Thi Online Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 12. Thủy quyển, nước trên lục địa có đáp án
Thi Online Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 12. Thủy quyển, nước trên lục địa có đáp án
-
240 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
16/07/2024Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước ở
Đáp án đúng là: D
Thuỷ quyển là toàn bộ nước trên Trái Đất ở các trạng thái khác nhau (lỏng, rắn, hơi), bao gồm nước trong các biển, đại dương, trên các lục địa, hơi nước trong khí quyển và cả trong cơ thể sinh vật, trong đó có khoảng 3% là nước ngọt còn lại là nước mặn.
Câu 2:
19/07/2024Sông nào sau đây nằm trong khu vực ôn đới lạnh?
Đáp án đúng là: C
Sông I-ê-nit-xây là một trong những hệ thống sông lớn nhất đổ ra Bắc Băng Dương, với chiều dài 3487 km, là con sông dài thứ 5 trên thế giới. Hệ thống sông này có diện tích lưu vực và chiều dài nhỏ hơn của hệ thống Mississippi-Missouri tại Hoa Kỳ nhưng lưu lượng nước trung bình thì cao hơn gấp 1,5 lần. Sông I-ê-nit-xây nằm trong khu vực ôn đới lạnh.
Câu 3:
15/10/2024Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông?
Đáp án đúng là: D
Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông là nguồn nước ngầm.
D đúng
- A, B, C sai vì chúng chủ yếu ảnh hưởng đến sự giữ ẩm và xói mòn, nhưng không trực tiếp điều tiết dòng chảy. Nhân tố chính điều hòa chế độ nước của sông là lượng mưa và sự hấp thụ nước từ đất, vì chúng quyết định lượng nước ngọt cung cấp cho sông.
*) Nước ngầm
- Nằm bên trong vỏ Trái Đất, tồn tại thường xuyên trong tầng chứa nước.
- Mực nước ngầm luôn thay đổi phụ thuộc vào: nguồn cung cấp nước, địa hình và cấu tạo đất đá, thực vật.
- Có vai trò quan trọng trong sinh hoạt và sản xuất, ổn định dòng chảy và chống sụt lún,… việc khai thác quá mức làm mực nước ngầm suy giảm.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 4:
17/07/2024Hồ nước mặn thường có ở những nơi như thế nào?
Đáp án đúng là: B
Hồ nước mặn thường có ở những nơi có khí hậu khô hạn, ít mưa và độ bốc hơi lớn. Ví dụ: các hồ trong hoang mạc.
Câu 5:
20/07/2024Ở nước ta, mực nước lũ thường lên nhanh đột ngột ở các sông thuộc khu vực nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Mực nước lũ của các sông ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh chủ yếu do sông ở miền Trung có đặc điểm ngắn, dốc, lượng mưa lớn và tập trung trong thời gian ngắn.
Câu 6:
24/10/2024Các hồ có nguồn gốc từ băng hà có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Các hồ có nguồn gốc từ băng hà có đặc điểm là thường chỉ xuất hiện ở những vùng vĩ độ cao hoặc vùng núi cao và nông.
B sai vì không có nhiều hải sản phong phú
C sai vì tùy vào từng khu vực, không phải đóng băng quanh năm
D sai vì nguồn cung cấp nước không đa dạng
=> B, C, D sai
*Tìm hiểu thêm: "Hồ"
- Là những vùng trũng chứa nước trên bề mặt Trái Đất không thông với biển.
- Theo nguồn gốc:
+ Hồ núi lửa: nguồn gốc từ hoạt động núi lửa
+ Hồ kiến tạo: hình thành tại các nơi lún sụt, nứt vỡ trên mặt đất do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo
+ Hồ móng ngựa: hình thành tại các khu vực uốn sông bị tách ra khỏi dòng chính sau khi chuyển dòng
+ Hồ băng hà: Do sự bào lõm của các khối đá sông băng
+ Hồ nhân tạo: Do con người tạo nên
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa
Câu 7:
11/07/2024Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng là do có
Đáp án đúng là: C
Ở miền núi, địa hình dốc và lòng sông hẹp nên nước sông thường chảy nhanh, ở đồng bằng lòng sông thường thoải và rộng hơn, nước sông chảy chậm hơn.
Câu 8:
22/10/2024Yếu tố nào sau đây góp phần chủ yếu làm cho chế độ nước sông điều hoà?
Đáp án đúng là: C
- Các mạch nước ngầm cạn,góp phần chủ yếu làm cho chế độ nước sông điều hoà.
Yếu tố góp phần chủ yếu làm cho chế độ nước sông điều hoà là các mạch nước ngầm cạn. Khi mưa lớn, 1 phần nước mưa thấm xuống và được lưu giữ thành nước ngầm; khi mùa cạn đến 1 phần nước ngầm cung cấp nước cho các sông, hạn chế hiện tượng khô hạn.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Khái niệm thủy quyển
- Khái niệm: là toàn bộ nước trên Trái Đất ở các trạng thái khác nhau (lỏng, rắn, hơi), bao gồm nước trong các biển, đại dương, trên các lục địa và trong khí quyển.
- Đặc điểm:
+ Khoảng 3% là nước ngọt còn lại là nước mặn.
+ Nguồn nước ngọt của Trái Đất chủ yếu là băng, tuyết ở hai cực, trên các đỉnh núi cao.
+ Sự vận động, thay đổi trạng thái của nước tạo nên vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông
- Chế độ mưa: quy định chế độ dòng chảy
- Băng tuyết tan: làm tăng lưu lượng dòng chảy vào mùa xuân
- Hồ, đầm: điều tiết chế độ dòng chảy nước sông
- Địa hình: độ dốc của địa hình càng lớn, thời gian tập trung nước và thoát nước trên sông càng nhanh
- Đặc điểm đất, đá và thực vật: các khu vực đất, đá dễ thấm nước, vỏ phong hóa dày, có nhiều thực vật che phủ thường có nguồn nước phong phú, dòng chảy điều hòa
- Con người: điều tiết dòng chảy sông thông quan việc xây dựng hồ chứ thủy điện, các công trình thủy lợi, trồng trọt và bảo vệ rừng…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa
Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa
Câu 9:
15/10/2024Sông nằm trong khu vực xích đạo thường có nhiều nước
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Ở khu vực xích đạo có lượng mưa lớn quanh năm nên các sông ở khu vực này thường có nhiều nước quanh năm. Điển hình như sông A-ma-dôn,…
*Tìm hiểu thêm: "Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông"
- Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối lớn trên lục địa và đảo, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng.
- Sự thay đổi lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là chu kì nước, chịu ảnh hưởng bởi:
+ Nguồn cấp nước (nước ngầm; nước mưa, tuyết tan)
+ Bề mặt lưu vực (địa hình; hồ đầm, thực vật; sự phân bố và số lượng phụ lưu…)
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa
Câu 10:
21/07/2024Sông nào sau đây có diện tích lưu vực rộng nhất thế giới?
Đáp án đúng là: C
Sông Amazon là một dòng sông ở Nam Mỹ. Amazon được xem là con sông dài thứ 2 thế giới, là sông có lưu vực rộng nhất và lưu lượng nước nhiều nhất thế giới. Sông Amazon chiếm khoảng 20% tổng lưu lượng nước ngọt cung cấp cho các đại dương. Chỗ rộng nhất của sông vào mùa khô khoảng 11 km.
Câu 11:
15/07/2024Sông nào sau đây có chiều dài đứng thứ hai thế giới?
Đáp án đúng là: D
Sông Amazon là một dòng sông ở Nam Mỹ. Amazon được xem là con sông dài thứ 2 thế giới, là sông có lưu vực rộng nhất và lưu lượng nước nhiều nhất thế giới. Sông Amazon chiếm khoảng 20% tổng lưu lượng nước ngọt cung cấp cho các đại dương. Chỗ rộng nhất của sông vào mùa khô khoảng 11 km.
Câu 12:
14/10/2024Ở đồng bằng lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do
Đáp án đúng là: B
Ở đồng bằng lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do bề mặt địa hình bằng phẳng, dòng chảy và phù sa tràn ra hai bên sông dễ dàng, lâu dài lòng sông được mở rộng. Ở miền núi, địa hình cao, dốc nên nước chảy xiết, đào lòng nhanh và lòng sông hẹp, khả năng mở rộng hạn chế.
B đúng
- A sai vì lớp phủ thổ nhưỡng mềm không phải là đặc điểm chủ yếu của đồng bằng mà là của miền núi do sự bồi tụ phù sa và quá trình phong hóa diễn ra khác nhau. Ở miền núi, lớp thổ nhưỡng thường cứng và không đồng nhất, trong khi đồng bằng có lớp phủ thổ nhưỡng mềm và màu mỡ hơn do sự tích tụ của phù sa từ sông.
- C sai vì tổng lưu lượng nước lớn không phải là đặc điểm chính của đồng bằng mà chủ yếu do địa hình núi cao có khả năng tích tụ và giữ nước tốt hơn. Ở đồng bằng, lưu lượng nước thường bị phân tán và có sự bồi tụ của phù sa, dẫn đến tổng lưu lượng nước không lớn bằng miền núi.
- D sai vì tốc độ nước chảy nhanh không phải là đặc điểm của đồng bằng vì ở đây, địa hình bằng phẳng làm giảm độ dốc, khiến nước chảy chậm hơn. Ngược lại, ở miền núi, độ dốc cao giúp nước chảy nhanh hơn do sự tác động của trọng lực.
Ở đồng bằng, bề mặt địa hình chủ yếu là bằng phẳng, cho phép nước chảy chậm và lắng đọng, từ đó hình thành nên lớp đất phù sa dày. Sự bồi tụ này diễn ra liên tục do dòng nước mang theo bùn và cát từ các vùng cao hơn đến đồng bằng, tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống sông ngòi trong đồng bằng thường có mạng lưới dày đặc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thoát nước và bồi tụ phù sa.
Đồng thời, địa hình bằng phẳng cũng giúp cho quá trình khai thác và sử dụng đất dễ dàng hơn, thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế. Ngược lại, miền núi có địa hình dốc và gập ghềnh, làm cho nước chảy nhanh hơn và không giữ lại được lớp phù sa, dẫn đến việc phát triển nông nghiệp gặp khó khăn hơn. Vì vậy, đồng bằng có khả năng mở rộng hơn và tích tụ nhiều chất dinh dưỡng, trong khi miền núi chủ yếu tập trung vào việc giữ nước và chống xói mòn.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 13:
23/07/2024Cửa sông là nơi dòng sông chính
Đáp án đúng là: D
Cửa sông là nơi dòng sông chính đổ ra biển hoặc các hồ.
Câu 14:
19/07/2024Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là
Đáp án đúng là: C
Hồ, đầm có vai trò điều tiết chế độ dòng chảy nước sông. Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là điều hoà chế độ nước sông.
Câu 15:
07/07/2024Sông nào sau đây dài nhất thế giới?
Đáp án đúng là: B
Sông Nin hoặc Nil, là dòng sông thuộc châu Phi, là sông chính của khu vực Bắc Phi, thường được coi là con sông dài nhất trên thế giới, với chiều dài 6.853 km và đổ nước vào Địa Trung Hải.