Thi Online Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 10. Mưa có đáp án
Thi Online Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 10. Mưa có đáp án
-
222 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Miền có gió Mậu dịch thổi qua mưa ít do
Đáp án đúng là: B
Miền nằm trong đới gió Tín phong (Mậu dịch) có mưa ít do gió khô. Miền khí hậu gió mùa thường có mưa nhiều do vào mùa hè có gió thổi từ đại dương vào lục địa.
Câu 2:
14/07/2024Không khí chứa nhiều hơi nước và làm khí áp giảm, điều này xảy ra ở vùng
Đáp án đúng là: C
Khi nhiệt độ cao làm hơi nước bốc lên dần chiếm chỗ của không khí khô và làm khí áp giảm, điều này xảy ra ở vùng áp thấp xích đạo.
Câu 3:
17/07/2024Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có mưa lớn do
Đáp án đúng là: A
Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có mưa lớn do gió mùa mùa hạ thổi từ đại Dương vào lục địa mang theo lượng ẩm lớn, gặp địa hình sẽ gây mưa lớn.
Câu 4:
23/09/2024Vùng cực có mưa ít là do tác động của
Đáp án đúng là: D
- Vùng cực có mưa ít là do tác động của áp cao.
Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến -> Vùng cực có mưa ít là do tác động của áp cao cực.
- Hoạt động của frông cùng với các đợt gió mùa Đông Bắc thổi xuống lãnh thổ nước ta tạo nên sự thay đổi nhiệt độ mạnh mẽ vào mùa đông ở miền Bắc, nhiệt độ giảm mạnh, độ ẩm không khí thấp (có nhiệt độ dưới 15℃), kèm theo những dạng thời tiết cực đoan như rét đậm, rét hại, sương muối, băng giá,
→ A sai.
- Hiện nay, dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng áp thấp gây mưa rào và dông mạnh kèm gió lớn trên biển.
→ B sai.
- Độ cao địa hình không phải là nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa vùng cực.
→ D sai.
* CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG MƯA
- Khái niệm mưa: là nước rơi ở trạng thái lỏng hay rắn từ các đám mây xuống bề mặt Trái Đất.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất: khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình
1. Khí áp
- Vùng khí áp thấp: có lượng mưa lớn, do là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa.
- Vùng khí áp cao: mưa rất ít hoặc không mưa vì gió thổi không khí đi, không khí không bốc hơi lên được.
2. Frông
- Khái niệm frông: là lớp tiếp xúc giữa hai khối khí có tính chất khác nhau.
- Sự tranh chấp giữa các khối không khí frông nóng và frông lạnh gây nên nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.
- Frông nóng có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt. Frông lạnh có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.
- Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều, gọi là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.
3. Gió
- Gió mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, càng vào sâu trong lục địa thì mưa càng ít. Chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ sông, hồ, ao hoặc thảm thực vật.
4. Dòng biển
- Dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa. Dòng biển lạnh chảy qua có lượng mưa ít do không khí không bốc lên được nên rất khô hạn.
5. Địa hình
- Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít.
- Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều, tới một độ cao nhất định, độ ẩm không khí giảm sẽ không còn mưa.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 10: Mưa
Giải Địa lí lớp 10 Bài 10: Mưa
Câu 5:
22/07/2024Nơi nào sau đây có nhiều mưa?
Đáp án đúng là: B
Vùng áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, gây mưa. Vùng áp thấp thường có lượng mưa lớn, như vùng Xích đạo. Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến.
Câu 6:
20/10/2024Nơi nào sau đây có mưa ít?
Đáp án đúng là: A
Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít.
A đúng
- B sai vì đây là khu vực nơi các khối không khí nóng và ẩm từ hai bán cầu gặp nhau, tạo ra các hệ thống bão và mưa lớn. Sự hội tụ này thường dẫn đến hiện tượng mưa nhiều và thường xuyên, đặc biệt là ở các khu vực xích đạo.
- C sai vì frông là khu vực nơi các khối không khí lạnh và ấm gặp nhau, gây ra sự nâng lên của không khí ẩm. Quá trình nâng này thường dẫn đến sự ngưng tụ hơi nước và tạo ra mưa, đặc biệt là ở các khu vực gần frông.
- D sai vì dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ bề mặt nước, tạo điều kiện cho sự bốc hơi nước cao hơn. Quá trình này cung cấp nhiều hơi nước cho khí quyển, dẫn đến sự hình thành mây và gây mưa thường xuyên hơn ở những khu vực này.
*) Dòng biển
- Dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa. Dòng biển lạnh chảy qua có lượng mưa ít do không khí không bốc lên được nên rất khô hạn.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 7:
10/07/2024Khi một khối không khí nóng chủ động đẩy lùi khối không khí lạnh, ở chỗ tiếp xúc sẽ hình thành
Đáp án đúng là: D
Khi một khối không khí nóng chủ động đẩy lùi khối không khí lạnh, ở chỗ tiếp xúc sẽ hình thành frông nóng.
Câu 8:
12/07/2024Vùng cực có lượng mưa thấp nhất do
Đáp án đúng là: D
Trên bề mặt Trái Đất, theo chiều kinh tuyến, nơi có lượng mưa ít nhất là vùng cực do ở cực tồn tại áp cao với nền nhiệt độ thấp và rất khó bốc hơi nước nên mưa rất ít.
Câu 9:
18/10/2024Nơi có ít mưa thường là ở
Đáp án đúng là: A
Vùng nằm sâu trong lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Vùng có gió Mậu dịch hoạt động sẽ ít mưa, vùng có gió mùa hoạt động sẽ mưa nhiều.
A đúng
- B sai vì đại dương cung cấp độ ẩm cho không khí, giúp hình thành mây và mưa thường xuyên hơn, nhờ vào quá trình bay hơi từ biển và luồng khí ẩm từ biển vào đất liền.
- C sai vì khí áp thấp tạo điều kiện cho không khí ẩm bốc lên, ngưng tụ thành mây và gây mưa thường xuyên, đặc biệt là trong các vùng nhiệt đới và xích đạo.
- D sai vì nước ấm làm bốc hơi nhiều, cung cấp độ ẩm cho không khí, dẫn đến sự hình thành mây và mưa thường xuyên, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới.
Những nơi có ít mưa thường nằm ở xa đại dương do ảnh hưởng của vị trí địa lý và quá trình tuần hoàn khí quyển. Đại dương là nguồn cung cấp độ ẩm chính cho khí quyển, vì vậy các vùng gần biển thường nhận được lượng mưa lớn hơn nhờ quá trình bay hơi từ nước biển và sự di chuyển của các khối khí ẩm từ biển vào đất liền.
Tuy nhiên, khi các khối khí này di chuyển sâu vào trong lục địa, độ ẩm giảm dần do sự mất nước qua quá trình mưa hoặc ngưng tụ, dẫn đến lượng mưa ít hơn ở các vùng xa biển. Đặc biệt, những vùng nằm trong nội địa xa biển, như các sa mạc hay khu vực khô hạn, thường chịu ảnh hưởng của sự giảm dần độ ẩm này. Ngoài ra, các dãy núi chắn gió biển cũng có thể tạo ra "hiệu ứng bóng mưa", khiến lượng mưa ở phía bên kia dãy núi bị giảm mạnh.
Vì vậy, những khu vực xa đại dương thường ít mưa hơn do thiếu nguồn cung cấp độ ẩm từ biển và ảnh hưởng của các yếu tố địa hình và khí hậu.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 10:
23/09/2024Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít là do tác động của
Đáp án đúng là: C
- Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít là do tác động của áp cao
Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến -> Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít là do tác động của áp cao cận chí tuyến.
→ C đúng.A,B, D sai.
* CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG MƯA
- Khái niệm mưa: là nước rơi ở trạng thái lỏng hay rắn từ các đám mây xuống bề mặt Trái Đất.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất: khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình
1. Khí áp
- Vùng khí áp thấp: có lượng mưa lớn, do là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa.
- Vùng khí áp cao: mưa rất ít hoặc không mưa vì gió thổi không khí đi, không khí không bốc hơi lên được.
2. Frông
- Khái niệm frông: là lớp tiếp xúc giữa hai khối khí có tính chất khác nhau.
- Sự tranh chấp giữa các khối không khí frông nóng và frông lạnh gây nên nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.
- Frông nóng có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt. Frông lạnh có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.
- Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều, gọi là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.
3. Gió
- Gió mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, càng vào sâu trong lục địa thì mưa càng ít. Chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ sông, hồ, ao hoặc thảm thực vật.
4. Dòng biển
- Dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa. Dòng biển lạnh chảy qua có lượng mưa ít do không khí không bốc lên được nên rất khô hạn.
5. Địa hình
- Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít.
- Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều, tới một độ cao nhất định, độ ẩm không khí giảm sẽ không còn mưa.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 10: Mưa
Giải Địa lí lớp 10 Bài 10: Mưa
Câu 11:
04/07/2024Ở trong vùng nội địa, xa đại dương có
Đáp án đúng là: B
Các vùng xa đại dương, ở sâu trong lục địa, dòng biển lạnh, có địa hình chắn gió,… mưa rất ít hoặc không có mưa.
Câu 12:
13/07/2024Ở sườn và đỉnh núi cao thời tiết thường có đặc điểm là
Đáp án đúng là: A
Ở sườn và đỉnh núi cao thời tiết thường có đặc điểm là khô ráo, không có mưa hoặc rất ít mưa.
Câu 13:
17/07/2024Hiện tượng mưa ngâu ở nước ta có liên quan đến sự xuất hiện của
Đáp án đúng là: C
Hiện tượng mưa ngâu ở nước ta có liên quan đến sự xuất hiện của dải hội tụ nhiệt đới. Dải hội tụ nhiệt đới di chuyển theo sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
Câu 14:
02/07/2024Nhận định nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của hướng địa hình đến sự phân bố mưa?
Đáp án đúng là: C
Địa hình ảnh hưởng nhiều đến phân bố mưa. Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít. Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều, tới một độ cao nhất định, độ ẩm không khí giảm sẽ không còn mưa. Vì vậy, những sườn và đỉnh núi cao thường ít mưa.
Câu 15:
16/07/2024Những vùng ở sâu trong lục địa mưa rất ít do
Đáp án đúng là: D
Những khu vực nằm sâu trong nội địa hoặc có dòng biển lạnh chảy qua thường có lượng mưa ít. Đặc biệt, những vùng ở sâu trong lục địa mưa rất ít vì không có gió từ đại Dương thổi vào.
Có thể bạn quan tâm
- Thi Online Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 10. Mưa có đáp án (221 lượt thi)