Trang chủ Lớp 10 Địa lý Thi Online Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 2. Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống có đáp án

Thi Online Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 2. Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống có đáp án

Thi Online Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 2. Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống có đáp án

  • 265 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024

Để giải thích sự phân bố của một số trung tâm công nghiệp thực phẩm, cần sử dụng bản đồ công nghiệp và các bản đồ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Để giải thích sự phân bố của một số trung tâm công nghiệp thực phẩm, cần sử dụng bản đồ công nghiệp và các bản đồ nông nghiệp, ngư nghiệp. Để phát triển công nghiệp thực phẩm thì phải nguồn nguyên liệu đồi dào từ ngành nông, lâm và ngư nghiệp kết hợp với sự phát triển của các trung tâm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp chế biến.


Câu 2:

18/07/2024

Bản đồ có tỉ lệ 1:300.000, thì 7cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khoảng cách thực địa = Khoảng cách trên bản đồ x tỉ lệ bản đồ. Đổi ra đơn ki-lô-mét (km). Khoảng cách thực địa = 7×300 000 = 2 100 000 (cm) = 21 (km).


Câu 3:

22/07/2024

Bản đồ địa lí không thể cho biết nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Bản đồ địa lí thường thể hiện các nội dung về hình dáng một lãnh thổ bất kì, sự phân bố các đối tượng dân cư, kinh tế-xã hội, đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lí của một đối tượng bất kì,… Bản đồ địa lí không thể hiện được lịch sử phát triển tự nhiên.


Câu 4:

23/07/2024

Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để học tập, nghiên cứu kiến thức về các đối tượng địa lí và rèn luyện các kĩ năng địa lí.


Câu 5:

13/11/2024

Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần chú giải và kí hiệu.

Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần các đối tượng địa lí được thể hiện ở chú giải và hiểu về các kí hiệu thể hiện trên bản đồ -> Tìm hiểu được bản đồ thể hiện nội dung thế nào và mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.

- Các đáp án còn lại,không phải là phần cần phải nghiên cứu khi muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ.

→ D đúng.A,B,C sai.

* Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

- Khái niệm: Bản đồ (Atlat) là phương tiện không thể thiếu trong học tập Địa lí.

- Các bước sử dụng bản đồ trong học tập bao gồm:

+ Bước 1: Lựa chọn nội dung bản đồ.

+ Bước 2: Đọc chú giải, tỉ lệ bản đồ và xác định phương hướng trên bản đồ.

+ Bước 3: Đọc nội dung bản đồ.

- Vai trò:

+ Bản đồ được sử dụng ngày càng phổ biến trong đời sống.

+ Việc sử dụng bản đồ số và GPS giúp cho đời sống được thuận tiện hơn.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ

Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ

 

Câu 6:

20/07/2024

Việc tính toán khoảng cách các địa điểm nhằm mục đích nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong đời sống, đôi khi chúng ta cần biết khoảng cách giữa các địa điểm để tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động lên kế hoạch cho việc đi lại và làm việc của mình.


Câu 7:

24/11/2024

Để giải thích chế độ nước của một hệ thống sông, cần phải sử dụng bản đồ sông ngòi và các bản đồ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Để giải thích chế độ nước của một hệ thống sông, cần phải sử dụng bản đồ sông ngòi và các bản đồ khí hậu để biết khu vực nào mưa nhiều/ít, chế độ mưa,… và bản đồ địa hình (hình thái địa hình, hướng, dạng địa hình,…).

→ A đúng 

- B sai vì thổ nhưỡng và khí hậu ảnh hưởng đến chế độ nước nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về hệ thống sông. Bản đồ sông ngòi và các bản đồ địa lý giúp xác định lưu vực, mạng lưới sông, và các yếu tố liên quan đến dòng chảy nước.

- C sai vì khí hậu và sinh vật ảnh hưởng đến chế độ nước nhưng không đủ để giải thích chi tiết về dòng chảy và phân bố nước. Bản đồ sông ngòi và các bản đồ địa lý cung cấp thông tin cụ thể về mạng lưới sông, lưu vực và các yếu tố tác động khác.

- D sai vì địa hình và thổ nhưỡng ảnh hưởng đến sự hình thành và di chuyển nước, nhưng không mô tả đầy đủ toàn bộ hệ thống sông. Bản đồ sông ngòi và các bản đồ cung cấp thông tin chi tiết về các dòng chảy, lưu vực và phân bố nguồn nước trong khu vực.

*) Sử dụng bản đồ trong đời sống 

- Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã hội:

+ Trong sinh hoạt hằng ngày: để xác định vị trí; tìm đường đi; tính khoảng cách; xem dự báo thời tiết,

+ Trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ: quy hoạch phát triển vùng, xây dựng các công trình thuỷ lợi, các trung tâm công nghiệp, các tuyến đường giao thông

+ Trong lĩnh vực quân sự: xây dựng các phương án tác chiến.

- Cách sử dụng bản đồ cho một số hoạt động thường gặp trong đời sống: xác định vị trí, tìm đường đi, tính khoảng cách địa lí,

Lý thuyết Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống

Giải Địa lí lớp 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống


Câu 8:

21/07/2024

Để giải thích sự phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu và bản đồ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Để giải thích sự phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu để biết khu vực nào mưa nhiều/ít, chế độ mưa,… và bản đồ địa hình (hình thái địa hình, hướng, dạng địa hình,…).


Câu 9:

15/07/2024

Trong sinh hoạt hằng ngày, bản đồ dùng để

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong sinh hoạt hằng ngày, bản đồ dùng để xác định vị trí; tìm đường đi, tính khoảng cách; xem dự báo thời tiết,...


Câu 10:

01/07/2024

Bản đồ số được cài đặt trên

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ngày nay, việc tìm đường đi trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn nhờ các bản đồ số được cài đặt trên thiết bị điện tử. 


Câu 11:

07/07/2024

Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.


Câu 12:

19/09/2024
Kĩ năng nào được xem là phức tạp hơn cả trong số các kĩ năng sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Kĩ năng bản đồ phức tạp và khó trong bản đồ là phân tích, tìm được các mối liên hệ của các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Kỹ năng phân tích mối liên hệ được xem là một trong những kỹ năng phức tạp bởi vì nó đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng, tư duy logic, và khả năng kết nối nhiều yếu tố, khái niệm khác nhau để tìm ra sự liên kết giữa chúng.

→  A đúng.B,C,D sai.

* Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

1. Phương pháp kí hiệu

- Đặc điểm:

+ Thường được sử dụng để biểu hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm.

+ Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư, trung tâm công nghiệp,...

- Khả năng thể hiện

+ Kí hiệu bản đồ biểu hiện số lượng, quy mô và chất lượng của đối tượng địa lí.

+ Các kí hiệu được đặt vào đúng vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

- Có ba dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu:

+ Kí hiệu dạng chữ

+ Kí hiệu dạng tượng hình

+ Kí hiệu dạng hình học

2. Phương pháp đường chuyển động

- Đặc điểm:

+ Được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội.

+ Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, hướng động vật di cư, hướng vận tải hàng hoá, di dân,...

- Khả năng thể hiện: Màu sắc và kích thước (độ đậm, chiều rộng, chiều dài) các đường chuyển động biểu hiện kiểu loại, khối lượng hay tốc độ di chuyển của đối tượng.

3. Phương pháp chấm điểm

- Đặc điểm:

+ Được sử dụng để biểu hiện các đối tượng địa lí có sự phân bố, phân tán trong không gian.

+ Ví dụ: phân bố dân cư, phân bố các cơ sở chăn nuôi,...

- Khả năng thể hiện: Mỗi chấm tương ứng với một giá trị nhất định.

4. Phương pháp khoanh vùng

- Đặc điểm:

+ Thường sử dụng để biểu hiện những đối tượng địa lí phân bố tập trung (hoặc phổ biến) trên một không gian lãnh thổ nhất định.

+ Ví dụ: sự phân bố các kiểu rừng, các nhóm đất, các vùng chuyên canh cây trồng,...

- Khả năng thể hiện: Mỗi vùng phân bố được xác định bằng nền màu, nét chải hoặc kí hiệu đặc trưng cho đối tượng biểu hiện.

5. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

- Là phương pháp biểu hiện sự phân bố của đối tượng địa lí bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ.

- Ví dụ: cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ, cơ cấu dân số các quốc gia, diện tích và sản lượng cây trồng,...

- Ngoài các phương pháp trên, còn có các phương pháp biểu hiện bản đồ khác như: phương pháp nền chất lượng, phương pháp đường đẳng trị,...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ

Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ

 


Câu 13:

18/07/2024

Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về phía Bắc. Dựa vào mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ, chúng ta có thể xác định được các hướng còn lại (Tây, Đông, Nam và các hướng phụ) trên bản đồ.


Câu 14:

10/07/2024

Trong các hoạt động kinh tế, bản đồ không dùng để

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ hay các dự án, quy hoạch phát triển vùng, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, các trung tâm công nghiệp, các tuyến đường giao thông hay thiết kế các chương trình du lịch... người ta đều phải sử dụng bản đồ.


Câu 15:

28/10/2024

Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào mạng lưới các đường kinh, vĩ tuyến. Nếu bản đồ nào không có hệ thống đường kinh, vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc hoặc quy định phía trên tờ bản đồ là hướng Bắc.

*Tìm hiểu thêm: "Phương pháp kí hiệu"

- Đối tượng thể hiện: Đối tượng phân bố theo điểm, hay đối tượng tập trung trên diện tích nhỏ

- Hình thức thể hiện: Các dạng kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng phân bố

- Khả năng thể hiện: Chất lượng, số lượng, cấu trúc, sự phát triển và phân bố … của đối tượng qua hình dạng, màu sắc, kích thước của kí hiệu

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

 


Bắt đầu thi ngay