Trắc nghiệm Công Nghệ 11 Bài 33: Động cơ đốt trong dùng cho ô tô có đáp án (Mới nhất)
Trắc nghiệm Công Nghệ 11 Bài 33: Động cơ đốt trong dùng cho ô tô có đáp án (Mới nhất)
-
516 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Câu 1. Động cơ đốt trong trên ô tô có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án đúng: A
Giải thích: Động cơ đốt trong trên ô tô có đặc điểm là:
+ Tốc độ quay cao
+ Kích thước và trọng lượng nhỏ, gọn
+ Thường làm mát bằng nước.
Câu 2:
23/07/2024Câu 2. Có mấy cách bố trí động cơ đốt trong trên ô tô?
Đáp án đúng: C
Giải thích: Động cơ đốt trong trên ô tô được bố trí ở đầu xe, đuôi xe hoặc giữa xe.
Câu 3:
17/07/2024Câu 3. Nhược điểm của động cơ đốt trong đặt trước buồng lái là:
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Do động cơ đặt ở trước buồng lái nên mui xe nhô ra phía trước gây ảnh hưởng đến tầm quan sát của lái xe.
C đúng
- A sai vì động cơ đốt trong đặt trước thường có tỷ lệ tiêu thụ nhiên liệu cao hơn so với các loại động cơ khác như động cơ đốt trong đặt sau
- B sai vì động cơ đặt trước buồng lái thường được đặt ở một vị trí khá sâu bên trong khoang động cơ, điều này làm cho việc tiếp cận và thực hiện các công việc sửa chữa, bảo dưỡng trở nên khó khăn hơn so với các động cơ đặt sau
*) Cấu tạo chung của ô tô
- Các bộ phận chính của ô tô bao gồm: động cơ, hệ thống truyền lực, bánh xe và hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống phanh, khung vỏ, hệ thống điện và điện tử.
+ Động cơ: tạo nguồn mô men chủ động để xe chuyển động.
+ Hệ thống truyền lực: truyền và biến đổi mô men chủ động đến các bánh xe để xe có thể chuyển động, bao gồm li hợp, hộp số, trục các đăng, truyền lực chính và bộ vi sai.
+ Bánh xe và hệ thống treo: đỡ trọng lượng của xe, tiếp nhận lực tác dụng từ mặt đường để xe có thể chuyển động êm dịu và an toàn.
+ Hệ thống lái: điều khiển hướng chuyển động của xe.
+ Hệ thống phanh: điều khiển giảm tốc độ hoặc dừng xe, bao gồm cơ cấu phanh và bộ phận dẫn động điều khiển phanh.
+ Khung vỏ: giá đỡ chính để lắp đặt các bộ phận của xe, tạo các khoang chứa động cơ, khoang hành khách và khoang chở hàng của xe.
- Mỗi bộ phận có chức năng và vai trò riêng trong việc đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng ô tô.
- Ngoài các bộ phận chính, ô tô còn có thể có hệ thống điều hoà không khí và các thiết bị tiện nghi khác để tăng tiện nghi cho người sử dụng.
Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 4:
22/07/2024Câu 4. Ưu điểm của trường hợp bố trí động cơ đốt trong ở trong buồng lái là:
Đáp án đúng: A
Giải thích: Do động cơ không có mui xe nên dễ dàng cho việc quan sát. Tuy nhiên, động cơ đặt trong buồng lái sẽ gây ồn trực tiếp cho lái xe, ảnh hưởng khí thaair và khó khăn cho việc sửa chữa, bảo dưỡng.
Câu 5:
22/07/2024Câu 5. Có mấy cách phân loại hệ thống truyền lực trên ô tô?
Đáp án đúng: B
Giải thích: Người ta phân loại hệ thống truyền lực căn cứ vào: số cầu chủ động và phương pháp điều khiển.
Câu 6:
22/07/2024Câu 6. Động cơ đốt trong trên ô tô được bố trí ở vị trí nào?
Đáp án đúng: D
Giải thích: Động cơ đốt trong trên ô tô có thể bố trí ở đầu, đuôi hoặc giữa xe.
Câu 7:
20/07/2024Câu 7. Theo số cầu chủ động, người ta chia hệ thống truyền lực của ô tô làm mấy loại?
Đáp án đúng: B
Giải thích: Theo số cầu chủ động, hệ thống truyền lực trên ô tô được chia làm 2 loại: một cầu chủ động và nhiều cầu chủ động.
Câu 8:
22/07/2024Câu 8. Theo phương pháp điều khiển, người ta chia hệ thống truyền lực của ô tô làm mấy loại?
Đáp án đúng: C
Giải thích: Theo phương pháp điều khiển, người ta chia hệ thống truyền lực của ô tô làm 3 loại: điều khiển bằng tay, điều khiển bán tự động, điều khiển tự động.
Câu 9:
21/07/2024Câu 9. Bộ phận bị động của li hợp ô tô là:
Đáp án đúng: D
Giải thích: Bánh đà, vỏ li hợp và đĩa ép đều là bộ phận chủ động của li hợp ô tô.
Câu 10:
21/07/2024Câu 10. Hãy cho biết, đâu không phải là nhiệm vụ của hộp số?
Đáp án đúng: A
Giải thích: Truyền, ngắt momen quay từ động cơ đến hộp số là nhiệm vụ của li hợp.
Câu 11:
23/07/2024Câu 11. Đĩa ép thuộc bộ phận nào của hệ thống truyền lực?
Đáp án đúng: A
Giải thích: Đĩa ép thuộc bộ phận chủ động của li hợp.
Câu 12. Nhiệm vụ của truyền lực cac đăng là:
A. Truyền, ngắt momen quay từ động cơ đến hộp số
B. Thay đổi lực kéo và tốc độ của xe
C. Truyền momen quay từ hộp số đến cầu chủ động của xe
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12:
23/07/2024Câu 12. Nhiệm vụ của truyền lực cac đăng là:
Đáp án đúng: C
Giải thích:
+ Đáp án A: Truyền, ngắt momen quay từ động cơ đến hộp số là nhiệm vụ của li hợp nên A sai.
+ Đáp án B: Thay đổi lực kéo và tốc độ của xe là nhiệm vụ của hộp số nên B sai
+ Do A và B sai nên đáp án D sai.
Câu 13:
25/08/2024Câu 13. Động cơ đặt ở đuôi xe ô tô thì hệ thống truyền lực không có:
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Do động cơ đặt ở đuôi xe nên không cần truyền lực các đăng để truyền lực đến báng xe chủ động.
C đúng
- A sai vì là một phần của hệ thống truyền lực trong xe ô tô. Nó kết nối và ngắt động cơ với hộp số để truyền lực từ động cơ tới các bánh xe khi xe chuyển động.
- B sai vì là một phần của hệ thống truyền lực trong xe ô tô. Nó chuyển đổi và điều chỉnh lực từ động cơ đến các bánh xe, giúp xe vận hành hiệu quả ở các tốc độ và điều kiện khác nhau.
* Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực
a) Ly hợp
Ly hợp trên ô tô dùng để truyền, ngắt mômen quay từ động cơ cho hộp số. Có nhiều loại li hợp khác nhau, trên ô tô thường sử dụng loại li hợp ma sát.
Bộ phận chủ động của li hợp là bánh đà, vỏ li hợp và đĩa ép, bộ phận bị động là đĩa ma sát lắp trên trục của li hợp. Ở trạng thái đóng, lò xo 8 ép đĩa ép 2 và đĩa ma sát 9 vào mặt đầu bánh đà tạo thành khối liên kết. Momen quay sẽ được truyền từ bánh đà và đĩa ép tới đĩa ma sát rồi đến trục li hợp 6. Để ngắt li hợp, bộ phận điều khiển kéo đĩa ép dịch sang phải, đĩa ma sát được giải phóng.
b) Hộp số
Hộp số có nhiệm vụ:
- Thay đổi lực kéo và tốc độ
- Thay đổi chiều quay bánh xe để thay đổi chiều chuyển động của xe
- Ngắt đường truyền mômen từ động cơ tới bánh xe trong những lúc cần thiết ( khi khởi động, sang số)
Nguyên tắc tạo thành hộp số là dùng các bánh răng có đường kính khác nhau ăn khớp với nhau từng đôi một. Nếu mômen quay truyền từ bánh răng có đường kính nhỏ đến bánh răng có đường kính lớn thì tốc độ quay giảm và ngược lại
Muốn đảo chiều quay của trục lắp bánh xe cần đảo chiều quay trục ra của hộp số (trục bị động). Để đạt yêu cầu này phải bố trí một bánh răng trung gian lắp xen giữa cặp bánh răng có tốc độ thấp.
Trong quá trình sử dụng, có những thời điểm cần ngắt đường truyền momen từ động cơ đến bánh xe chủ động, li hợp có khả năng thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên trên hộp số vẫn cấu tạo ngắt đường truyền động momen vào thời điểm khởi động động cơ, sang số để tăng hoặc giảm tốc độ.
c) Truyền lực các đăng
Các đăng có nhiệm vụ truyền mômen quay từ hộp số đến cầu chủ động của xe
Hộp số lắp cố định trên khung xe, cầu sau được đỡ bởi bánh xe. Khi xe chuyển động, ngoài chuyển động quay, bánh xe luôn chuyển động lên, xuống do mặt đường không phẳng, vì vậy cầu xe luôn có sự dịch chuyển lên, xuống theo phương thẳng đứng làm cho các góc ⬬1, β2, AB thay đổi. Truyền lực đăng cho phép thay đổi các góc ⬬1, β2 ¬nhờ khớp 2, thay đổi AB nhờ khớp 3.
d) Truyền lực chính
Truyền lực chính có nhiệm vụ sau:
- Thay đổi hướng truyền mômen từ phương dọc xe sang phương ngang xe
- Giảm tốc độ, tăng mômen quay
Truyền lực chính gồm 2 bánh răng côn 1,2, Bánh răng 1 nối với các trục đăng, bánh răng 2 gắn với bộ vi sai.
Nhờ có cặp bánh răng côn, phương truyền momen được đổi hướng từ dọc sang ngang.
e) Bộ vi sai
Truyền lực chính thường bố trí cùng bộ vi sai, bánh răng bị động 2 tham gia vào việc tạo thành bộ vi sai.
Bộ vi sai có nhiệm vụ phân phối mômen cho 2 bán trục của 2 bánh xe chủ động, cho phép 2 bánh xe quay với vận tốc khác nhau khi ô tô chuyển động trên đường không bằng phẳng, không thẳng, khi quay vòng.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 21: Khái quát chung về ô tô
Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 22: Hệ thống truyền lực
Câu 14:
23/07/2024Câu 14. Khi xe di chuyển, bánh nào quay trước?
Đáp án đúng: B
Giải thích: Bánh trước được xem như bánh xe dẫn dưỡng, nó sẽ quay sau bánh xe sau.
Câu 15:
21/07/2024Câu 15. Khi xe di chuyển, lực từ động cơ sẽ được truyền tới bánh xe nào?
Đáp án đúng: B
Giải thích: Bánh trước chỉ được xem như là bánh xe dẫn hướng cho chuyển động của xe.