Tổng hợp đề ôn luyện thi THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 19)

  • 2178 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

18/07/2024

Nước và các ion khoáng xâm nhập vào mạch gỗ của rễ theo con đường?

Xem đáp án

Đáp án D.


Câu 4:

17/07/2024

Cho các loài động vật sau: Voi, trâu, bò, mèo, chuột. Có bao nhiêu loài thuộc các loài trên có nhịp tim/phút nhỏ hơn nhịp tim/phút của loài lợn?

Xem đáp án

Đáp án C.

Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể, loài voi, trâu, bò kích thước lớn hơn loài lợn nên sẽ có nhịp tim nhỏ hơn.


Câu 7:

18/07/2024

Một quần thể có cấu trúc như sau: 300AA : 450Aa : 340aa. Số lượng alen a trong quần thể trên là

Xem đáp án

Đáp án D.

Số lượng alen a trong quần thể trên là 450 + 340.2 = 1130.


Câu 8:

05/07/2024

Ở nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu tạo từ ADN và protein loại histon. Nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở kỳ giữa của nguyên phân. Khi đó, mỗi nhiễm sắc thể có

Xem đáp án

Đáp án B.

Mỗi nhiễm sắc thể chỉ có một tâm động.


Câu 9:

16/07/2024

Nhân tố tiến hóa nào sau đây tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp mới cho quá trình tiến hóa theo quan niệm của Thuyết tiến hóa hiện đại?

Xem đáp án

Đáp án B.

Đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa, giao phối ngẫu nhiên tạo ra biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.


Câu 12:

21/07/2024

Khu sinh học (biôm) nào sau đây có độ phong phú về thành phần loài sinh vật nhất?

Xem đáp án

Đáp án D.


Câu 13:

20/07/2024

Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh?

Xem đáp án

Đáp án A.

Chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Các sắc tố khác chỉ hấp thụ ánh sáng và truyền năng lượng cho diệp lục a.


Câu 14:

10/07/2024

Khi nói về nồng độ đường huyết trong máu, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D.


Câu 15:

22/07/2024

Xét trong một tế bào, dạng đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen?

Xem đáp án

Đáp án D.

Đột biến gen làm phát sinh alen mới. Qua đó là tăng số loại alen của một gen.


Câu 18:

11/07/2024

Cho các phát biểu sau nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án C.

Quần thể kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng khó làm thay đổi tần số alen của quần thể.


Câu 19:

17/07/2024

Phát biểu nào sau đây khi nói về kích thước của quần thể sinh vật là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B.

A. Sai. Vì kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.

C. Sai. Vì khi thiếu thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi dẫn đến cạnh tranh làm cho mức sinh sản của quần thể giảm.

D. Sai. Vì kích thước quần thể có thể xuống dưới mức tối thiểu. Khi này quần thể có thể được phục hồi hoặc diệt vong.


Câu 21:

12/07/2024

Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C.

A. Sai vì sản phẩm của pha sáng còn có O2 không là nguyên liệu của pha tối.

B. Sai vì năng lượng để quang phân li nước là năng lượng ánh sáng.

D. Sai vì chu trình Canvin chỉ tạo trực tiếp ra AlPG, AlPG là chất khởi đầu để tổng hợp glucozơ, qua đó tổng rồi lipit, axit amin.


Câu 22:

13/07/2024

Khi nói về tuần hoàn máu ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Huyết áp tâm thu lớn hơn huyết áp tâm trương.

(2) Hệ tuần hoàn thường được cấu tạo chủ yếu bởi 2 bộ phận: tim và hệ mạch.

(3) Do xa lực đẩy của tim nhất nên tĩnh mạch có vận tốc máu chậm nhất.

(4) Đa số động vật có xương sống có hệ tuần hoàn kín.

Xem đáp án

Đáp án A.

(1) Đúng.

(2) Sai. Hệ tuần hoàn thường đươc cấu tạo chủ yểu bởi 3 bộ phận: tim, hệ mạch và dịch tuần hoàn.

(3) Sai. Vận tốc máu ở mao mạch mới nhỏ nhất.

(4) Sai. Tất cả động vật có xương sống đều có hệ tuần hoàn kín.


Câu 23:

06/07/2024

Cho các phát biểu sau đây về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Các gen trong nhân có số lần phiên mã luôn bằng nhau.

(2) Quá trình dịch mã diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã các gen trong nhân.

(3) Thông tin di truyền trong ADN được truyền đến protein nhờ cơ thể nhân đôi ADN.

(4) Có 3 loại ARN tham gia vào quá trình dịch mã.

Xem đáp án

Đáp án A.

(1) Sai. Các gen trong nhân có số lần phiên mã thường khác nhau. Tùy vào nhu cầu của tế bào.

(2) Sai. Quá trình dịch mã diễn ra sau quá trình phiên mã.

(3) Sai. Thông tin di truyền trong ADN được truyền đến protein nhờ cơ chế phiên mã và dịch mã.

(4) Đúng.


Câu 25:

17/07/2024

Một quần thể thực vật ngẫu phối thế hệ xuất phát đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,6. Biết rằng alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B.

A. Sai. Có thể có kiểu gen mới do di – nhập gen và giao phối ngẫu nhiên.

B. Đúng. Cấu trúc F2: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.

C. Sai. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của nhân tố đột biến thì tần số alen của quần thể sẽ bị thay đổi.

D. Sai. Tần số alen sẽ không đổi.


Câu 27:

15/07/2024

Giả sử một lưới thức ăn trong hệ sinh thái gồm các loài sinh vật A, B, C, D, E, F, G, H, I được mô tả qua sơ đồ ở hình bên. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ.

Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất.

(2) Loài B là sinh vật tiêu thụ bậc 2.

(3) Lưới thức ăn này có 7 chuỗi thức ăn.

 

(4) Loài C có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc bậc 3.

 

Xem đáp án

Đáp án A.

(1) Sai. Loài A và loài I mới tham gia nhiều chuỗi thức ăn nhất.

(2) Sai. Loài B là sinh vật tiêu thụ bậc 1.

(3) Sai. Lưới thức ăn trên có 6 chuỗi thức ăn lần lượt là
+ABCI+ABECI+ABEFI+ADECI+ADEFI+AGHI
(4) Đúng. Loài C là sinh vật tiêu thụ bậc 2 ABCI hoặc bậc 3  ABECI


Câu 30:

14/07/2024

Trong các nhận định sau đây về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Đột biến đảo đoạn không thể làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.

(2) Đột biến lệch bội không xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể giới tính.

(3) Hiện tượng đa bội phổ biến ở thực vật hơn động vật.

(4) Có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại những gen không mong muốn khỏi nhiễm sắc thể.

Xem đáp án

Đáp án B.

(1) Sai. Đột biến đảo đoạn chứa tâm động có thể làm thay đổi hình thái NST.

(2) Sai. Đột biến lệch bội vẫn xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính. Vì dụ ở người: X0, XXY,...

(3) Đúng. Do ở thực vật không có hệ thần kinh và giới tính nên ít ảnh hưởng hơn động vật.

(4) Đúng.


Câu 31:

23/07/2024

Giả sử 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen ABabDd  giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Để tạo ra được số loại giao tử tối đa cần ít nhất 3 tế bào xảy ra hoán vị gen.

(2) Nếu cả 4 tế bào đều không xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 8 loại giao tử.

(3) Nếu chỉ có 3 tế bào xảy ra hoán vị thì có thể tạo ra 8 loại giao tử với tỉ lệ 3:3:2:2:2:2:1:1.

(4) Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen thì tỉ lệ giao tử có thể tạo ra 8 loại giao tử với tỉ lệ:4:4:2:2:1:1:1 :1.

Xem đáp án

Đáp án A.

(1) Sai. Kiểu gen ABabDd cho 8 loại giao tử gồm 4 loại giao tử liên kết và 4 loại giao tử hoán vị.

Để tạo ra được 4 loại giao tử hoán vị chỉ cần 2 tế bào xảy ra hoán vị gen.

(2) Sai. Nếu cả 4 tế bào đều không xảy ra hoán vị gen thì số loại giao tử tạo ra có thể là 2 hoặc 4 loại (vì không có giao tử hoán vị).

(3) Đúng.

Xét 4 tế bào tham gia giảm phân:

+ Tế bào hoán vị thứ nhất tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ:

1

:

1

:

1

:

1

 

+ Tế bào hoán vị thứ hai tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ:

1

:

1

:

1

:

1

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Tế bào hoán vị thứ ba tạo ra 4 loại giao tử

(trùng với 8 loại do 2 tế bào trên tạo ra)

1

:

1

:

1

:

1

 

 

 

 

 

+ Tế bào thứ 4 không hoán vị sẽ tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ

2

:

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng các giao tử theo hàng ta được:

3

:

3

:

2

:

2

:

2

:

2

:

1

:

1

                                                       

 (Lưu ý với dạng này khi tính toán với các tế bào đầu tiên ta cần xếp sao cho đủ số lại cần tìm, sau đó mới xếp chồng lên nhau).

(4) Sai. Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen thì không tạo ra được 8 loại giao tử mà chỉ tạo ra được tối đa 6 loại giao tử.


Câu 33:

05/07/2024

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Đột biến gen chỉ xảy ra với gen trong nhân hoặc vùng nhân.

(2) Có thể xảy ra đột biến gen ngay cả khi không có tác nhân đột biến.

(3) Cá thể mang gen đột biến được gọi là thể đột biến.

(4) Đột biến thay thế cặp A - T bằng cặp G - X không thể biến đổi bộ ba mã hóa axit amin thành bộ ba kết thúc.

Xem đáp án

Đáp án B.

(1) Sai. Đột biến gen có thể xảy ra với gen trong nhân, vùng nhân hoặc ngoài nhân.

(2) Đúng. Khi xuất hiện các nucleotit loại hiếm như G*,...

(3) Sai. Cá thể mang gen đột biến chỉ khi biểu hiện ra kiểu hình mới được gọi là thể đột biến.

(4) Đúng. Phát biểu của đề:

                              Thay A – T = G – X                                 Phiên mã

Bộ ba mã hóa (ADN)--------------------->Bộ ba mới (ADN)-------------> Bộ ba kết thúc (ARN).

Giờ ta sẽ làm ngược lại:

                                    Phiên mã                                        Thay A – T = G – X

Bộ ba kết thúc (ARN)----------->Bộ ba mới (ADN)------------------------------>Bộ ba mã hóa (ADN).

+ Nếu ta suy ngược, thu được bộ ba mã hóa axit amin àPhát biểu sau.

+ Nếu ta suy ngược, nhưng không thu được bộ ba mã hóa axit amin à Phát biểu đúng.

Ta sẽ làm như sau:

 

                              Phiên mã                         Thay A – T = G – X        

Bộ ba kết thúc (ARN)------->Bộ ba mới (ADN)-------------------> Bộ ba mã hóa (ADN).

UAA

ATT

không có G để thay thế.

UAG

ATX

ATT

UGA

AXT

ATT

Ta chỉ thu được bộ ba ATT, mà bộ ba ATT sẽ phiên mã tạo ra bộ ba UAA (bộ ba kết thúc) nên phát biểu này đúng.


Câu 34:

19/07/2024

Cho phép lai P: ABabDDd x ABabDdd  thu được F1 . Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Nếu F1 có số cá thể lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 175 thì có thể P đã xảy ra hoán vị ở cả 2 giới với tần số 20%.

(2) F1 có tối đa 100 kiểu gen.

(3) Nếu chỉ xảy ra hoán vị ở 1 giới với tần số 40% thì ở F1 số cá thể mang kiểu hình trội cả 3 tính trạng chiếm trên 60%.

(4) Nếu không xảy ra hoán vị gen thì ở F1 số cá thể mang kiểu hình trội về hai trong ba tính trạng chiếm 6,25%.

Xem đáp án

Đáp án C.
ĐúngP: ABabDDd x ABabDddF1:abab(ddd+dd)=175
abab=425=0,16ab=0,4=20%
ĐúngP: ABabDDd x ABabDdd
Xét từng cặp NST:  ABab x ABab3.3+1=10 kiểu gen (Hoán vị gen ở cả 2 giới).

DDd × Ddd à 4 + 3 + 3 = 10 kiểu gen.

à F1 có tối đa 10.10 = 100 kiểu gen

(3) Sai. F1 có số cá thể mang kiểu hình trội cả 3 tính trạng với f = 40% (hoán vị 1 bên)


Đúng. Nếu không xảy ra hoán vị gen thì ở F1 số cá thể mang kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng thì chỉ có kiểu hình A-B-d-=34.112=6,25%


Câu 35:

16/07/2024

Phép lai giữa 2 cây tứ bội P: AAaa × AAaa được F1 . Cho các cây hoa có kiểu hình trội ở F1 giao phấn ngẫu nhiên được F2. Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2

Xem đáp án

Đáp án D.

P: AAaa × AAaa

Gp: 1AA : 4Aa : 1 aa  1AA : 4Aa : laa à (5A-:1 aa)2

F1 : 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1 aaaa à 35 trội: 1 lặn

Cho các cây hoa có kiểu hình trội ở F1 giao phấn ngẫu nhiên.

(1AAAA: 8AAAa: 18Aaaa : 8Aaaa : laaaa) à (8AA: 20 Aa:8aa)2

Kiểu hình lặn =8362=481 à Kiểu hình trội = 7781


Câu 36:

19/07/2024

Ở một loài thực vật, thực hiện giữa 2 cây P có kiểu gen khác nhau nhưng có chung kiểu hình thân cao, quả tròn thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 6 thân cao, quả tròn : 3 thân thấp, quả tròn : 1 thân thấp, quả dẹt: 6 thân cao, quả dẹt. Biết rằng không có hoán vị gen và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

(1) Ở F1 có 30 kiểu gen về các cặp gen đang xét.

(2) Ở F1 có 2 kiểu gen quy định kiểu hình thân thấp, quả dẹt.

(3) Không tồn tại cây thân cao, quả tròn đồng hợp ở F1.

(4) Hai cây P dị hợp tử về 3 cặp gen.

Xem đáp án

Đáp án B.

P: Thân cao, quả tròn × Thân cao, quả tròn.

à F1 : 6 thân cao, quả tròn: 3 thân thấp, quả tròn: 1 thân thấp, quả dẹt: 6 thân cao, quả dẹt.

Xét từng cặp tính trạng:

Thân cao: Thân thấp =12 : 4 = 3:1 à Thân cao trội so với thân thấp. Quy uớc: A: thân cao, a: thân thấp à P: Aa × Aa

Quả tròn : Quả dẹt = 9 : 7 à Tỉ lệ của tương tác bổ sung. Quy ước: A-B-: Quả tròn, A-bb; aaB-, aabb: quả dẹt à P: BbDd × BbDd.

Xét tỉ lệ chung: (3:1)(9:7) ≠ Tỉ lệ đề bài 6:3:1:6 đã cho. à Có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn.

à Tính trạng chiều cao thân liên kết với một trong hai cặp gen quy định tính trạng hình dạng quả (Vì tính trạng hình dạng quả là tương tác bổ sung nên liên kết với cặp gen nào cũng như nhau).

Mà P có kiểu gen khác nhau nhưng có chung kiểu hình thân cao quả tròn

à Kiểu gen của P: ADadBb x AdaDBb

(1) Sai. F1 có số kiểu gen là 4.3 = 12 kiểu gen.

(2) Sai. Ở F1 có 1 kiểu gen quy định kiểu hình thân thấp, quả dẹt là aDadbb

(3) Đúng.

(4) Đúng.


Câu 37:

16/07/2024

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng; gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X. Cho ruồi đực và ruồi cái (P) đều có thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với nhau, thu được F1 có 2,5% ruồi cái thân xám, cánh cụt, mắt đỏ và xuất hiện ruồi đực thân đen, mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Khoảng cách giữa 2 gen trên cặp nhiễm sắc thể thường lớn hơn 30cM.

(2) Ở F1 có số cá thể ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm trên 50%.

(3) Ở F1 có 10% ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ.

(4) Ở F1 có 1,25% ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt trắng.

Xem đáp án

Đáp án C.

F1 có xuất hiện ruồi đực thân đen, mắt trắng à (P) dị hợp 3 cặp gen.

P: (AaBb)XDXd × (AaBb)XDY

F1 : 2,5% ruồi cái thân xám, cánh cụt, mắt đỏ

à A-bbXDX- = 2,5% à A-bb =5% à aabb = 20% = 0,5ab.0,4ab à f = 20%

(1) Sai. Khoảng cách giữa 2 gen trên cặp nhiễm sắc thể thường lớn hơn 20cM.

(2) Đúng. Ở F1 có số cá thể ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ là

A-B-XD- = 70%.75% = 52,5%.

(3) Đúng. Ở ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ là

aabbXDX- = 20%.50% = 10%.

(4) Đúng. Ở F1 ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ là

A-bbXdY= 5%.25% = 1,25%.


Câu 38:

05/07/2024

Ở một loài thực vật, cho cây P tự thụ phấn thu được F1 gồm 66% cây hoa đỏ, quả trơn; 9% hoa trắng, quả trơn; 9% cây hoa đỏ, quả nhăn; 16% cây hoa trắng, quả nhăn. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Ở F1 có số cây hoa đỏ, quả trơn thuần chủng chiếm dưới 20%.

(2) Ở F1 có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả trơn.

(3) Trong tổng số cây hoa đỏ, quả nhăn ở F1 số cây hoa đỏ, quả nhăn đồng hợp chiếm trên 10%.

(4) Tổng số cây có kiểu gen đồng hợp ở F1 chiếm dưới 35%.

Xem đáp án

Đáp án C.

Xét từng cặp tính trạng:

Hoa đỏ: Hoa trắng = 3:1 à A: Hoa đỏ; a: hoa trắng à Kiểu gen: Aa × Aa.

Quả trơn: Quả nhăn = 3:1 à B: Quả trơn, b: quả nhăn à Kiểu gen: Bb × Bb.

Ta có: 16% cây hoa trắng, quả nhăn (ab/ab) à ab = 0,4 à f = 20%.

à Kiểu gen của P là ABab x ABab
(1) Đúng. Ở F1 có số cây hoa đỏ, quả trơn thuần chủng ABAB=0,4.0,4=16%
(2) Sai. Ớ F1 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả trơn gồm: ABAB;ABaB;ABAb;ABab;AbaB
(3) Đúng. Số cây hoa đỏ, quả nhăn đồng hợp  AbAb=0,1.0,1=1%

Trong tổng số cây hoa đỏ, quả nhăn ở F1 số cây hoa đỏ, quả nhăn đồng hợp chiếm tỉ lệ

1% : 9%  =  1/9 ~ 1,11%.

(4) Đúng. Tổng số kiểu gen đồng hợp ở F1

ABAB+AbAb+aBaB+abab=0,16%.2+1%.2=34%


Câu 39:

21/07/2024

Phả hệ ở hình dưới đây mô tả sự di truyền của bệnh M và bệnh N ở người, mỗi bệnh đều do 1 trong 2 alen của một gen quy định. Gen quy định bệnh M nằm trên nhiễm sắc thể thường còn gen quy định bệnh N nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X. Biết rằng không xảy ra đột biến và người số 10 không mang alen gây bệnh. 

Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

(1) Xác định được tối đa kiểu gen của 4 người trong phả hệ.

(2) Giả sử có một cặp vợ chồng khác lần lượt có cùng kiểu gen với người số (11) và (12) thì xác suất cặp vợ chồng này sinh được 1 người con trai bị cả 2 bệnh lớn hơn 1%.

(3) Người số (6) và người số (9) có thể có kiểu gen giống nhau.

(4) Người số (3) có thể mang tối đa 3 alen trội về 2 cặp gen đang xét.

Xem đáp án

Đáp án B.

(1) Sai. Người số 7 bị bệnh M, không bị bệnh N nên sẽ có kiểu gen là aaXBY.

à Người số 4 không bị cả hai bệnh M và N nên sẽ có kiểu gen là AaXBY.

Người số 10 không bị bệnh N mà không mang alen gây bệnh là nói đến bệnh M nên sẽ có kiểu gen là AAXBY.

(2) Sai. Xét bệnh M:

Người số (3) và (4) có con là người số (7) bị bệnh M (aa) nên có kiểu gen là Aa × Aa.

 à Sinh con gái người số (9) không bị bệnh M có xác suất kiểu gen là 1AA; 2Aa.

Người số (10) không mang alen gây bệnh AA.

à Người số (12) không bị bệnh M có kiểu gen là 1AA: 2Aa.

Người số (11) bình thường có bố là người số (7) bị bệnh M (aa) à Người số (7) có kiểu gen là Aa.

à Xác suất cặp vợ chồng có cùng kiểu gen với người số (11) và (12) sinh 2 con bị bệnh M là: 23Aa.1Aa.(14)2=132

Xét bệnh N:

Người số (5) bị bệnh N có kiểu gen XbY nhận alen Xb từ mẹ là người số (1).

à Người số (1) không bị bệnh có kiểu gen là XBXb.

Người số (2) không bị bệnh có kiểu gen là XBY.

à Sinh con gái người số (6) không bị bệnh có xác suất kiểu gen là 1 XBXB; l XBXb.

Lấy người chồng số (7) không bị bệnh N có kiểu gen là XBY.

à Sinh con gái người số 11 không bị bệnh N có xác suất kiểu gen là 3 XBXB: l XBXb.

à Xác suất cặp vợ chồng có cùng kiểu gen với người số (11) và (12) sinh 2 con bị bệnh N là 14XBXb.1XBY.142=164
Xác suất cặp vợ chồng có cùng kiểu gen với người số (11) và (12) sinh 2 con mắc cả 2 bệnh N và P là 132 x164=12048


Câu 40:

07/07/2024

Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Xét thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen như sau: 0,3AA: 0,6Aa : 0,1 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Nếu những cây có cùng kiểu gen ở (P) mới giao phấn với nhau thì thành phần kiểu gen ở F1 là 0,45AA: 0,3Aa : 0,25aa.

(2) Nếu cho các cây thân cao (P) giao phấn ngẫu nhiên thì ở F1, cây thân cao có tỉ lệ nhỏ hơn 90%.

(3) Quần thể trên sẽ cân bằng di truyền sau 1 thế hệ giao phấn ngẫu nhiên.

(4) Nếu lấy hạt phấn của các cây thân cao ở (P) thụ phấn cho các cây thân thấp thì tỉ lệ thân cao ở F1 trên 65%.

Xem đáp án

Đáp án D.

(1) Đúng. Những cây có cùng kiểu gen ở (P) giao phấn với nhau.

+ 0,3 (AA × AA) à 0,3 AA.

+ 0,6 (Aa × Aa) à 0,6 (0,25 AA; 0,5Aa; 0,25Aa).

+ 0,1 (aa × aa) à 0,1 aa.

Thành phần kiểu gen ở F1 là 0,45AA; 0,3Aa, 0,25aa.

(2) Đúng. Cho các cây thân cao (P) giao phấn ngẫu nhiên:

(1AA: 2Aa) × (1AA:2Aa) à (2A: 1a)(2A:la)

à Ở F1 tỉ lệ cây thân cao A- =1-13 x13=89

 (3) Đúng. Quần thể có cặp gen quy định tính trạng chiều cao thân nằm trên NST thường

à Cân bằng di truyền sau 1 thế hệ giao phấn ngẫu nhiên.

(4) Đúng. Lấy hạt phấn của các cây thân cao ở (P) thụ phấn cho các cây thân thấp

à (1AA: 2Aa) × (aa) à (2A; la) × 1a

à Tỉ lệ thân cao Aa =23


Bắt đầu thi ngay