Tổng hợp đề thi thử môn GDCD có đáp án mới nhất (Đề 11)

  • 1934 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Nội dung nào dưới đây là một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 2:

20/07/2024

Mọi công dân vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 3:

20/07/2024

Để trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 5:

20/07/2024

Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 7:

20/07/2024

Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 8:

20/07/2024

Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 9:

20/07/2024

Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 10:

20/07/2024

Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung, nghĩa là quy định bắt buộc đối với

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 11:

08/08/2024

Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất xã hội.

- Bản chất xã hội của pháp luật.

+ Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

+ Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.

+ Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội

→ A đúng.B,C,D sai

*  Khái niệm pháp luật

a. Pháp luật là gì?

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

b. Đặc trưng của pháp luật

- Tính quy phạm phổ biến

+ Pháp luật là khuôn mẫu chung, áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực.

+ Là ranh giới phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.

+ Làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật.

- Tính quyền lực, bắt buộc chung

+ Là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức.

+ Những người vi phạm pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo hoặc để khắc phục hậu quả do việc làm trái pháp luật gây nên.

- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

+ Được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật: diễn đạt chính xác, một nghĩa.

+ Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành đều được quy định rõ trong “Hiến pháp” và “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.

+ Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành à mọi văn bản pháp luật đều không được trái với Hiến pháp và tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.

2. Bản chất của pháp luật

a. Bản chất giai cấp của pháp luật.

- Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

b. Bản chất xã hội của pháp luật.

- Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

- Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.

- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết GDCD 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống

Mục lục Giải GDCD 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống


Câu 12:

20/07/2024

Chủ thể nào dưới đây có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 13:

23/07/2024

Thông tin của thị trường giúp người mua

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 15:

20/07/2024

Quy định trong các văn bản diễn đạt chính xác, một nghĩa để mọi người đều hiểu đúng và thực hiện đúng là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 16:

01/11/2024

Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.

→ B đúng.A,C,D sai,

* Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

a. Vi phạm pháp luật

- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:

+ Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật.

+ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

+ Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.

b. Trách nhiệm pháp lí

- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Mục đích:

+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.

+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.

+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt, khắc phục hậu quả.

+ Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật.

+ Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, răn đe, củng cố niềm tin, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.

c. Các loại vi phạm pháp luật

- Vi phạm hình sự:

+ Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự

+ Người vi phạm hành sự phải chịu trách nhiệm hình phát và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự.

- Vi phạm hành chính

+ Là các hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước

+ Người vi phạm hành chính phải chịu các hình thức xử lí hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

- Vi phạm dân sự

+ Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.

+ Người vi phạm phịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.

- Vi phạm kỉ luật

+ Là hành vi trái với quy định quy tắc quy chế xác định trật tự kỉ cương trong nội bộ cơ quan trường học xí nghiệp.

+ Người vi phạm phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ - công nhân viên - học sinh - sinh viên của tổ chức mình.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật

Mục lục Giải GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật


Câu 17:

20/07/2024

Người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 18:

20/07/2024

Công ty sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm là đã thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây của người kinh doanh?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 19:

20/07/2024

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên có độ tuổi là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 20:

20/07/2024

Việc công dân A không tố giác tội phạm là thuộc loại hành vi nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 23:

29/10/2024

Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế việc làm trái pháp luật là một trong các mục đích

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích:Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế việc làm trái pháp luật là một trong các mục đích của trách nhiệm pháp lí.

*Tìm hiểu thêm: "Trách nhiệm pháp lí"

- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Mục đích:

+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.

+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.

+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt, khắc phục hậu quả.

+ Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật.

+ Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, răn đe, củng cố niềm tin, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật

 


Câu 27:

20/07/2024

Học xong Trung học phổ thông, chị X không học tiếp ở Đại học. Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp, chị đã làm thủ tục và được cấp giấy phép mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 31:

20/07/2024

Do có mâu thuẫn với một cán bộ của Uỷ ban nhân huyện H, K đã viết bài phê phán sai sự thật về người cán bộ này. Hành vi của K đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 34:

20/07/2024

Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định về những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 35:

20/07/2024

Q thi đỗ và được tuyển chọn vào lớp Cử nhân chất lượng cao của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Q đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 36:

20/07/2024

Anh Q đi xe máy vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền 400.000 đồng. Cho rằng, mức phạt như vậy là quá cao, anh Q có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng pháp luật?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 37:

20/07/2024

Ông N đốt rừng làm nương rẫy, làm cháy gần một héc-ta rừng đặc dụng khu di tích lịch sử - văn hoá. Hành vi của ông N là trái pháp luật về

Xem đáp án

Đáp án C


Bắt đầu thi ngay