Tổng hợp bài tập thí nghiệm Hóa Học từ đề thi Đại Học có đáp án
Tổng hợp bài tập thí nghiệm Hóa Học từ đề thi Đại Học có đáp án ( đề 2)
-
411 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(2) Sục khi CO2 dư vào dung dịch NaOH
(3) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(4) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3.
(5) Cho Fe vào dung dịch HNO3.
(6) Cho Mg dư vào dung dịch HNO3.
Số thí nghiệm sau phản ứng còn lại dung dịch luôn chứa một muối là
Chọn đáp án A
Có 2 thí nghiệm chứa 1 muối là (2) chỉ chứa NaHCO3 và (4) chỉ chứa FeCl2 trong dung dịch
Thí nghiệm (1) chứa 2 muối Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2
Thí nghiệm (3) chứa 2 muối là NaHCO3 và Na2CO3
Thí nghiệm (5) có thể chứa 2 muối là Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3
Thí nghiệm (6) có thể chứa 2 muối là Mg(NO3)2 và NH4NO3
Câu 2:
17/07/2024Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư;
(2) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2;
(3) Cho NaOH dư vào dung dịch AlCl3;
(4) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2;
(5) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3;
(6) Sục khí NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
Chọn đáp án A
Có 4 thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là (1), (4), (5) và (6)
Thí nghiệm (1) có Na phản ứng với H2O trước tạo NaOH, chính OH- phản ứng với Cu2+ tạo kết tủa Cu(OH)2
Thí nghiệm (2) vì HCl dư nên Al(OH)3 bị hòa tan hết tạo AlCl3 Þ Không có kết tủa
Thí nghiệm (3) vì NaOH dư nên Al(OH)3 bị hòa tan hết tạo Al(OH)4- Þ Không có kết tủa
Thí nghiệm (4) dù CO2 dư nhưng tính axit của H2CO3 không đủ mạnh để hòa tan Al(OH)3
Þ Có kết tủa Al(OH)3 sau phản ứng
Thí nghiệm (5) có Fe3+ phản ứng oxi hóa H2S tạo S kết tủa: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S↓ +2HCl
Thí nghiệm (6) dù NH3 dư nhưng tính bazơ của NH4OH không đủ mạnh để hòa tan Al(OH)3
Þ Có kết tủa Al(OH)3 sau phản ứng.
Câu 3:
20/07/2024X, Y, Z, T là một trong các dung dịch sau: (NH4)2CO3, K2CO3, NH4NO3, KOH. Thực hiện thí nghiệm và có được kết quả như sau:
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
Chọn đáp án A
X là K2CO3 vì K2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2KOH
Y là (NH4)2CO3 vì (NH4)2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2NH3↑ + 2H2O
Z là KOH vì KOH không phản ứng với Ba(OH)2
T là NH4NO3 vì 2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3↑ +2H2O
Câu 4:
12/07/2024Cho các thí nghiệm sau đây:
(1) Cho FeS vào dung dịch HCl dư;
(2) Cho Cr vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội, dư;
(3) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2;
(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2;
(5) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất rắn là
Chọn đáp án A
Có 2 thí nghiệm thu được chất rắn là (2) và (4)
(1) HCl sẽ hòa tan hết FeS vì FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
(2) Cr không phản ứng với H2SO4 đặc nguội Vẫn còn Cr kim loại ở thể rắn
(3) Phản ứng có xảy ra giữa H+, NO3– và Fe2+ nhưng không có sản phẩm nào là chất rắn
(4) Có Ag là chất rắn kết tủa vì Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+
(5) Fe3+ dư nên Zn không thể còn tồn tại và không có Fe vì Fe có sinh ra cũng tan trong Fe3+
Câu 5:
16/07/2024Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn phản ứng với dung dịch HNO3 loãng không tạo khí;
(2) Cho lượng nhỏ Na vào dung dịch CuSO4 dư;
(3) Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH dư;
(4) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư;
(5) Sục khí NH3 vào dung dịch Mg(NO3)2 dư.
Số thí nghiệm mà dung dịch thu được có chứa 2 muối sau khi kết thúc phản ứng là
Chọn đáp án C
Cả 5 thí nghiệm đều thu được 2 muối
(1) Không tạo khí 2 muối là Zn(NO3)2 và NH4NO3
(2) CuSO4 dư Sau khi 1 phần Cu2+ bị kết tủa, dung dịch còn lại Na2SO4 và CuSO4
(3) Phản ứng tự oxi hóa khử: 2NaOH + 2NO2 → NaNO3 + NaNO2 + H2O
(4) H2SO4 loãng Tạo 2 muối là FeSO4 và Fe2(SO4)3
(5) Mg(NO3)2 dư
Sau khi 1 phần Mg2+ bị kết tủa, dung dịch còn lại NH4NO3 và Mg(NO3)2.
Câu 6:
22/07/2024Thí nghiệm nào sau đây thu được Na kim loại?
Chọn đáp án C
Đáp án A sai vì Na2CO3 rất khó bị nhiệt phân
Đáp án B sai vì tạo NaNO3 không tạo Na
Đáp án C đúng, NaCl điện phân nóng chảy tạo Na và Cl2
Đáp án D sai vì K phản ứng với nước trong dung dịch và không khử được Na+
Câu 7:
13/07/2024Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Điện phân NaCl nóng chảy
(2) Điện phân dung dịch (điện cực trơ).
(3) Cho mẩu Na vào dung dịch AlCl3
(4) Cho Cu vào dung dịch AgNO3
(5) Cho Ag vào dung dịch HC1.
(6) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp và HC1
Số thí nghiệm thu được chất khí là
Chọn đáp án C
Có 4 thí nghiệm thu được chất khí là (1), (2), (3) và (6)
Thí nghiệm (1) thu được Na (rắn) và Cl2 (khí)
Thí nghiệm (2) thu được Cu (rắn) và O2 (khí)
Thí nghiệm (3) thu được Al(OH)3 (rắn) và H2 (khí, do Na + H2O)
Thí nghiệm (4) thu được Ag (rắn) và Cu(NO3)2 (dung dịch)
Thí nghiệm (5) không xảy ra phản ứng nào
Thí nghiệm (6) thu được các sản phẩm khử của N+5 như NO, NO2, ... vì Cu + H+/NO3-.
Câu 8:
12/07/2024Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2;
(2) Sục CO2 đến dư vào dung dịch
(3) Cho nước vôi vào dung dịch NaHCO3
(4) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3
(5) Đun nóng dung dịch chứa
(6) Cho mẩu K vào dung dịch FeSO4
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là
Chọn đáp án B
Có 5 thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là (2), (3), (4), (5) và (6)
Thí nghiệm (1) không thu được kết tủa vì CO2 dư sẽ hòa tan BaCO3
(2) tạo Al(OH)3; (3) tạo CaCO3; (4) tạo Al(OH)3; (5) tạo CaCO3; (6) tạo Fe(OH)2.
Câu 9:
23/07/2024Tiến hành các thí nhiệm:
(1) Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
(2) Nhúng thanh Al dư vào dung dịch FeCl3;
(3) Nhúng thanh hợp kim Al-Cu vào dung dịch HC1;
(4) Nhúng thanh Ag vào dung dịch H2SO4 loãng;
(5) Nhúng thanh hợp kim Zn-Fe vào dung dịch Na2SO4
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
Chọn đáp án A
Có 3 điều kiện để xuất hiện ăn mòn điện hóa là: 2 kim loại (hoặc 1 kim loại và 1 phi kim) khác bản chất; tiếp xúc nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây dẫn điện); cùng nhúng vào dung dịch chất điện li.
Có 3 phát biểu đúng là (2), (3) và (5)
(1) sai vì chi có 1 kim loại Cu
(2) đúng vì sau phản ứng thu được 2 kim loại Al và Fe bám vào nhau trong dung dịch A1Cl3
(3) đúng vì có đủ 3 điều kiện
(4) sai vì chỉ có 1 kim loại Ag
(5) đúng vì có đủ 3 điều kiện
Câu 10:
14/07/2024Cho các thí nghiệm sau:
(1) Điện phân dung dịch NaCl;
(2) Cho Al vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội;
(3) Cho CuS vào dung dịch HCl;
(4) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3;
(5) Đun nóng hỗn hợp C và Fe3O4;
(6) Cho Na2CO3 vào dung dịch Al(NO3)3.
Số thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí là
Chọn đáp án D
Có 4 phản ứng tạo sản phẩm khí là: (1), (2), (5) và (6).
(1) Dù có màng ngăn hay không cũng có tạo khí. Có màng ngăn thì tạo H2, Cl2 còn không màng ngăn thì chỉ tạo H2.
(2) Al không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội nhưng loãng, nguội thì có phản ứng tạo H2.
(3) CuS rất bền trong môi trường axit thường như HCl hay H2SO4 loãng.
(4) Phản ứng trên tạo H2SiO3 kết tủa dạng keo chứ không tạo khí.
(5) Khi đun nóng, C sẽ lấy O từ oxit tạo khí CO và CO2.
(6) Ban đầu Al2(CO3)3 không bền, bị phân hủy thành Al(OH)3 kết tủa và khí CO2.
Câu 11:
22/07/2024Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt (dùng dư) trong khí clo;
(2) Đốt cháy hỗn hợp sắt và lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí);
(3) Cho sắt (II) oxit vào dung dịch axit sunfuric đặc nóng;
(4) Cho sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat;
(5) Cho đồng vào dung dịch sắt (III) clorua;
(6) Cho oxit sắt từ tác dụng với dung dịch axit clohidric.
Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là
Chọn đáp án A
Có 4 thí nghiệm tạo muối Fe2+ là (2), (4), (5) và (6)
Lưu ý ở thí nghiệm (1) Fe dư nhưng không phản ứng với FeCl3 vì đây không có môi trường điện li nên không phân li ra Fe3+ để phản ứng tạo Fe2+.
Câu 12:
17/07/2024Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho bột Cu vào dung dịch ;
(2) Dẫn khí vào dung dịch ;
(3) Dẫn khí vào dung dịch ;
(4) Cho vào dung dịch ;
(5) Cho bột CuS vào dung dịch HCl;
(6) Cho vào dung dịch
Số cặp chất phản ứng được với nhau là
Chọn đáp án C
Chỉ có (5) không phản ứng vì CuS rất bền trong môi trường axit thường như loãng, HC1.
Nhiều bạn sẽ chọn thiếu thi nghiệm (6), lúc này dung dịch tồn tại H+, Fe2+ và sẽ có phản ứng oxi hóa Fe2+ lên Fe3+.
Câu 13:
20/07/2024Thí nghiệm nào sau đây thu được muối Fe(II)?
Chọn đáp án B
Đáp án là B vì Fe dư nên không còn Fe3+ trong dung dịch.
Nhiều bạn sẽ phân vân với đáp án C, nhưng ở đáp án này, Fe cháy trong môi trường không khí, không có H2O để phân li tạo Fe3+ nên không xảy ra phản ứng: Fe + 2Fe3+ ⟶ 3Fe2+.
Câu 14:
21/07/2024Khi thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2;
(2) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3;
(3) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3;
(4) Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Na3PO4.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là
Chọn đáp án D
Thí nghiệm (1) không tạo kết tủa vì CO2 dư nên CaCO3 đã bị hòa tan hoàn toàn
Thí nghiệm (2) không tạo kết tủa vì NaOH dư nên Al(OH)3 đã bị hòa tan hoàn toàn
Thí nghiệm (3) có tạo kết tủa Ag
Thí nghiệm (4) có tạo kết tủa Ag3PO4 (nếu thay Na3PO4 bằng H3PO4 thì không có kết tủa).
Câu 15:
19/07/2024Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3;
(2) Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3;
(3) Điện phân nóng chảy NaCl;
(4) Dẫn khí H2 dư qua CuO, nung nóng;
(5) Đốt cháy FeS2 trong oxi dư;
(6) Cho miếng Na vào dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm tạo ra kim loại là
Chọn đáp án B
Có 3 thí nghiệm thu được kim loại là (1) tạo Ag, (3) tạo Na, (4) tạo Cu
Thí nghiệm (6) không tạo Cu vì Na phản ứng với nước trong dung dịch và tạo Cu(OH)2.
Câu 16:
14/07/2024Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho AgNO3 vào dung dịch FeCl3;
(2) Cho bột Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3
(3) Cho Ca(NO3)2 vào dung dịch BaCl2;
(4) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4
(5) Cho HCl vào dung dịch Fe(NO3)2;
(6) Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
Số thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra là
Chọn đáp án B
Câu 17:
22/07/2024Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau:
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
Đáp án C
- Na2CO3 không bị nhiệt phân → Đáp án B không thỏa mãn.
- CaO là chất rắn do đó không thể bám lơ lửng trên thành ống nghiệm.
→ Đáp án D không thỏa mãn.
- Do T là dung dịch → Đáp án A không thỏa mãn.
- Vậy X, Y, Z, T lần lượt là NaHCO3, H2O, CO2, Ca(OH)2
Câu 18:
20/07/2024Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí CO2 từ dung dịch HCL và CaCO3.
Khí CO2 sinh ra thường có lẫn hơi nướ và hiđroclorua. Để thu được khí CO2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng
Đáp án C
Khí CO2 sinh ra thường có lẫn hơi nước và hiđroclorua. Để thu được khí CO2 khô thì bình (1) đựng dung dịch NaHCO3 bão hòa để hấp thu HCl (một lượng NaHCO3 sẽ tác dụng với HCl tạo thành khí CO2 có lẫn hơi nước) và bình (2) đựng dung dịch H2SO4 đặc để hấp thụ nước.
Câu 19:
07/07/2024Thực hiện các thí nghiệm sau :
(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 (dư).
(c) Cho kim loại K vào dung dịch Cu(NO3)2 ( dư).
(d) Sục khí CO2 dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và BaCl2.
Sau các phản ứng, số thí nghiệm thu được hai kết tủa là
Đáp án A
Khi dẫn khí CO2 vào hỗn hợp dung dịch NaOH và Ca(OH)2 thì thứ tự phản ứng xảy ra như sau
Tại giai đoạn (1):
Tại giai đoạn (3): dung dịch sau phản ứng gồm
Câu 20:
13/07/2024Tiến hành thí nghiệm với bốn chất khí X, Y, Z, T như hình vẽ:
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; bình (1) , (2), (3) lần lượt chứa lượng dư một trong các dung dịch: dung dịch NaOH, dung dịch AgNO3 trong NH3, dung dịch brom. Các khí X, Y, Z, T lần lượt là
Đáp án D
Từ dữ liệu đề ra dễ nhận thấy: X tác dụng với dung dịch Br2, Y tác dụng với dung dịch NaOH, Z tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, T là khí không phản ứng với cả 3 dung dịch
Câu 21:
23/07/2024Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi lại trong bảng sau:
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
Đáp án D
X tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm thu được dung dịch có màu tím
→ Loại đáp án B do triolein thủy phân trong môi trường kiềm tạo thành glixerol có khả năng hòa tan Cu(OH)2 nhưng thu được dung dịch phức chất có màu xanh lam.
Đun nóng Y với dung dịch NaOH (loãng, dư) để nguội, thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 thu được dung dịch có màu xanh lam
→ Loại đáp án A do vinyl axetat thủy phân trong môi trường kiềm tạo ra sản phẩm không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
- T tác dụng với dung dịch I2, nhiệt độ thường thấy có màu xanh tím xuất hiện → Loại đáp án C do vinyl axetat không hấp thụ iot.
Vậy chỉ có đáp án D thỏa mãn và X, Y, Z, T lần lượt là lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột
Câu 22:
16/07/2024Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl (loãng, dư).
(b) Cho a mol Na vào dung dịch chứa 2a mol CuSO4.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch KHCO3.
(d) Cho Br2 dư vào dung dịch hỗn hợp NaCrO2 và NaOH.
(e) Dẫn 2a mol khí H2S vào dung dịch chứa 3a mol KOH.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm mà dung dịch thu được chứa hai muối là
Đáp án C
(a) Fe3O4 + 8HCl (dư) → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
(b)
→ Thu được 2 muối Na2SO4 và CuSO4 dư.
(c) 2KHCO3 + Ba(OH)2 (dư) → K2CO3 + BaCO3↓ + 2H2O
(d) 3Br2 + 2NaCrO2 + 8NaOH → 6NaBr + 2Na2CrO4 + 8H2O
(e) → Tạo thành 2 muối KHS và K2S
Vậy có 4 thí nghiệm mà dung dịch thu được chứa 2 muối: (a), (b), (d), (e)
Câu 23:
14/07/2024Tiến hành thí nghiệm như hình sau:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
A. Sai. Photpho trắng hoạt động hóa học mạnh hơn và kém bền hơn photpho đỏ nên photpho trăng bốc cháy trước
Đáp án C đúng: đáp án D sai.
B. Sai. Photpho đỏ biến đối thành photpho trắng rồi bốc cháy theo quy trình sau:
P(trắng) P(đỏ)
Câu 24:
10/07/2024Kết quả của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi nhận ở bảng sau:
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
Đáp án B
X tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thấy có kết tủa bạc xuất hiện
Loại đáp án C vì saccarozơ không tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3
Đun nóng Z với dung dịch H2SO4 loãng, sau đó làm nguội, cho tiếp Cu(OH)2 vào thấy xuất hiện dung dịch có màu xanh lam
Loại đáp án A do khi đun nóng etyl axetat với H2SO4 loãng tạo thành ancol etylic không thể hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành phức màu xanh lam.
Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào mẫu thử T thấy xuất hiện màu xanh tím
Loại đáp án D do xenlulozơ không hấp thụ iot
Vậy đáp án B thỏa mãn và X, Y, Z, T lần lượt là glucozơ, glixerol, triolein, tinh bột
Câu 25:
23/07/2024Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Thổi luồng khí CO dư qua ống sứ đựng MgO nung nóng.
(b) Đốt FeS2 trong không khí.
(c) Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 (tỉ lệ mol 2 : 1) trong khí trơ, ở nhiệt độ cao.
(d) Điện phân dung dịch CuCl2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp).
(e) Nhiệt phân muối bạc nitrat.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kim loại là
Đáp án B
(a) Không xảy ra phản ứng khử oxit kim loại (CO chỉ khử được oxit kim loại từ Zn trở về sau).
(b) 4FeS2+ 11O2 2Fe2O3+ 8SO2
(c) 2Al+ Fe2O3Al2O3+2Fe
(d) Điện phân dung dịch CuCl2, (điện cực trơ, màng ngăn xốp)
Thu được đồng kim loại ở catot (-).
AgNO3Ag+NO2+ O2
Câu 26:
22/07/2024Tiến hành đun nóng hỗn hợp chứa hai chất rắn X và Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí Z. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng dung dịch E (chứa duy nhất một chất tan), thu được kết tủa T. Toàn bộ thí nghiệm được mô tả bởi hình vẽ dưới đây
Các chất X,Y,Z,T lần lượt là
Đáp án D
Quan sát các đáp án ta nhận thấy:
Cacbon không thể khử được MgO (Cacbon chỉ khử được các oxit kim loại từ Zn trở về sau)
→ loại đáp án A
Các dung dịch của (dung dịch E) không thể tạo phản ứng với CO để tạo thành kết tủa CaCO3
→ loại đáp án C
Các dung dịch của (dung dịch E) không thể tạo phản ứng với CO2 để tạo thành kết tủa MgCO3 → loại đáp án B
Chỉ có đáp án D thỏa mãn: hỗn hợp chất rắn X và Y gồm CuO và C; khí Z là khí CO2; dung dịch E là Ba(OH)2 và kết tủa T là BaCO3
Câu 27:
21/07/2024Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số bốn chất: HCOOH, CH3COOH, HCI, C6H5NH2 (anilin). Giá trị pH của dung dịch các chất trên ở cùng nồng độ 0,001M, nhiệt độ 25°C được ghi lại trong bảng sau
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
Tính axit mạnh dần (theo chiều từ trái sang phải): C6H5NH2 (anilin), CH3COOH, HCOOH, HCl; kết hợp với giá trị pH trong bảng đã cho ta có thể suy ra X là C6H5NH2 (anilin); Y là HCOOH; Z là HCl; T là CH3COOH
Câu 28:
15/07/2024Tiến hành các thí nghiệm sau
(a) Cho Na2CO3 vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Nhiệt phân KClO3 (xúc tác MnO2).
(c) Điện phân nóng chảy Al2O3 (điện cực than chì).
(d) Đun nóng tỉnh thể NaCl với dung dịch H2SO4 đặc.
(e) Sục khí F2 vào nước ở điều kiện thường.
(f) Cho dung dịch Na2S2O3 vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp sinh ra chất khí là
Đáp án D
(a) Na2CO3 + H2SO4 (dư) Na2SO4 + H2O + CO2
(b)
(c)
(Do điện cực làm bằng than chì nên trong quá trình điện phân nóng chảy Al2O3 ngoài khí O2 còn có khí CO và khí CO2 do than tác dụng với oxi thoát ra trong quá trình điện phân)
(d) NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) Na2SO4 + HCl (khí)
Đây là phương pháp để điều chế một số axit như HNO3, HF bằng cách thay NaCl bằng muối NaNO3, NaF tương ứng.
R Lưu ý: Phương pháp này không thể điều chế được HBr, HI vì khi tạo ra các axit HBr, HI thì chúng sẽ phản ứng tiếp với H2SO4 đặc, nóng tạo thành các sản phẩm khử mới
(e) 2F2 + 2H2O 4HF + O2
Na2S2O3 + H2SO4 (dư) Na2SO4 + S+ SO2 + H2O
Câu 29:
16/07/2024Cho một mẩu natri bằng hạt đậu vào cốc nước, sau đó úp phễu lên cốc. Khi thấy khí thoát ra, đưa nhanh que diêm đang cháy lại gần đầu cuống phễu
Nhận định nào sau đây là sai?
Cho một mẩu natri bằng hạt đậu vào cốc nước có pha phenolphtalenin à Natri bốc cháy và nổi lên trên mặt nước (Natri phản ứng với nước tạo thành dung dịch NaOH), khi đó phenolphtalenin chuyển sang màu hồng và khí H2 thoát ra ở đầu cuống phễu. Khi đưa nhanh que diêm đang cháy lại gần đầu cuống phễu (đang có khí H2 thoát ra ở đó) ta thấy que diêm cháy với ngọn lửa xanh mờ.
à Chọn đáp án A.
Câu 30:
21/07/2024Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T, E với thuốc thử được ghi lại ở bảng sau:
Các dung dịch X, Y, Z, T, E lần lượt là
X tác dụng với Cu(OH)2 thấy tạo thành dung dịch xanh lam à Loại đáp án D do lòng trắng trứng khi tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu tím.
- Z tác dụng với nước brom thấy tạo thành kết tủa trắng à Loại đáp án B do alanine không tác dụng với nước brom.
- T tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ thấy tạo thành kết tủa trắng bạc à Loại đáp án A do etanol không tác dụng với AgNO3 trong NH3.
Vậy chỉ có đáp án C thỏa mãn: X, Y, Z, T, E lần lượt là glixerol, fructozơ, phenol, etanal, anđehit fomic.
à Chọn đáp án C.
Câu 31:
16/07/2024Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
Đáp án C
+ X tác dụng với dung dịch I2 thấy có màu xanh tím xuất hiện Þ X là hồ tinh bột → Loại đáp án B.
+ Y tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm thấy có màu tím xuất hiện Þ Y chứa protein (lòng trắng rứng) → Loại đáp án D.
+ Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thấy có kết tủa Ag xuất hiện Þ Z là fructozơ Þ Loại đáp án A
Câu 32:
13/07/2024Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Đốt dây sắt trong bình chứa khí Cl2.
(b) Nung nóng hỗn hợp bột gồm Fe và S (trong khí trơ).
(c) Cho bột Cu (dư) vào dung dịch FeCl3.
(d) Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.
(e) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 (dư).
Sau các phản ứng, số thí nghiệm tạo ra muối sắt(III) là
Đáp án B.
Câu 33:
11/07/2024Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử ở nhiệt độ thường được ghi lại trong bảng sau.
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
Đáp án C.
(a) Đúng. Hỗn hợp CaF2 và H2SO4 đặc phản ứng với nhau ở điều kiện thích hợp tạo thành HF có khả năng ăn mòn thủy tinh.
(b)Đúng. Trong tự nhiên, không gặp photpho ở trạng thái tự do vì nó khá hoạt động về mặt hóa học. Hai khoáng vật chính của photpho là Apatic 3Ca3(PO4)2.CaF2 và Photphorit Ca3(PO4)2.
(c) Đúng. CrO3 và K2Cr2O7 đều có số oxi hóa cao nhất của Cr (+6) nên có tính oxi hóa mạnh (nhận e) để tạo thành các hợp chất ở mức oxi hóa thấp hơn.
(d) Sai. Nguyên tắc luyện gang là dùng than cốc khử quặng oxit sắt trong lò cao.
(e) Đúng.
Câu 34:
21/07/2024Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm
Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
+ Phương pháp điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm: đun nóng hỗn hợp NaNO3 rắn (hoặc KNO3) với H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ cao sau đó ngưng tụ ta thu được HNO3 nguyên chất.
NaNO3 (rắn) + H2SO4 (đặc) NaHSO4 + HNO3
Ở nhiệt độ cao hơn: NaNO3 (rắn) + H2SO4 (đặc) Na2SO4 + HNO3
+ Phương pháp này sử dụng NaNO3 rắn (hoặc KNO3) và H2SO4 đậm đặc để hạn chế lượng nước có mặt trong phản ứng do HNO3 bốc khói (tinh khiết 100%) tan nhiều trong nước, nếu để lượng nước có mặt trong phản ứng thì HNO3 thu được sẽ bị loãng không tinh khiết 100%. Trong phòng thí nghiệm thường dùng đèn cồn vì nhiệt độ cao phản ứng xảy ra nhanh hơn, nhưng chỉ điều chế được một lượng nhỏ axit HNO3bốc khói (HNO3 tính khiết).
Câu 35:
16/07/2024Tiến hành thí nghiệm với bốn dung dịch X, Y, Z, T chứa trong các lọ riêng biệt, kêt quả được ghi nhận ở bảng sau:
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
Đáp án C
Câu 36:
20/07/2024Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, không có màng ngăn).
(b) Nung nóng hỗn hợp natri axetat và vôi tôi xút
(c) Cho urê vào dung dịch nước vôi trong dư
(d) Thổi không khí qua than nung đỏ.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
Đáp án D
(a)Khi điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, có màng ngăn)
2NaCl + 2H2O 2NaOH+Cl2+H2
Khi không có màng ngăn thì NaOH sẽ tác dụng với NaCl tạo thành NaCl, NaClO và nước. Do vậy khi điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn ta được:
NaCl + H2ONaClO+H2
(b)Nung nóng hỗn hợp natri axetat và vôi tôi xút
CH3COONa+NaOH + Na2CO3
Đây là phương pháp điều chế hiđrocacbon theo phương trình tổng quát
RCOONa + NaOH RH+ Na2CO3
(c) Cho urê vào dung dịch nước vôi trong dư
(NH2)2CO+Ca(OH)2 CaCO3 +2NH3
(d) Do trong không khí có chứa hơi nước nên khi thổi không khí qua than nung đỏ ta thu được hỗn hợp khí than ướt gồm CO, CO2 và H2.
Câu 37:
21/07/2024Tiến hành thí nghiệm về ăn mòn điện hóa học theo các bước:
Bước l: Rót dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thủy tinh.
Bước 2: Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc nhau) vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng.
Bước 3: Nối thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn (có mắc nói tiếp với một điện kế).
Cho các phát biểu sau:
(a) Khi chưa nối dây dẫn, thanh Zn chưa bị ăn mòn.
(b) Khi nối dây dẫn, kim điện kế quay, khí H2 thoát ra ở cả hai điện cực.
(c) Theo dây dẫn, các electron đi chuyền từ anot sang catot.
(d) Thanh kẽm bị ăn mòn điện hóa đồng thời với sự tạo thành dòng điện
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
Phát biểu (a) sai.
Khi chưa nối dây dẫn, thanh Zn bị ăn mòn hóa học do phản ứng oxi hóa kẽm bởi ion H+ trong môi trường axit: Zn+2H+ Zn2+
Bọt khí H2 sinh ra trên bê mặt kẽm.
Các phát biêu (b), (c), (d) đúng.
Khi nối các thanh đồng và kẽm bằng dây dẫn, một pin điện được hình thành, trong đó kẽm là cực âm (anot), đông là cực dương (catot). Các electron di chuyển từ lá Zn sang lá Cu qua dây dẫn tạo ra dòng điện một chiều, làm cho kim điện kế bị lệch. Các ion H+ trong dung dịch H2SO4 di chuyển về lá Cu nhận electron, đồng thời bị khử thành H2 và thoát ra khỏi dung dịch:
Câu 38:
20/07/2024Tiến hành các thí nghiệm như hình vẽ sau
Nhận xét nào sau đây sai?
Đáp án D
Ở thí nghiệm (1) Cu + HNO3 đặc tạo thành dung dịch đồng (II) nitrat có màu xanh đồng thời thoát ra khí NO2 có màu nâu đỏ. Ở thí nghiệm (2) Cu + HNO3 loãng tạo thành dung dịch đồng (II) nitrat có màu xanh đồng thời thoát ra khí NO không màu, khi gặp không khí khí NO bị oxi hóa tạo thành NO2 có màu nâu đỏ.
Câu 39:
12/07/2024Tiến hành các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:
(a) Cho nhôm cacbua (Al4C3) vào nước dư.
(b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(c) Cho từ từ dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.
(d) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Na2SiO3.
(e) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch (NH4)3PO4.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
Đáp án D
Al4C3 + 12H2O → 3CH4 + 4Al(OH)3↓
2NaOH (dư) + Ca(HCO3)2 → Na2CO3 + CaCO3↓ + 2H2O
3Ba(OH)2 (dư) + 2(NH4)3PO4 → Ba3(PO4)2↓ + 6NH3 + 6H2O
Câu 40:
02/07/2024Trong phòng thí nghiệm, để chứng minh tính chất của muối X, người ta tiến hành thí nghiệm như hình dưới đây.
Biết rằng hỗn hợp Y gồm hai chất khí Z và T (MZ<MT). Các chất X, Z, T lần lượt là
Đáp án D
Theo hình vẽ hỗn hợp Y gồm hai chất khí Z và T (MZ < MT) khi gặp tấm kính chắn lại tạo thành rắn X, do đó Z và T có thể phản ứng với nhau tạo thành X → Chỉ có NH4Cl phù hợp và Z là NH3, T là HCl.
Câu 41:
06/07/2024Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi lại ở bảng sau:
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
Đáp án A
+ X, Z tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm thu được dung dịch màu xanh lam.
→ Loại đáp án B và C do tinh bột không tác dụng với Cu(OH)2.
+ T tác dụng với nước brom thấy kết tủa trắng → Loại đáp án D.
Câu 42:
18/07/2024Tiến hành các thí nghiệm sau
(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch BaCl2.
(b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch ZnCl2.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(d) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(e) Cho dung dịch NaHCO3 dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(g) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
Đáp án là C
Câu 43:
27/06/2024Kết quả thí nghiệm của các chất X; Y; Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Các chất X; Y; Z lần lượt là:
Đáp án là D
Câu 44:
21/07/2024Thí nghiệm được tiến hành như hình vẽ bên. Nhận xét nào sau đây đúng?
Đáp án là D
=>Có kết tủa màu vàng nhật trong bình tam giác, do phản ứng của với dung dịch
Câu 45:
13/07/2024Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
X, Y, Z, T lần lượt là:
Đáp án B
Câu 46:
19/07/2024Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư.
(2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.
(3) Cho dung dịch chứa a mol KHSO3 vào dung dịch chứa a mol KHCO3.
(4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4.
(5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.
(6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4.
(7) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2:1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là
Đáp án B
(1) Thu được NaOH (a) và NaAlO2 (a)
Na +H2O NaOH + H2
NaOH + Al + H2O NaAlO2 + H2
(2) Thu được CuSO4 (a) và FeSO4 (2a)
Cu + Fe2(SO4)3 CuSO4 + FeSO4.
(3) Thu được K2SO4 (a)
KHSO4 + KHCO3 K2SO4 + CO2 + H2O
(4) Thu được CuCl2 (a)
CuSO4 + BaCl2 BaSO4 + CuCl2
(5) Thu được Fe(NO3)3 (a)
Fe(NO3)2 + AgNO3 Fe(NO3)3 + Ag
(6) Thu được Na2SO4 (a)z
Câu 47:
19/07/2024Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.
(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.
(c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc, nóng dư.
(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3.
(e) Đổ 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M và 100 ml dung dịch H3PO4 1M.
(f) Sục khí CO2 vào dung dịch thủy tinh lỏng.
(g) Cho catechol vào dung dịch nước Br2.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là
Đáp án D
Câu 48:
18/07/2024Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ bên :
Sau một thời gian thì ở ống nghiệm chứa dung dịch Cu(NO3)2 quan sát thấy :
Đáp án C
Câu 49:
09/07/2024Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HBr.
(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.
(c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.
(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
Đáp án D
Câu 50:
07/07/2024Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân dung dịch AlCl3.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4.
(c) Điện phân nóng chảy NaCl
(d) Cho luồng khí CO qua bột Al2O3 nung nóng.
(e) Cho AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2.
(f) Nung nóng hỗn hợp chứa CuO, Ca và Fe(OH)3
(g) Cho luồng khí NH3 qua CuO nung nóng.
(h) Nung nóng hỗn hợp bột Cr và Al2O3.
Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng tạo sản phẩm có chứa kim loại là:
Đáp án C
Bài thi liên quan
-
Tổng hợp bài tập thí nghiệm Hóa Học từ đề thi Đại Học có đáp án ( đề 1)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp bài tập thí nghiệm Hóa Học từ đề thi Đại Học có đáp án ( đề 3)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-