Trang chủ Lớp 10 Địa lý Thi Online Trắc nghiệm Bài 7. Khí quyển. Nhiệt độ không khí có đáp án

Thi Online Trắc nghiệm Bài 7. Khí quyển. Nhiệt độ không khí có đáp án

Thi Online Trắc nghiệm Bài 7. Khí quyển. Nhiệt độ không khí có đáp án

  • 306 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024
Vào mùa đông, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Vào mùa đông, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí ôn đới với tính chất cơ bản là lạnh và khô (nếu đi qua biển có tính chất lạnh, ẩm).


Câu 2:

22/07/2024
Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo khi tiếp xúc với nhau không tạo ra frông thường xuyên và liên tục mà chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới do chúng đều nóng và thường xuyên có cùng một chế độ gió -> Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí bắc xích đạo và nam xích đạo.


Câu 3:

21/07/2024
Nhận định nào sau đây không đúng về hơi nước trong khí quyển?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Trong khí quyển hơi nước chỉ chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ (chưa đến 1%), nhưng phân bố không đều trên Trái Đất và có vai trò quan trọng đối với khí hậu toàn cầu.


Câu 4:

21/07/2024
Thành phần nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong không khí?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời. Khí quyển có vai trò quan trọng đối với muôn loài trên Trái Đất. Không khí bao gồm các thành phần: khí ni-tơ (78%); khí ô-xy (21%); hơi nước, khí cacbonic và các khí khác (1%).


Câu 5:

21/07/2024
Frông ôn đới hình thành do sự tiếp xúc của hai khối khí
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Frông ôn đới hình thành do sự tiếp xúc của hai khối khí ôn đới và chí tuyến.


Câu 6:

03/11/2024
Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là năng lượng của
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là năng lượng của bức xạ mặt trời.

*Tìm hiểu thêm: "Khái niệm khí quyển"

- Khái niệm: Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.

- Các thành phần của không khí: khí ni-tơ (78%); khí ô-xy (21%); hơi nước, khí cacbonic và các khí khác (1%).

- Cấu tạo khí quyển: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt và tầng ngoài cùng. Tầng đối lưu chứa đến 80% khối lượng không khí của khí quyển, có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người và sinh vật.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí

 


Câu 7:

11/11/2024
Đặc điểm của khối khí chí tuyến là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ở lớp không khí gần mặt đất của tầng đối lưu, mỗi bán cầu từ phía cực về Xích đạo được chia thành bốn khối khí chính, có tính chất khác nhau: khối khí cực (A) rất lạnh, khối khí ôn đới (P) lạnh, khối khí chí tuyến (T) rất nóng và khối khí xích đạo (E) nóng ẩm.

* Tìm hiểu thêm về " Khôi chí tuyến " 

- Không khí ở tầng đối lưu, tùy theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay hải dương mà hình thành các khối khí khác nhau.

- Mỗi bán cầu đều có 4 khối khí chính, đó là: khối khí cực, khối khí ôn đới, khối khí chí tuyến, khối khĩ xích đạo. Cụ thể:

+ Khối khí cực (nam cực, bắc cực) rất lạnh, kí hiệu là A

+ Khối khí ôn đới lạnh, kí hiệu là P

+ Khối khí chí tuyến (nhiệt đới) rất nóng, kí hiệu là T

+ Khối khí xích đạo nóng ẩm, kí hiệu là E

- Mỗi khối khí lại chia ra làm 2 kiểu là kiểu hải dương (ẩm), kí hiệu là m và kiểu lục địa (khô), kí hiệu là c. Riêng khối khí xích đạo chỉ có một kiểu là khối kí hải dương, kí hiệu là Em

- Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động, bị biến tính

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí

Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí


Câu 8:

22/07/2024
Trên mỗi bán cầu có mấy frông?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Frông là bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc khác nhau và khác biệt về tính chất vật lí. Trên mỗi bán cầu có hai frông căn bản: frông địa cực (FA), frông ôn đới (FP).


Câu 9:

21/07/2024
Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở chí tuyến, thấp nhất ở vùng cực.


Câu 10:

21/07/2024
Khối khí nằm ở hai bên của frông có sự khác biệt cơ bản về
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Frông là bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc khác nhau và khác biệt về tính chất vật lí. Trên mỗi bán cầu có hai frông căn bản: frông địa cực (FA), frông ôn đới (FP). Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo khi tiếp xúc với nhau không tạo ra frông thường xuyên và liên tục mà chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới do chúng đều nóng và thường xuyên có cùng một chế độ gió.


Câu 11:

21/07/2024
Các khối khí chính trên Trái Đất là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ở lớp không khí gần mặt đất của tầng đối lưu, mỗi bán cầu từ phía cực về Xích đạo được chia thành bốn khối khí chính, có tính chất khác nhau: khối khí cực (A) rất lạnh, khối khí ôn đới (P) lạnh, khối khí chí tuyến (T) rất nóng và khối khí xích đạo (E) nóng ẩm.


Câu 12:

12/10/2024
Nhân tố nào sau đây không có tác động nhiều đến sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Các nhân tố có tác động nhiều đến sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất là độ lớn góc nhập xạ, thời gian chiếu sáng và tính chất mặt đệm (lục địa hay đại dương).

*Tìm hiểu thêm: "Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất"

Theo vĩ độ địa lí

- Nhiệt độ không khí được hình thành do: Nhiệt lượng bức xạ mặt trời trực tiếp đốt nóng không khí và bề mặt đất hấp thụ sau đó phản hồi vào không khí.

- Đặc điểm: Nhiệt lượng bức xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ mặt trời.

- Phân bố: Do góc chiếu thay đổi theo vĩ độ nên n

hiệt độ không khí cũng thay đổi theo vĩ độ.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí

 


Câu 13:

21/07/2024
Dải hội tụ nhiệt đới khác với frông ở đặc điểm nào sau đây?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Điểm khác biệt cơ bản lớn nhất giữa dải hội tụ nhiệt đới với frông là về phạm vi hoạt động. Dải hội tụ có phạm vi hoạt động hẹp, chỉ hoạt động ở khu vực quanh xích đạo; còn frông hoạt động rộng, cả vùng ôn đới và cực.


Câu 14:

21/07/2024
Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt đất được Mặt Trời đốt nóng.


Câu 15:

21/07/2024
Nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về hai cực là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về hai cực là do góc nhập xạ giảm làm cho lượng bức xạ, nhiệt và ánh sáng giảm dần từ xích đọa về vùng cực.


Bắt đầu thi ngay