Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 10. Liên minh Châu Âu
Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 10. Liên minh Châu Âu
-
344 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
05/10/2024Đáp án đúng là: D
Mục tiêu của EU theo Hiệp ước Ma-xtrích là xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó, hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên: tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại nhằm thúc dẩy sự thống nhất châu Âu và góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D đúng
- A sai vì EU chủ yếu tập trung vào việc tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người và tiền tệ, trong khi vũ khí không phải là một phần chính trong chiến lược hợp tác kinh tế và chính trị của liên minh.
- B sai vì tổ chức này chủ yếu tập trung vào việc tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ để thúc đẩy kinh tế và tạo ra thị trường chung.
- C sai vì tổ chức này chủ yếu tập trung vào việc tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ và con người để thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập.
Liên minh châu Âu (EU) được thành lập với mục đích tạo ra một thị trường chung, nơi hàng hóa, dịch vụ, con người và tiền tệ có thể lưu thông tự do giữa các quốc gia thành viên. Điều này nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tăng cường hợp tác giữa các nước và nâng cao mức sống của người dân trong khu vực.
Bằng cách gỡ bỏ các rào cản thương mại và giảm thuế quan, EU giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường lớn hơn và cạnh tranh hơn. Hơn nữa, việc cho phép người lao động di chuyển tự do giữa các quốc gia giúp cải thiện tình trạng việc làm và đáp ứng nhu cầu lao động của các quốc gia.
Việc thiết lập đồng euro như một đơn vị tiền tệ chung cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường kinh tế ổn định, giảm thiểu rủi ro biến động tỷ giá và tạo thuận lợi cho giao dịch thương mại. Tóm lại, mục tiêu này không chỉ nhằm tăng cường sự phát triển kinh tế mà còn nâng cao mức sống và sự phát triển bền vững trong khu vực EU.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 2:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn A
Năm 1951, thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu. Gồm các quốc gia: Pháp, CHLB Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua.
Câu 3:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn A
Năm 1951, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua đã thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu; sau đó thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu vào năm 1957 và Cộng đồng Nguyên tử châu Âu vào năm 1958. Năm 1967, Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức trên.
Câu 4:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn D
Gây trở ngại lớn nhất cho việc phát triển của EU là sự khác biệt về trình độ phát triển của các nước trong khu vực Liên minh châu Âu (sự chênh lệch này diễn ra giữa các nước Đông - Tây - Nam - Bắc Âu).
Câu 5:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn C
EU là nhà xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới. EU đã kí kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) và các hiệp định khác có thành phần thương mại với nhiều nước.
Câu 6:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn C
Vào năm 2016 nước Anh đã trưng cầu dân ý rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) và được đa số người dân đồng thuận và đến năm 2020 các thủ tục để nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu đã hoàn tất và đi đến thống nhất, Anh chính thức rời EU.
Câu 7:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn A
Hiện nay, nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị không phải do chính phủ của các quốc gia thành viên đưa ra mà do các cơ quan của EU quyết định (Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng EU, Ủy ban Liên minh châu Âu).
Câu 8:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn B
Thị trường chung châu Âu được hình thành, đảm bảo quyền tự do lưu thông hàng hóa, con người, dịch vụ và tiền vốn (tiền tệ) cho các nước thành viên.
Câu 9:
12/10/2024Đáp án đúng là: D
Giải thích: - Trải qua quá trình hình thành và phát triển, số lượng thành viên EU tăng liên tục, từ 6 nước ban đầu (1957), đến năm 2021 đã có 27 thành viên.
- Sự mở rộng về thành viên cũng là quá trình mở rộng lãnh thổ EU.
- Trong hợp tác được mở rộng ở nhiều lĩnh vực: không chỉ liên kết về kinh tế, pháp luật, nôi vụ mà cả lĩnh vực an ninh đối ngoại; liên kết chặt chẽ hơn thể hiện qua thể chế.
- Tuy nhiên hạn chế của EU là chênh lệch trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia thành viên ngày càng tăng.
*Tìm hiểu thêm: "Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới"
- Sự thành công trong việc tạo ra thị trường chung; đảm bảo sự tự do lưu thông hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn của các nước thành viên và sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô đã giúp kinh tế EU phát triển nhanh chóng.
- Hiện nay, EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:
+ Quy mô GDP của EU đạt 17088,6 tỉ USD (đứng thứ ba trên thế giới), chiếm 17,8% GDP toàn cầu (năm 2021).
+ EU đứng đầu thế giới về tỉ trọng trị giá xuất khẩu, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu của thế giới (năm 2021).
+ EU đứng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực sản xuất, như: sản xuất ô tô; công nghiệp hàng không vũ trụ, điện tử - tin học, hoá chất,..
+ Chiếm khoảng 15% giá trị thương mại hàng hoá của thế giới.
- Đa số các quốc gia thành viên EU có nền kinh tế phát triển. Trong đó, Cộng hòa liên bang Đức, Pháp và I-ta-li-a là ba nền kinh tế lớn nhất EU và thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 10: Liên minh châu Âu
Câu 10:
12/10/2024Đáp án đúng là: A
Giải thích: - EU là một liên kết khu vực có 27 quốc gia mỗi nước có trình độ phát triển khác nhau.
- EU là có hoạt động ngoại thương với bên ngoài nên cũng sẽ bị phụ thuộc vào bên ngoài.
- EU là khu vực kinh tế phát triển nhưng không thể chi phối toàn bộ nền kinh tế thế giới.
-> Nhận định đúng là: Liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới (27 quốc gia thành viên năm 2023).
*Tìm hiểu thêm: "Mục đích liên kết, hợp tác"
Hợp tác, liên minh chặt chẽ giữa các nước thành viên trên lĩnh vực kinh tế, tiền tệ và chính trị ,an ninh chung."
Cơ cấu tổ chức: Năm cơ quan chính là Hội đồng Châu âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban Châu âu, quốc hội Châu Âu, Tòa án Châu âu và một số ủy ban chuyên môn khác.
Hoạt động tiêu biểu:
- Tháng 6/1979, bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
- Tháng 3/1995, hủy bỏ việc kiểm soát đi lại của công dân EU qua biên giới của nhau.
- 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu được đưa vào sử dụng - đồng Euro.
⇒ Hiện nay là EU là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 7: Tây Âu
Câu 11:
05/10/2024Đáp án đúng là: C
Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất (trên 1,4 tỉ dân), tiếp đến là Ấn Độ, Hoa Kì, In-dô-nê-xi-a, Bra-xin,… Như vậy, EU không dẫn đầu thế giới về dân số.
C đúng
- A, B, D sai vì mặc dù EU có kim ngạch xuất khẩu và thương mại lớn, nhưng dân số trong khu vực này đang giảm và già hóa. Điều này dẫn đến việc EU không thể duy trì vị thế dân số trẻ và năng động như nhiều khu vực khác trên thế giới, ảnh hưởng đến hoạt động dân số tổng thể.
Liên minh châu Âu (EU) không dẫn đầu thế giới về hoạt động dân số chủ yếu vì các yếu tố như sự già hóa dân số, tỷ lệ sinh thấp và di cư hạn chế. Mặc dù EU có một nền kinh tế phát triển và mức sống cao, nhưng các quốc gia thành viên đang đối mặt với vấn đề dân số giảm sút và cơ cấu dân số không còn trẻ trung.
Tỷ lệ sinh ở nhiều nước châu Âu thấp hơn mức thay thế, dẫn đến tình trạng già hóa dân số và thiếu hụt lực lượng lao động. Điều này làm cho EU không thể duy trì mức tăng trưởng dân số như các khu vực khác, chẳng hạn như châu Á hay châu Phi, nơi có tỷ lệ sinh cao hơn và dân số trẻ hơn.
Hơn nữa, các chính sách di cư ở nhiều quốc gia EU cũng hạn chế việc thu hút lao động trẻ từ bên ngoài, khiến cho dân số trong khu vực này không thể gia tăng một cách mạnh mẽ. Do đó, mặc dù EU có sự phát triển kinh tế đáng kể, nhưng về mặt hoạt động dân số, khu vực này không giữ vị trí dẫn đầu trên thế giới.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 12:
08/11/2024Đáp án đúng là: B
EU là một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới nhưng vẫn có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên EU; EU là tổ trước liên kết khu vực lớn nhất thế giới (28 quốc gia thành viên, Anh rời EU 2020 nên còn 27 thành viên) và EU cũng là tổ chức thương mại thế giới, trước cả Hoa Kì và Nhật Bản.
B đúng
- A sai vì liên minh châu Âu (EU) là một trong những liên kết kinh tế khu vực lớn nhất trên thế giới, với 27 quốc gia thành viên và thị trường chung cho hơn 450 triệu dân.
- C sai vì liên minh châu Âu (EU) được coi là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới vì nó thiết lập một thị trường chung với quy định thương mại thống nhất giữa các quốc gia thành viên, giúp thúc đẩy giao thương nội khối.
- D sai vì liên minh châu Âu được xem là một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới vì nó tập hợp nhiều nền kinh tế lớn, đóng góp đáng kể vào GDP toàn cầu và có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách kinh tế quốc tế.
* Tìm hiểu thêm về " Liên minh châu Âu (EU)":
Đặc điểm không đúng với Liên minh châu Âu (EU) là kinh tế phát triển khá đều giữa các nước. Mặc dù EU đã tạo ra một thị trường chung và các chính sách phát triển nhằm tăng cường sự hòa nhập kinh tế, nhưng vẫn tồn tại sự chênh lệch lớn về mức độ phát triển giữa các quốc gia thành viên. Các nước Tây Âu, như Đức và Pháp, có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn so với các nước Đông Âu, như Romania và Bulgaria. Sự khác biệt này thể hiện rõ ở chỉ số GDP, thu nhập bình quân đầu người và các chỉ số phát triển khác. Chênh lệch trong tài nguyên, cơ sở hạ tầng và năng lực cạnh tranh giữa các quốc gia cũng góp phần làm cho sự phát triển kinh tế không đồng đều trong khu vực. Điều này khiến cho EU phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thực hiện các chính sách phát triển đồng bộ và cân bằng giữa các quốc gia thành viên.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 13:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn B
Sự kiện Anh rút khỏi EU còn được gọi tên là Brexit. Năm 2016 nước Anh đã chọn rời khỏi EU và đến tháng 1/2020 chính thức rời khỏi EU để trở thành một quốc gia độc lập trong tất cả mọi lĩnh vực. Sự kiện Anh rút khỏi EU không chỉ tác động mạnh mẽ đến chính trị - kinh tế - xã hội Vương Quốc Anh mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của EU và toàn thế giới.
Câu 14:
02/11/2024Đáp án đúng là : A
- Đồng tiền chung được Liên minh châu Âu đưa vào sử dụng là Ơ-rô.
Đồng tiền chung được Liên minh châu Âu đưa vào sử dụng là Ơ-rô (Euro). Khu vực đồng Ơ-rô bao gồm 19 quốc gia thành viên EU, sử dụng đồng Ơ-rô như một loại tiểu tệ duy nhất. Đồng Ơ-rô có vị trí cao trong giao dịch quốc tế, là đồng tiền dự trữ chính thức quốc tế.
- Những quốc gia dùng đô la Mỹ là đồng nội tệ (ngoài Hoa Kỳ) Ngoài Hoa Kỳ, một số quốc gia khác cũng sử dụng đồng đô la Mỹ (USD) làm tiền tệ chính thức, bao gồm: Ecuador, El Salvador, Zimbabwe và Đông Timor, Palau, Micronesia, Quần đảo Marshall, Zimbabwe và mới nhất là Argentina.
→ B sai.
- Đồng Rúp (tiếng Anh là Ruble hoặc Rouble) là đơn vị tiền tệ chính thức của Liên Bang Nga và bốn nước cộng hòa tự trị là cộng hòa nhân dân Lugansk, cộng hòa nhân dân Donetsk, Nam Ossetia và Abkhazia
→ C sai.
- Bảng Anh (tiếng Anh: pound, ký hiệu £, mã ISO: GBP) là đơn vị tiền tệ chính thức của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cùng các lãnh thổ hải ngoại, thuộc địa.
→ D sai.
* VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
- Sự thành công trong việc tạo ra thị trường chung; đảm bảo sự tự do lưu thông hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn của các nước thành viên và sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô đã giúp kinh tế EU phát triển nhanh chóng.
- Hiện nay, EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:
+ Quy mô GDP của EU đạt 17088,6 tỉ USD (đứng thứ ba trên thế giới), chiếm 17,8% GDP toàn cầu (năm 2021).
+ EU đứng đầu thế giới về tỉ trọng trị giá xuất khẩu, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu của thế giới (năm 2021).
+ EU đứng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực sản xuất, như: sản xuất ô tô; công nghiệp hàng không vũ trụ, điện tử - tin học, hoá chất,..
+ Chiếm khoảng 15% giá trị thương mại hàng hoá của thế giới.
- Đa số các quốc gia thành viên EU có nền kinh tế phát triển. Trong đó, Cộng hòa liên bang Đức, Pháp và I-ta-li-a là ba nền kinh tế lớn nhất EU và thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- Hoạt động thương mại nội khối diễn ra mạnh mẽ do EU tập trung loại bỏ các rào cản thuế quan và thực hiện thị trường chung thống nhất giữa các quốc gia thành viên.
- Hoạt động ngoại thương:
+ Được đẩy mạnh thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu. Năm 2021, EU đang dẫn đầu thế giới về hoạt động thương mại, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu và chiếm 29,6% trị giá nhập khẩu của thế giới.
+ Các bạn hàng lớn của EU là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, ASEAN,...
+ EU cũng là bạn hàng lớn của một số nước đang phát triển và dành các ưu đãi về thương mại cho một số nước ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.
+ Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của EU là máy móc, thiết bị, dược phẩm, xe có động cơ, sản phẩm hoá chất, máy tính, điện tử và sản phẩm quang học,...
+ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy tính, sản phẩm điện tử và quang học, dầu thô và khí tự nhiên, hoá chất và sản phẩm hoá học, máy móc, thiết bị và kim loại cơ bản,...
+ EU ủng hộ chính sách tự do thương mại trên toàn cầu. Tuy nhiên, EU cũng thực hiện nhiều chính sách tăng cường phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất và thị trường nội khối.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 15:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn B
Năm 1994 đã hoàn thành tuyến đường hầm giao thông Măng-sơ nối liền nước Anh với châu Âu.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 10. Liên minh Châu Âu (343 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 8. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế mỹ latinh (557 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 23. Kinh tế Nhật Bản (335 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 12. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á (277 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 26. Kinh tế Trung Quốc (276 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 30. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi (255 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc (254 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 19. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga (241 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 20. Kinh tế Liên Bang Nga (232 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 18. Kinh tế Hoa Kì (225 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 15. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á (217 lượt thi)