Trắc nghiệm Địa 7 KNTT Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực châu Á (Phần 2) có đáp án
Trắc nghiệm Địa 7 KNTT Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực châu Á (Phần 2) có đáp án
-
228 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Châu Á được phân chia thành mấy khu vực?
Đáp án đúng là: C
Châu Á được phân chia thành 6 khu vực (SGK - trang 118).
Câu 2:
25/10/2024Việt Nam nằm ở khu vực nào của châu Á?
Đáp án đúng là: D
- Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á.
- Các nước thuộc Đông Á :Đài Loan,Trung Quốc, Mông Cổ ,Nhật Bản, Hàn Quốc ,Bắc Triều Tiên.
→ A sai.
- Các quốc gia thuộc khu vực Bắc Á bao gồm Nga, Kazakhstan, Mông Cổ và các quốc gia nhỏ hơn như Belarus, Estonia, Latvia và Lithuania. - Khu vực Bắc Á bao gồm toàn bộ vùng Xi-bia của Nga, với ba bộ phận: đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông Xi-bia.
→ B sai.
- Nam Á bao gồm các lãnh thổ hiện tại của Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.
→ C sai.
* Bản đồ chính trị châu Á
- Châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều thể chế chính trị khác nhau.
- Trình độ phát triển kinh tế các nước khác nhau, chủ yếu là các nước đang phát triển.
- Các khu vực của châu Á:
+ Bắc Á: kéo dài từ khoảng vĩ độ 55°B đến cực, gồm toàn bộ vùng Xi-bia của Nga.
+ Trung Á: kéo dài từ khoảng vĩ độ 35°B - 55°B (Ca-dắc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan…)
+ Tây Nam Á: kéo dài từ khoảng vĩ độ 15°B - 45°B, chủ yếu là các quốc gia nằm trên bán đảo A-ráp, tiểu Á (Ả-rập-xê-út, I-rắc, Ca-ta….).
+ Nam Á: gồm các quốc gia nằm trên bán đảo Ấn Độ và ĐB. Ấn Hằng.
+ Đông Á: khu vực rộng lớn kéo dài từ chí tuyến Bắc đến 55°B, bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.
+ Đông Nam Á: các quốc gia nằm trên bán đảo Trung Ấn, Mã-lai bao gồm 11 nước.
2. Các khu vực thuộc Nam Á
a) Khu vực Bắc Á
- Vị trí, giới hạn: gồm toàn bộ vùng Xi-bia của Nga, với ba bộ phận: đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyen Trung Xi-bia và miền núi Đông Xi-bia.
- Khí hậu: lạnh giá khắc nghiệt, mang tính chất lục địa sâu sắc.
- Sông ngòi: mạng lưới khá dày, nhiều sông lớn như: Ô-bi, I-ê-nit-xây, Lê-na,…
- Thực vật: chủ yếu là rừng lá kim
- Khoáng sản: tương đối phong phú, một số có trữ lượng lớn như: dầu mỏ, than đá, kim cương, vàng, đồng, thiếc,…
b) Khu vực Trung Á
- Diện tích: hơn 4 triệu km2
- Địa hình: thấp dần từ đông sang tây:
+ Phía đông: là miền núi cao Pa-mia, Thiên Sơn, An-tai,…
+ Phía tây: là các cao nguyên và đồng bằng kéo dài tới hồ Ca-xpi
+ Trung tâm là hồ A-ran.
- Khí hậu: ôn đới lục địa, lượng mưa thấp khoảng 300-400mm/năm.
- Thực vật: chủ yếu hoang mạc, phía bắc và ven hồ A-ran có thảo nguyên.
- Sông ngòi: 2 sông lớn nhất là Xưa Đa-ri-na và A-mu Đa-ri-a
- Cảnh quan: chủ yếu là thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc
- Khoáng sản: dầu mỏ, than đá, sắt và nhiều kim loại màu.
c) Khu vực Tây Nam Á
- Vị trí giới hạn: bao gồm bán đảo A-ráp, bán đảo Tiểu Á, đồng bằng Lưỡng Hà, có ranh giới tự nhiên với châu Âu là dãy Cáp-ca.
- Địa hình: chủ yếu là núi và sơn nguyên
- Khí hậu: khô hạn, và nóng, lượng mưa thấp, khoảng 200-300mm/năm.
- Sông ngòi: kém phát triển, có 2 con sông lớn là Ti-grơ và Ơ-phrat.
- Cảnh quan: phần lớn là bán hoang mạc và hoang mạc.
- Khoáng sản: chiếm 1/2 trữ lượng dầu mỏ thế giới. Phân bố chủ yếu: đồng bằng Lưỡng Hà, các đồng bằng bán đảo A-ráp, vùng vịnh Péc-xich.
d) Khu vực Nam Á
- Diện tích: khoảng 7 triệu km2
- Địa hình:
+ Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a đồ sộ chạy theo hướng tây bắc –đông nam.
+ Ở giữa: đồng bằng Ấn-Hằng được bồi tụ bởi phù sa sông Ấn và sông Hằng.
+ Phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng.
+ Phía tây: sơn nguyên I-ran.
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, mùa đông có gió mùa đông bắc, thời tiết lạnh khô, mùa hạ có gió tây nam nóng ẩm.
- Thực vật: rừng nhiệt đới gió mùa và xa-van.
- Sông ngòi: có nhiều sông lớn như sông Ấn, sông Hằng,…
- Khoáng sản: than, sắt, đồng, dầu mỏ,…
e) Khu vực Đông Á
- Diện tích: Khoảng 11,5 triệu km2
- Địa hình: Đông Á gồm phần đất liền và hải đảo:
+ Phần đất liền: chiếm 96% diện tích vơi địa hình đa dạng : ở phía tây là hệ thống núi và cao nguyên cao, các bồn địa rộng lớn; ở phía đông có nhiều núi trung bình, núi thấp và đồng bằng rộng.
+ Hải đảo: phần lớn lầ đồi núi, thường xảy ra động đất núi lửa, sóng thần.
- Khí hậu:
+ Phần hải đảo và phía đông đất liền có khí hậu gió mùa; mùa đông gió tây bắc khô và lạnh; mùa hạ có gió tây nam, nóng ẩm.
+ Phía tây phần đất liền: quanh năm khô hạn do nằm sâu trong đất liền.
- Cảnh quan: đa dạng, phía tây đất liền có thảo nguyên, bán hoang mạc, hoang mạc.
- Sông ngòi: nhiều hệ thống sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang,…
- Khoáng sản: là tập trung nhiều khoáng sản như than, sắt, thiếc, đồng,…
g) Khu vực Đông Nam Á
- Diện tích: khoảng 4,5 triệu km2 gồm 2 phần: phần đất liền là bán đảo Trung Ấn và phần hải đảo là quầ đảo Mã Lai.
- Địa hình:
+ Phần đất liền: có các dải núi cao trung bình hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam, xen kẽ là các thung lũng cắt xẻ sâu, làm cho địa hình bị chia cắt mạnh. Đồng bằng phù sa chủ yếu ở ven biển và hạ lưu các con sông.
+ Hải đảo: là nhiều đồi núi, ít đồng bằng, hay xảy ra động đất, núi lửa.
- Khí hậu:
+ phần đất liền: khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hạ gió tây nam nóng, ẩm mưa nhiều; mùa đông gió đông bắc, khô và lạnh.
+ hải đảo: khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều.
- Thực vật: chủ yếu là rừng nhiệt đới với thành phần loài rất phong phú.
- Sông ngòi: mạng lưới tương đối dày với các sông như Mê Công, Mê Nam,…
- Khoáng sản: than, sắt, đồng, thiếc,…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á, các khu vực của Châu Á
Giải bài tập Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á. Các khu vực của châu Á
Câu 3:
19/07/2024Châu Á gồm bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ?
Đáp án đúng là: B
Châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ (SGK - trang 118).
Câu 4:
23/07/2024Cảnh quan chủ yếu của khu vực Bắc Á là?
Đáp án đúng là: C
Rừng bao phủ trên một diện tích rất rộng, chủ yếu là rừng lá kim (SGK - trang 118).
Câu 5:
19/07/2024Bắc Á có đặc điểm khí hậu?
Đáp án đúng là: B
Đây là một khu vực có khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt, mang tính lục địa sâu sắc (SGK - trang 118).
Câu 6:
20/07/2024Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi Bắc Á?
Đáp án đúng là: A
Bắc á có mạng lưới sông khá dày, nguồn cung cấp nước chủ yếu là băng tuyết tan (do Bắc Á có khí hậu lạnh giá) (SGK - trang 118).
Câu 7:
19/07/2024Khu vực nào của châu Á không giáp với đại dương?
Đáp án đúng là: D
Trung Á là khu vực duy nhất của châu Á không tiếp giáp với đại dương (SGK - trang 120).
Câu 8:
19/07/2024Khí hậu ở Trung Á thuộc kiểu khí hậu nào?
Đáp án đúng là: B
Trung Á có khí hậu ôn đới lục địa (SGK - trang 120).
Câu 9:
19/07/2024Lượng mưa trung bình năm ở Trung Á đạt?
Đáp án đúng là: A
Lượng mưa rất thấp, chỉ khoảng 300-400mm/năm. (SGK - trang 120).
Câu 10:
19/07/2024Tài nguyên khoáng sản nào được coi là “vàng đen” ở Tây Nam Á?
Đáp án đúng là: B
Tây Nam Á chiếm khoảng hơn một nửa trữ lượng dầu mỏ của thế giới (SGK - trang 121).
Câu 11:
19/07/2024Cảnh quan chủ yếu của Tây Nam Á là?
Đáp án đúng là: C
Do điều kiện khí hậu khô, cảnh quan tự nhiên của Tây Nam Á phần lớn là bán hoang mạc và hoang mạc. (SGK-trang 121).
Câu 12:
19/07/2024Hệ thống núi Hi-ma-lay-a đồ sộ nằm ở khu vực nào của châu Á?
Đáp án đúng là: A
Địa hình bao gồm hệ thống núi Hi-ma-lay-a đồ sộ… (SGK - trang 122).
Câu 13:
19/07/2024Tại sao nói sườn phía nam của Hi-ma-lay-a là nơi mưa nhiều nhất trên thế giới?
Đáp án đúng là: B
Nơi mưa nhiều nhất trên thế giới nằm ở sườn đón gió của dãy Hi-ma-lay-a thuộc Ấn Độ, lượng mưa lên đến hơn 11000 mm. (SGK - trang 122).
Câu 14:
19/07/2024Phần đất liền chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng diện tích của Đông Á?
Đáp án đúng là: C
Phần đất liền chiếm tỉ lệ 96% diện tích của Đông Á (SGK - trang 123).
Câu 15:
19/07/2024Khu vực Đông Nam Á chia làm những bộ phận nào?
Đáp án đúng là: A
Khu vực Đông Nam Á rộng khoảng 4,5 triệu km2 gồm 2 phần: Phần đất liền (bán đảo Trung Ấn) và phần hải đảo (quần đảo Mã Lai). (SGK - trang 124).
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á có đáp án (433 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 7 KNTT Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực châu Á (Phần 2) có đáp án (227 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 5: Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên châu Á có đáp án (665 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á có đáp án (284 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 7 KNTT Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á (Phần 2) có đáp án (243 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 7 KNTT Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á (Phần 2) có đáp án (205 lượt thi)