Trang chủ Lớp 8 Địa lý Trắc nghiệm Địa 8 Cánh diều Bài 7: Thủy văn Việt Nam

Trắc nghiệm Địa 8 Cánh diều Bài 7: Thủy văn Việt Nam

Trắc nghiệm Địa 8 Cánh diều Bài 7: Thủy văn Việt Nam

  • 135 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Nước ta có khoảng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km. Mật độ trung bình mạng lưới sông khoảng 0,66 km/km2, ở đồng bằng mật độ có thể cao hơn, từ 2 - 4 km/km2. Dọc bờ biển nước ta, cứ khoảng 20 km lại có một cửa sông.


Câu 2:

17/07/2024

Sông nào dưới đây chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Các con sông chảy theo hướng vòng cung là sông Kỳ Cùng, sông Lô, sông Gâm,… Còn sông Cả chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.


Câu 3:

19/07/2024

Sông chảy theo hướng vòng cung là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Sông chảy theo hướng vòng cung là Sông Gâm. Các con sông còn lại (sông Mã, Chảy, Hồng) chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.


Câu 4:

23/07/2024

Các sông nào sau đây ở nước ta không chảy theo hướng vòng cung?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các con sông ở Việt Nam chạy theo hướng vòng cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Lô, sông Gâm,… Còn sông Mã và sông Cả chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.


Câu 5:

17/07/2024

Sông ngòi ở nước ta có tổng lượng nước lớn khoảng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn (khoảng 839 tỉ m3/năm), phân bố không đều giữa các hệ thống sông. Trong đó, hệ thống sông Mê Công chiếm tới 60,4% lưu lượng của cả nước.


Câu 6:

18/07/2024

Ở nước ta, hệ thống sông nào có lượng phù sa lớn nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Sông ngòi còn mang theo một lượng phù sa rất lớn với tổng lượng khoảng 200 triệu tấn/năm, trong đó riêng sông Hồng là 120 triệu tấn/năm, chiếm tới 60% tổng lượng phù sa của sông ngòi cả nước.


Câu 7:

22/07/2024

Ở nước ta, mùa lũ kéo dài

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Mùa lũ kéo dài 4 - 5 tháng, chiếm 70 - 80% tổng lượng nước cả năm, có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam. Sông ngòi miền núi vào mùa lũ có lượng nước lớn, mực nước dâng nhanh và cao.

- Mùa cạn thường kéo dài hơn mùa lũ, trung bình 7 - 8 tháng, chiếm 20 - 30% tổng lượng nước cả năm. Đặc biệt, ở Nam Trung Bộ vào mùa cạn, một số sông có mực nước xuống rất thấp.


Câu 8:

16/07/2024

Ở một số lưu vực sông của nước ta đang gặp tình trạng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông có vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên ở nước ta, nguồn nước của một số lưu vực sông chưa được sử dụng hiệu quả cho nhiều mục đích dẫn đến lãng phí và ô nhiễm nguồn nước.


Câu 9:

23/07/2024

Vào mùa lũ, sông ngòi ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Mùa lũ kéo dài 4 - 5 tháng, chiếm 70 - 80% tổng lượng nước cả năm, có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam. Sông ngòi miền núi vào mùa lũ có lượng nước lớn, mực nước dâng nhanh và cao.


Câu 10:

19/07/2024

Hệ thống sông nào sau đây có lưu vực lớn nhất ở miền Bắc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hệ thống lưu vực sông Hồng thống sông có lưu vực lớn nhất ở miền Bắc nước ta (bảng chú giải bên trái có kí hiệu màu xanh lá cây), tiếp đến là sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Kì Cùng - Bằng Giang,...


Câu 11:

19/07/2024

Các sông ở Trung Bộ Đông Trường Sơn có lũ vào khoảng thời nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các sông ở Trung Bộ Đông Trường Sơn có lũ từ tháng 9 đến tháng 12, trùng với các tháng mưa nhiều ở khu vực này.


Câu 12:

22/07/2024

Đỉnh lũ của sông ngòi Nam Bộ vào tháng nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đỉnh lũ của sông ngòi Nam Bộ vào tháng 10 hằng năm do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam kết hợp với bão nhiệt đới và dải hội tụ nhiệt đới.


Câu 13:

16/07/2024

Nước ở các lưu vực sông không được sử dụng để

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông: Cung cấp nước sinh hoạt; Cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp; Phát triển thuỷ điện; Phát triển giao thông đường thuỷ; Nuôi trồng thuỷ sản (Hải sản sống chủ yếu ở nước mặn, sông là nước ngọt nên rất khó phát triển hải sản); Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp; Phát triển du lịch.


Câu 14:

16/07/2024

Hai phụ lưu chính của hệ thống sông Hồng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hệ thống sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô, hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu. Tất cả các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành một mạng lưới sông hình nan quạt, hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).


Câu 15:

21/07/2024

Sông Thu Bồn bắt nguồn từ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sông Thu Bồn dài 205km, bắt nguồn từ vùng núi Trường Sơn Nam. Hệ thống sông có khoảng 80 phụ lưu, thượng lưu có độ dốc lớn, hạ lưu sông chảy quanh co, đổ ra biển ở cửa Đại và các chi lưu khác. Mùa lũ chính từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 65% lượng nước cả năm.


Câu 16:

22/07/2024

Hồ Dầu Tiếng nằm trên sông nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hồ Dầu Tiếng là một hồ chứa nước nhân tạo nằm trên sông Sài Gòn. Đây là một trong những công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam, cung cấp nước tưới cho các vùng đất nông nghiệp ở tỉnh Tây Ninh và các khu vực lân cận, đồng thời điều tiết lũ và cung cấp nước sinh hoạt.

A đúng.

- B sai vì sông Mỹ Tho không liên quan đến hồ Dầu Tiếng. Đây là một phần của hệ thống sông Tiền, một nhánh chính của sông Mê Kông chảy qua các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

- C sai vì sông Đồng Nai là một sông lớn ở miền Nam Việt Nam, nhưng không phải là sông mà hồ Dầu Tiếng nằm trên.

- D sai vì sông La Ngà là một phụ lưu của sông Đồng Nai và không liên quan đến hồ Dầu Tiếng.

* Hồ, đầm của Việt Nam

- Việt Nam có nhiều hồ, đầm phân bố khắp cả nước, với sự khác nhau về nguồn gốc, tích chất và diện tích.

- Nhiều hồ, đầm có nguồn gốc tự nhiên, và nhiều hồ nhân tạo do tác động của con người.

- Hồ, đầm đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt của người dân.

+ Trong sản xuất, hồ, đầm cung cấp nước tưới cho vùng trồng trọt và chăn nuôi, các ngành công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cung cấp nước cho nhà máy thuỷ điện, đường giao thông thuỷ và tạo cảnh quan cho du lịch.

+ Trong sinh hoạt, hồ cung cấp nguồn nước ngọt cho đời sống hằng ngày của người dân.

+ Hồ, đầm còn có tác dụng làm cho không khí mát mẻ hơn, điều tiết nước, là nơi dự trữ nước lớn và sinh sống của nhiều loài sinh vật dưới nước.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 7: Thủy văn Việt Nam

Giải Địa lí 8 Bài 7: Thuỷ văn Việt Nam


Câu 17:

21/07/2024

Hồ nào sau đây là hồ tự nhiên lớn nhất nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hồ Ba Bể là một hồ nước ngọt ở Bắc Kạn, Việt Nam. Đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam và là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Hồ nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể, nơi đây được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam.


Câu 18:

23/07/2024

Chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Mê Công ở Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Sông Mê Công có nhiều phụ lưu, riêng ở Việt Nam có 286 phụ lưu, lớn nhất là sông Sêrêpốk. Hai chi lưu lớn ở Việt Nam là sông Tiền và sông Hậu, được chia ra thành nhiều sông nhỏ cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt.


Bắt đầu thi ngay