Câu hỏi:
25/08/2024 5,538Câu 13. Động cơ đặt ở đuôi xe ô tô thì hệ thống truyền lực không có:
A. Li hợp
B. Hộp số
C. Truyền lực các đăng
D. Cả 3 đáp án trên
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Do động cơ đặt ở đuôi xe nên không cần truyền lực các đăng để truyền lực đến báng xe chủ động.
C đúng
- A sai vì là một phần của hệ thống truyền lực trong xe ô tô. Nó kết nối và ngắt động cơ với hộp số để truyền lực từ động cơ tới các bánh xe khi xe chuyển động.
- B sai vì là một phần của hệ thống truyền lực trong xe ô tô. Nó chuyển đổi và điều chỉnh lực từ động cơ đến các bánh xe, giúp xe vận hành hiệu quả ở các tốc độ và điều kiện khác nhau.
* Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực
a) Ly hợp
Ly hợp trên ô tô dùng để truyền, ngắt mômen quay từ động cơ cho hộp số. Có nhiều loại li hợp khác nhau, trên ô tô thường sử dụng loại li hợp ma sát.
Bộ phận chủ động của li hợp là bánh đà, vỏ li hợp và đĩa ép, bộ phận bị động là đĩa ma sát lắp trên trục của li hợp. Ở trạng thái đóng, lò xo 8 ép đĩa ép 2 và đĩa ma sát 9 vào mặt đầu bánh đà tạo thành khối liên kết. Momen quay sẽ được truyền từ bánh đà và đĩa ép tới đĩa ma sát rồi đến trục li hợp 6. Để ngắt li hợp, bộ phận điều khiển kéo đĩa ép dịch sang phải, đĩa ma sát được giải phóng.
b) Hộp số
Hộp số có nhiệm vụ:
- Thay đổi lực kéo và tốc độ
- Thay đổi chiều quay bánh xe để thay đổi chiều chuyển động của xe
- Ngắt đường truyền mômen từ động cơ tới bánh xe trong những lúc cần thiết ( khi khởi động, sang số)
Nguyên tắc tạo thành hộp số là dùng các bánh răng có đường kính khác nhau ăn khớp với nhau từng đôi một. Nếu mômen quay truyền từ bánh răng có đường kính nhỏ đến bánh răng có đường kính lớn thì tốc độ quay giảm và ngược lại
Muốn đảo chiều quay của trục lắp bánh xe cần đảo chiều quay trục ra của hộp số (trục bị động). Để đạt yêu cầu này phải bố trí một bánh răng trung gian lắp xen giữa cặp bánh răng có tốc độ thấp.
Trong quá trình sử dụng, có những thời điểm cần ngắt đường truyền momen từ động cơ đến bánh xe chủ động, li hợp có khả năng thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên trên hộp số vẫn cấu tạo ngắt đường truyền động momen vào thời điểm khởi động động cơ, sang số để tăng hoặc giảm tốc độ.
c) Truyền lực các đăng
Các đăng có nhiệm vụ truyền mômen quay từ hộp số đến cầu chủ động của xe
Hộp số lắp cố định trên khung xe, cầu sau được đỡ bởi bánh xe. Khi xe chuyển động, ngoài chuyển động quay, bánh xe luôn chuyển động lên, xuống do mặt đường không phẳng, vì vậy cầu xe luôn có sự dịch chuyển lên, xuống theo phương thẳng đứng làm cho các góc ⬬1, β2, AB thay đổi. Truyền lực đăng cho phép thay đổi các góc ⬬1, β2 ¬nhờ khớp 2, thay đổi AB nhờ khớp 3.
d) Truyền lực chính
Truyền lực chính có nhiệm vụ sau:
- Thay đổi hướng truyền mômen từ phương dọc xe sang phương ngang xe
- Giảm tốc độ, tăng mômen quay
Truyền lực chính gồm 2 bánh răng côn 1,2, Bánh răng 1 nối với các trục đăng, bánh răng 2 gắn với bộ vi sai.
Nhờ có cặp bánh răng côn, phương truyền momen được đổi hướng từ dọc sang ngang.
e) Bộ vi sai
Truyền lực chính thường bố trí cùng bộ vi sai, bánh răng bị động 2 tham gia vào việc tạo thành bộ vi sai.
Bộ vi sai có nhiệm vụ phân phối mômen cho 2 bán trục của 2 bánh xe chủ động, cho phép 2 bánh xe quay với vận tốc khác nhau khi ô tô chuyển động trên đường không bằng phẳng, không thẳng, khi quay vòng.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 21: Khái quát chung về ô tô
Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 22: Hệ thống truyền lực
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Câu 3. Nhược điểm của động cơ đốt trong đặt trước buồng lái là:
Câu 5:
Câu 7. Theo số cầu chủ động, người ta chia hệ thống truyền lực của ô tô làm mấy loại?
Câu 6:
Câu 4. Ưu điểm của trường hợp bố trí động cơ đốt trong ở trong buồng lái là:
Câu 8:
Câu 8. Theo phương pháp điều khiển, người ta chia hệ thống truyền lực của ô tô làm mấy loại?
Câu 12:
Câu 15. Khi xe di chuyển, lực từ động cơ sẽ được truyền tới bánh xe nào?