Tổng hợp câu hỏi nâng cao chương 2 (Có đáp án)
Tổng hợp câu hỏi nâng cao chương 2 (Có đáp án)
-
225 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
16/07/2024Những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tác động như thế nào đến tham vọng của Mĩ?
Đáp án B
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Tuy nhiên nhưng thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã củng cố sức mạnh của phe XHCN, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ, phá vỡ tham vọng khống chế, chi phối thế giới của Mĩ
Câu 2:
23/07/2024Sự chống phá của các thế lực thù địch có tác động như thế nào đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?
Đáp án C
Trong bối cảnh Liên Xô và các nước Đông Âu đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước đã làm cho tình hình càng trở nên rối loạn => Đây là nguyên nhân khách quan đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu
Câu 3:
16/07/2024Vì sao việc thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp lại là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu?
Đáp án A
- Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là cơ chế nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống; quan hệ hàng hóa tiền tệ bị coi nhẹ...
- Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sẽ phát huy được những ưu điểm của nó vào thời điểm nền kinh tế phát triển theo chiều rộng, chạy theo số lượng hoặc thời chiến tranh khi cần huy động tối đa tiềm lực đất nước.
- Tuy nhiên đến thời điểm năm 1973, khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ đã báo hiệu nền kinh tế đang chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu thì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp không còn phù hợp vì nó bộc lộ nhiều hạn chế như thủ tiêu sự cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của khoa học kĩ thuật, không tạo được động lực sáng tạo cho người lao động, đội ngũ công chức lộng quyền, tham nhũng...Đứng trước những hạn chế đó các nhà lãnh đạo Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì cơ chế này => đất nước ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng => Đây là nguyên nhân sâu sa dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu
Câu 4:
16/07/2024Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?
Đáp án A
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu là chậm tiến hành cải tổ, khi cải tổ tiếp tục mắc phải sai lầm
- Chậm tiến hành cải tổ: năm 1973 trên thế giới diễn ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt => yêu cầu đặt ra cho các nước phải tiến hành cải cách để thích ứng với tình hình nhưng Liên Xô lại không tiến hành cải cách vì cho rằng đây chỉ là cuộc khủng hoảng của các nước tư bản
- Mắc phải những sai lầm khi tiến hành cải tổ: đến năm 1985 các nhà lãnh đạo Liên Xô đã quyết định tiến hành cải cách để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng trì trệ tuy nhiên họ lại mắc phải những sai lầm nhưng xa rời con đường cải cách kinh tế, tập trung cải cách chính trị, thực hiện đa nguyên về chính trị...
Câu 5:
10/09/2024Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu trong đầu thập niên 90 (thế kỉ XX)?
Đáp án đúng là : A
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu trong đầu thập niên 90 (thế kỉ XX) là Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí
Có 4 nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, trong đó nguyên nhân đầu tiên quan trọng nhất là: đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Cụ thể là:
- Khi đất nước lâm vào khủng hoảng, đặc biệt trầm trọng từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, nhà nước chưa có đối sách kịp thời để khắc phục.
- Khi thực hiện cải tổ lại mắc nhiều sai lầm:
+ Chuyển sang nền kinh tế thị trường quá vội vã => kinh tế rối loạn, thu nhập quốc dân giảm sút.
+ Những cải cách về chính trị làm cho đất nước rối ren hơn. Thực hiện đa nguyên chính trị làm xuất hiện nhiều đảng phái chính trị đối lập làm suy yếu vai trò lãnh đạo của nhà nước Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô.
=> Năm 1991, Goócbachốp từ chức tổng thống, lá cờ búa liềm bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991.
1. Sự khửng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
a. Bối cảnh lịch sử:
- Tình hình thế giới:
+ Cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều nước trên thế giới.
+ Để thích ứng với khủng hoảng năng lượng, nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã đi sâu vào nghiên cứu khoa học, tiến hành các cải cách tiến bộ.
+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa đang manh nha => đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách, mở cửa, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
- Tình hình Liên Xô: Do chậm sửa đổi để thích ứng với tình hình mới, cuối những năm 70 đến đầu những năm 80, kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái.
b. Công cuộc cải tổ và hậu quả.
- Tháng 3/1985, M. Gooc-ba-chop (M.Gorbachev) tiến hành cải tổ đất nước
- Đường lối cải tổ của Liên Xô tập trung vào việc: “cải cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.
- Hậu quả: đất nước Liên Xô lún sâu vào khủng hoảng.
+ Kinh tế hỗn loạn, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.
+ Chính trị và xã hội: mất ổn định (xung đột sắc tộc, ly khai liên bang..); thực hiện đa nguyên chính trị làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
- Tháng 8/1991, sau cuộc đảo chính lật đổ Gooc-ba-chốp thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. Chính phủ Liên bang bị tê liệt.
- Ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hòa tách ra khỏi liên bang, Cộng đồng các quốc gia độc lập(SNG) được thành lập.
- Ngày 25/12/1991, Gooc-ba-chốp từ chức tổng thống; cờ búa liềm trên nóc điện krem-li bị hạ xuống ⇒ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ.
2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu ( nửa sau những năm 1970 đến 1991).
- Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, từ cuối những năm 80 – đầu những năm 90 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng, trì trệ:
+ Kinh tế suy thoái nghiêm trọng.
+ Đời sống chính trị - xã hội không ổn định. Lực lượng phản cách mạng kích động quần chúng nhân dân nổi dậy chống chính quyền.
- Ban lãnh đạo các nước Đông Âu thực hiện một số cải cách trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị song thất bại => cuối những năm 80 – đầu những năm 90, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Đông Âu.
- Ngày 3/10/1990, Cộng hòa Dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hòa Liên Bang Đức.
3. Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:
- Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.
- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ,khủng hoảng kinh tế - xã hội.
- Phạm phải nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quá trình cải tổ.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)
Câu 6:
19/07/2024Theo anh (chị) nên nhận thức như thế nào về sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?
Đáp án B
Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, còn nhiều thiếu sót chứ không phải sự sụp đổ của một chế độ xã hội với tư cách là một hình thái kinh tế- xã hội của nhân loại. Vì trên thực tế, chủ nghĩa xã hội hiện vẫn đang tồn tại và phát triển ở một số quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam...
Câu 7:
06/12/2024Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã để lại bài học quan trọng nhất cho Việt Nam trong quá trình xây dựng CNXH là gì?
Đáp án đúng là : A
- Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã để lại bài học quan trọng nhất cho Việt Nam trong quá trình xây dựng CNXH là Luôn nhạy bén với biến đổi của tình hình nhưng không thay đổi nguyên tắc xã hội chủ nghĩa.
+ Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu là do chậm tiến hành cải tổ, khi cải tổ lại mắc phải sai lầm nghiêm trọng.
=> Bài học quan trọng rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là cần phải luôn luôn nhạy bén với sự biến đổi của tình hình để thay đổi cho phù hợp nhưng vẫn phải luôn kiên định con đường CNXH
→ A đúng.B,C,D sai.
* Mở rộng:
Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991.
1. Sự khửng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
a. Bối cảnh lịch sử:
- Tình hình thế giới:
+ Cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều nước trên thế giới.
+ Để thích ứng với khủng hoảng năng lượng, nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã đi sâu vào nghiên cứu khoa học, tiến hành các cải cách tiến bộ.
+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa đang manh nha => đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách, mở cửa, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
- Tình hình Liên Xô: Do chậm sửa đổi để thích ứng với tình hình mới, cuối những năm 70 đến đầu những năm 80, kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái.
b. Công cuộc cải tổ và hậu quả.
- Tháng 3/1985, M. Gooc-ba-chop (M.Gorbachev) tiến hành cải tổ đất nước
- Đường lối cải tổ của Liên Xô tập trung vào việc: “cải cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.
- Hậu quả: đất nước Liên Xô lún sâu vào khủng hoảng.
+ Kinh tế hỗn loạn, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.
+ Chính trị và xã hội: mất ổn định (xung đột sắc tộc, ly khai liên bang..); thực hiện đa nguyên chính trị làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
- Tháng 8/1991, sau cuộc đảo chính lật đổ Gooc-ba-chốp thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. Chính phủ Liên bang bị tê liệt.
- Ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hòa tách ra khỏi liên bang, Cộng đồng các quốc gia độc lập(SNG) được thành lập.
- Ngày 25/12/1991, Gooc-ba-chốp từ chức tổng thống; cờ búa liềm trên nóc điện krem-li bị hạ xuống ⇒ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ.
2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu ( nửa sau những năm 1970 đến 1991).
- Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, từ cuối những năm 80 – đầu những năm 90 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng, trì trệ:
+ Kinh tế suy thoái nghiêm trọng.
+ Đời sống chính trị - xã hội không ổn định. Lực lượng phản cách mạng kích động quần chúng nhân dân nổi dậy chống chính quyền.
- Ban lãnh đạo các nước Đông Âu thực hiện một số cải cách trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị song thất bại => cuối những năm 80 – đầu những năm 90, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Đông Âu.
- Ngày 3/10/1990, Cộng hòa Dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hòa Liên Bang Đức.
3. Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:
- Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.
- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ,khủng hoảng kinh tế - xã hội.
- Phạm phải nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quá trình cải tổ.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)
Câu 8:
16/07/2024Đâu không phải là lý do khiến Nga chuyển từ chính sách định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu- Á
Đáp án D
Sở dĩ chính phủ Nga quyết định chuyển từ chính sách định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu- Á là do:
- Chính sách định hướng Đại Tây Dương thực hiện không hiểu quả: Trong những năm 1992- 1993, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương,ngả về các cường quốc phương Tây hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ kinh tế. Nhưng sau 2 năm, nước Nga chỉ có được những khoản tín dụng và viện trợ tài chính rất ít ỏi.
- Do châu Á là một thị trường truyền thống của Liên Xô cũ, thị trường rộng lớn, đông dân, nhu cầu lớn => đây là khu vực đầy tiềm năng để Nga có thể mở rộng ảnh hưởng
- Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa trên thế giới
Đáp án D: phần lớn lãnh thổ Nga ở khu vực châu Á phần lớn là rừng, khí hậu lạnh khô, kinh tế không phát triển mạnh như phần lãnh thổ ở châu Âu
Câu 9:
16/07/2024Quân bài chiến lược mà nước Nga sử dụng để đảm bảo vai trò lãnh đạo của mình trong cộng đồng SNG là gì?
Đáp án D
Nga là quốc gia có trữ lượng khí đốt đứng đầu thế giới với khoảng 50,4 nghìn tỷ m3, vượt xa Iran và Qatar. Do đó Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu. Nếu không có lượng khí đốt này, các nước châu Âu sẽ khó có thể vượt qua được mùa đông khắc nghiệt.
=> Đây chính là lý do các nước cộng hòa đã tuyên bố ly khai tách ra khỏi Liên Bang Xô Viết, thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập SNG (1991) nhưng Nga vẫn là nước đứng đầu, chi phối cộng đồng này
Câu 10:
22/07/2024Hành động nào của Nga năm 2014 đã làm bùng phát căng thẳng giữa Nga với các nước phương Tây?
Đáp án B
Năm 2014, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chính trị ở Ucraina, người dân Crime đã biểu tình đòi độc lập hoặc sáp nhập vào Nga. Sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16-3-2014, 95,5% người dân đã đồng ý sáp nhập Crime vào lãnh thổ Liên bang Nga.Tuy nhiên phía phương Tây cho rằng đây là hành động bất hợp pháp của Nga và hỗ trợ cho Ucraina gây chiến đòi lại lãnh thổ, áp đặt các mặt trừng phạt Nga đặc biệt là về kinh tế
Câu 11:
22/07/2024Ai là người đã đắc cử chức vụ Tổng thống 4 nhiệm kì ở Nga?
Đáp án B
Hiện nay, Putin là nhân vật duy nhất ở Liên Bang Nga đắc cử 4 nhiệm kì tổng thống từ năm 2000-2008 và từ 2012 đến hiện nay (2019)