Câu hỏi:
23/09/2024 168Vùng cực có mưa ít là do tác động của
A. frông.
B. áp thấp.
C. địa hình.
D. áp cao.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
- Vùng cực có mưa ít là do tác động của áp cao.
Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến -> Vùng cực có mưa ít là do tác động của áp cao cực.
- Hoạt động của frông cùng với các đợt gió mùa Đông Bắc thổi xuống lãnh thổ nước ta tạo nên sự thay đổi nhiệt độ mạnh mẽ vào mùa đông ở miền Bắc, nhiệt độ giảm mạnh, độ ẩm không khí thấp (có nhiệt độ dưới 15℃), kèm theo những dạng thời tiết cực đoan như rét đậm, rét hại, sương muối, băng giá,
→ A sai.
- Hiện nay, dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng áp thấp gây mưa rào và dông mạnh kèm gió lớn trên biển.
→ B sai.
- Độ cao địa hình không phải là nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa vùng cực.
→ D sai.
* CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG MƯA
- Khái niệm mưa: là nước rơi ở trạng thái lỏng hay rắn từ các đám mây xuống bề mặt Trái Đất.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất: khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình
1. Khí áp
- Vùng khí áp thấp: có lượng mưa lớn, do là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa.
- Vùng khí áp cao: mưa rất ít hoặc không mưa vì gió thổi không khí đi, không khí không bốc hơi lên được.
2. Frông
- Khái niệm frông: là lớp tiếp xúc giữa hai khối khí có tính chất khác nhau.
- Sự tranh chấp giữa các khối không khí frông nóng và frông lạnh gây nên nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.
- Frông nóng có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt. Frông lạnh có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.
- Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều, gọi là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.
3. Gió
- Gió mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, càng vào sâu trong lục địa thì mưa càng ít. Chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ sông, hồ, ao hoặc thảm thực vật.
4. Dòng biển
- Dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa. Dòng biển lạnh chảy qua có lượng mưa ít do không khí không bốc lên được nên rất khô hạn.
5. Địa hình
- Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít.
- Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều, tới một độ cao nhất định, độ ẩm không khí giảm sẽ không còn mưa.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 10: Mưa
Giải Địa lí lớp 10 Bài 10: Mưa
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 7:
Không khí chứa nhiều hơi nước và làm khí áp giảm, điều này xảy ra ở vùng
Câu 12:
Nhận định nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của hướng địa hình đến sự phân bố mưa?
Câu 14:
Khi một khối không khí nóng chủ động đẩy lùi khối không khí lạnh, ở chỗ tiếp xúc sẽ hình thành