07/2024Nhóm đất feralit chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên?
Đáp án đúng là: A
Nhóm đất feralit chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta (hơn 65% diện tích đất tự nhiên), phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao khoảng 1600 - 1700m trở xuống. Đất feralit hình thành trên các đá mẹ khác nhau.
Câu 13:
22/07/2024Nhóm đất phù sa chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên?
Đáp án đúng là: B
Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
Câu 14:
21/07/2024Nhóm đất mùn núi cao chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên?
Đáp án đúng là: D
Nhóm đất mùn núi cao chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 - 1700m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi.
Câu 15:
30/08/2024Nhóm đất feralit phân bố chủ yếu ở các khu vực núi có độ cao từ
Đáp án đúng là: A
- Nhóm đất feralit phân bố chủ yếu ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 - 1700m trở xuống.
Nhóm đất feralit chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta (hơn 65% diện tích đất tự nhiên), phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao khoảng 1600 - 1700m trở xuống. Đất feralit hình thành trên các đá mẹ khác nhau,dưới tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với quá trình phong hóa mạnh mẽ. Ở độ cao dưới 1600-1700m, nhiệt độ và độ ẩm thường cao, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phong hóa này diễn ra.
Ở các khu vực núi cao hơn, nhiệt độ giảm, độ ẩm tăng, quá trình phong hóa diễn ra chậm hơn và các loại đất khác như đất mùn, đất than bùn có thể xuất hiện.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng
Tính chất nhiệt đới gió mùa là đặc điểm cơ bản của thổ nhưỡng nước ta, thể hiện:
- Ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh tạo nên lớp thổ nhưỡng dày.
- Lượng mưa tập trung theo mùa rửa trôi các chất dễ tan đồng thời tích tụ oxit sắt và oxit nhôm tạo nên đất feralit có màu chủ đạo là đỏ vàng.
- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta.
2. Phân bố các nhóm đất chính ở nước ta
Nhóm đất feralit chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên của nước ta, phân bố ở các khu vực đồi núi:
- Đất feralit hình thành trên đá badan phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ, Tây Bắc,...
- Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc.
- Đất feralit hình thành trên các loại đá khác chiếm diện tích lớn nhất và phân bố rộng khắp ở nhiều vùng đồi núi thấp của nước ta.
b) Nhóm đất phù sa
- Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên
- Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung.
+ Ở đồng bằng sông Cửu Long và các ô trũng ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa có một phần diện tích bị nhiễm phèn (còn gọi là đất phèn)
+ Ở rìa đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ có đất xám trên phù sa cổ
+ Duyên hải miền Trung có đất cát ven biển.
+ Ngoài ra, ở các khu vực ven biển còn có đất mặn.
- Nhóm đất mùn núi cao chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên
- Phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1 600 – 1 700 m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 8 Bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng
Giải Địa lí 8 Bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa 8 CTST Bài 11: Thổ nhưỡng Việt Nam (178 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa 8 CTST Bài 13: Sinh vật Việt Nam (254 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 8 CTST Bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên (162 lượt thi)