Trang chủ Lớp 11 Địa lý Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean)

Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean)

Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean)

  • 180 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024
Cán cân xuất - nhập khẩu của khối ASEAN đạt giá trị dương (xuất siêu) là thành tựu về mặt
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn C

Cán cân xuất - nhập khẩu của khối ASEAN đạt giá trị dương (xuất siêu) là thành tựu về mặt kinh tế.


Câu 2:

25/09/2024
Cơ chế hợp tác của ASEAN không có biểu hiện nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN. Đó là, thông qua các diễn đàn, kí kết các hiệp ước, tổ chức các hội nghị, các dự án, chương trình phát triển, các hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch, xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”,… Không có tổ chức hay liên kết sản xuất các loại vũ khí.

B đúng 

- A sai vì đó là nơi các quốc gia thành viên cùng thảo luận, trao đổi và đưa ra các quyết sách chung, nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, chính trị và an ninh trong khu vực.

- C sai vì đây là nơi các quốc gia thành viên gặp gỡ, thảo luận và đưa ra các quyết sách chung nhằm tăng cường sự phối hợp trong nhiều lĩnh vực, từ chính trị đến kinh tế và văn hóa.

- D sai vì chúng tạo ra nền tảng cụ thể để các quốc gia thành viên phối hợp thực hiện các mục tiêu chung, như phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống nhân dân.

*) Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN

a) Các mục tiêu chính của ASEAN

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

- Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.

- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.

Mục tiêu chung: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

b) Cơ chế hợp tác của ASEAN

Cơ chế hợp tác rất phong phú, đa dạng: thông qua các diễn đàn; thông qua các hiệp ước; tổ chức các hội nghị; thông qua các dự án, chương trình phát triển; xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”; thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.


Câu 3:

23/07/2024
Quốc gia nào sau đây là thành viên chính thức cuối cùng của ASEAN đến thời điểm này?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn C

Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN năm 1997; Cam-pu-chia gia nhập ASEAN năm 1999 và Đông Ti-mo chưa gia nhập ASEAN. Như vậy, Cam-pu-chia là quốc gia chính thức trở thành thành viên chính thức của ASEAN cuối cùng vào thời điểm này.


Câu 4:

23/07/2024
Về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang các quốc gia nào sau đây trong cộng đồng ASEAN?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn A

Về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế khu vực, hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của nước ta từ khu vực là phân bón, thuốc trừ sâu, hàng tiêu dùng,…


Câu 5:

23/07/2024
Nhận định nào sau đây không phải cơ sở hình thành ASEAN?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn C

- Các nước ASEAN có nhiều đặc điểm chung về vị trí địa lí nằm ở khu vực đông nam châu Á và có vị trí gần kề nhau, khí hậu nhiệt đới gió mùa, các nước đều tiếp giáp với biển (trừ Lào) thuận lợi cho giao lưu, hợp tác.

- Đặc điểm văn hóa, xã hội có nhiều nét tương đồng văn hóa đa dạng nhiều màu sắc, mang đậm nét văn hóa phương Đông.

- Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa khu vực hóa hiện nay, việc liên kết giữa các quốc gia sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn: liên kết hỗ trợ nhau phát triển để cùng đạt mục tiêu lợi ích chung về sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước,…

- Việc sử dụng chung đồng tiền không phải là cơ sở cho sự hợp tác liên kết giữa các nước.


Câu 6:

23/07/2024
Khi mới thành lập, các quốc gia hợp tác chủ yếu trong lĩnh vực nào sau đây?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn A

Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá - xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới. Đến năm 1971, ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập, nhấn mạnh quyết tâm của các nước ASEAN trong việc đảm bảo việc công nhận và tôn trọng Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, tự do và trung lập,…


Câu 7:

23/07/2024
Thách thức nào sau đây thường không xuất hiện ở các nước ASEAN hiện nay?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn B

Các thách thức của ASEAN hiện nay là:

- Về kinh tế, có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế giữa một số nước thành viên. Quy mô nền kinh tế của từng nước trong ASEAN vẫn còn nhỏ, gây khó khăn trong cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khác trên thế giới.

- Về đời sống xã hội, có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước. Bên cạnh đó là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị.

- Về khai thác tài nguyên và môi trường, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí, tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở nhiều quốc gia.


Câu 8:

23/07/2024
ASEAN tạo ra một môi trường hòa bình và ổn định là cơ sở vững chắc để
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn B

Môi trường phát triển ổn định là cơ sở nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội. Môi trường ổn định thì các hoạt động khai thác, sản xuất, trao đổi sản phẩm dịch vụ mới có thể hoạt động thuận lợi và hiệu quả; đời sống xã hội diễn ra bình thường. Môi trường ổn định cũng là cơ sở để các nhà đầu tư nước ngoài đặt cơ sở sản xuất lâu dài ở các nước đang phát triển và ngược lại.


Câu 9:

23/07/2024
Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn C

Quốc gia nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa là Thái Lan. Các quốc gia còn lại đều thuộc Đông Nam Á hải đảo.


Câu 10:

23/07/2024
Đối với ASEAN, việc xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc lĩnh vực nào sau đây?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn B

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. Đây là một phần quan trọng trong cơ chế hợp tác giữa các nước trong khu vực ASEAN.


Câu 11:

23/07/2024
Quốc gia nào sau đây không phải nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn B

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Association of Southeast Asian Nations ASEAN) được thành lập vào ngày 8 - 8 - 1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm Bru-nây (năm 1984), Việt Nam (năm 1995), Lào và Mi-an-ma (năm 1997), Cam-pu-chia (năm 1999).


Câu 12:

23/07/2024
Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn C

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Association of Southeast Asian Nations ASEAN) được thành lập vào ngày 8 - 8 - 1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm Bru-nây (năm 1984), Việt Nam (năm 1995), Lào và Mi-an-ma (năm 1997), Cam-pu-chia (năm 1999).


Câu 13:

23/07/2024
Quốc gia nào có GDP bình quân đầu người thấp nhất trong các quốc gia sau đây?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn D

Trong khi GDP bình quân đầu người theo giá thực tế của Xin-ga-po rất cao (25 207 USD), thì ở nhiều quốc gia chỉ số này lại rất thấp (Mi-an-ma 166 USD, Cam-pu-chia 358 USD, Lào 423 USD, Việt Nam 553 USD).

Câu 14:

23/07/2024
Các quốc gia nào sau đây tham gia thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn A

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Association of Southeast Asian Nations ASEAN) được thành lập vào ngày 8 - 8 - 1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm Bru-nây (năm 1984), Việt Nam (năm 1995), Lào và Mi-an-ma (năm 1997), Cam-pu-chia (năm 1999).


Câu 15:

23/07/2024
Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào thời gian nào sau đây?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Chọn A

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Association of Southeast Asian Nations ASEAN) được thành lập vào ngày 8 - 8 - 1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm Bru-nây (năm 1984), Việt Nam (năm 1995), Lào và Mi-an-ma (năm 1997), Cam-pu-chia (năm 1999).


Bắt đầu thi ngay