Trang chủ Lớp 10 Địa lý Thi Online Trắc nghiệm Bài 4. Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất có đáp án

Thi Online Trắc nghiệm Bài 4. Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất có đáp án

Thi Online Trắc nghiệm Bài 4. Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất có đáp án

  • 266 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

15/07/2024
Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất; hiện tượng giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày; lệch hướng chuyển động của các vật thể.


Câu 2:

14/10/2024
Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Xích đạo là khu vực trên Trái Đất nhận được lượng bức xạ, ánh sáng và nhiệt cao quanh năm. Đồng thời, đây cũng là khu vực có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau.

*Tìm hiểu thêm: "Giờ trên Trái Đất"

- Giờ địa phương:

+ Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên các địa điểm trên cùng một kinh tuyến có một giờ riêng, gọi là giờ địa phương.

+ Các địa điểm nằm trên kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau.

- Giờ khu vực:

+ Để thuận lợi cho sinh hoạt hằng ngày của mỗi quốc gia, người ta phải quy định một giờ thống nhất cho từng khu vực (múi giờ).

+ Trên bề mặt Trái Đất có 24 khu vực giờ. Giờ của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được lấy làm giờ chung cho cả khu vực đó.

- Giờ quốc tế: Khu vực giờ có kinh tuyến gốc đi qua được lấy làm giờ quốc tế (còn gọi là giờ GMT và đánh số 0).

- Kinh tuyến 180° đi qua giữa khu vực giờ số 12 được lấy làm đường chuyển ngày quốc tế.

+ Nếu đi từ Tây sang Đông, qua kinh tuyến 180° sẽ lùi lại một ngày lịch.

+ Nếu đi từ Đông sang Tây, qua kinh tuyến 180° sẽ tăng thêm một ngày lịch.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

 


Câu 3:

23/07/2024
Đối với các nước theo Dương lịch ở bán câu Bắc, ngày bắt đầu mùa xuân là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Đối với các nước theo Dương lịch ở bán câu Bắc, ngày bắt đầu mùa xuân là 21/3.


Câu 4:

17/07/2024
Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày 22/6; Còn mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày 22/12.


Câu 5:

17/07/2024
Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm là do
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên có lúc bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Do thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt thu nhận được ở mỗi bán cầu có sự thay đổi trong năm nên đã sinh ra các mùa.


Câu 6:

22/07/2024
Ngày nào sau đây ở bán cầu Nam có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ngày 22/12, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam nên thời gian này Nam bán cầu nhận được lượng bức xạ, ánh sáng và nhiệt nhiều nhất. Càng xa xích đạo thời gian ngày càng dài ra và đêm càng ngắn lại -> Ngày 22/12, ở bán cầu Nam có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.


Câu 7:

10/10/2024
Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày 22/6; Còn mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày 22/12.

A đúng 

- B, C, D sai vì chúng đánh dấu sự chuyển giao giữa các mùa xuân, thu và hè. Mùa đông chính thức bắt đầu từ ngày 22 tháng 12, khi ánh sáng mặt trời chiếu rọi ít nhất vào bán cầu Bắc, dẫn đến điều kiện lạnh giá nhất trong năm.

Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày 22 tháng 12, đánh dấu thời điểm đông chí (winter solstice). Đây là lúc mà ánh sáng mặt trời chiếu rọi ít nhất vào khu vực này, dẫn đến ngày ngắn nhất và đêm dài nhất trong năm.

Từ ngày đông chí, ánh sáng mặt trời sẽ bắt đầu tăng lên, nhưng nhiệt độ vẫn thường rất thấp, tạo ra điều kiện khí hậu lạnh giá và có thể xảy ra tuyết rơi ở nhiều nơi. Mùa đông kéo dài cho đến khoảng 20 tháng 3, khi bắt đầu mùa xuân.

Thời gian này có sự khác biệt rõ rệt giữa các khu vực, với những nơi gần cực Bắc thường có điều kiện lạnh giá và tuyết phủ, trong khi các khu vực phía nam của bán cầu có thể ấm áp hơn. Mùa đông cũng ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của con người, từ sản xuất nông nghiệp đến du lịch, và được gắn liền với nhiều lễ hội văn hóa truyền thống ở các nước Bắc bán cầu.

Việc xác định mùa đông từ ngày 22 tháng 12 giúp người dân có thể dự đoán thời tiết và chuẩn bị cho những điều kiện lạnh giá, đồng thời tạo cơ sở cho các hoạt động xã hội và kinh tế trong thời gian này.


Câu 8:

02/11/2024
Ngày nào sau đây ở bán cầu Bắc có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ngày 22/6, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc nên thời gian này Bắc bán cầu nhận được lượng bức xạ, ánh sáng và nhiệt nhiều nhất. Càng xa xích đạo thời gian ngày càng dài ra và đêm càng ngắn lại -> Ngày 22/6, ở Bắc bán cầu có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.

→ A đúng 

- B, C, D sai vì ngày 22/12 là ngày đông chí, khi bán cầu Bắc nghiêng xa Mặt Trời nhất, dẫn đến thời gian ban đêm dài nhất và ban ngày ngắn nhất. Còn ngày 21/3 và 23/9 là ngày xuân phân và thu phân, thời gian ban ngày và ban đêm gần như bằng nhau, không phải là ngày có thời gian ban ngày dài nhất.

Ngày 22/6 được biết đến là ngày hạ chí ở bán cầu Bắc, đánh dấu thời điểm mà Mặt Trời đạt đến điểm cao nhất trên bầu trời trong năm. Vào ngày này, vị trí của Mặt Trời chiếu sáng trực tiếp lên chí tuyến Bắc, dẫn đến việc thời gian ban ngày dài hơn ban đêm.

Cụ thể, tại các vùng gần chí tuyến Bắc, ánh sáng mặt trời chiếu sáng một cách kéo dài, với ban ngày có thể kéo dài tới 16-24 giờ, tùy thuộc vào vị trí địa lý. Ngược lại, ban đêm sẽ ngắn lại, có thể chỉ kéo dài vài giờ.

Hiện tượng này xảy ra do trục quay của Trái Đất nghiêng khoảng 23,5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời. Khi bán cầu Bắc nghiêng về phía Mặt Trời, ánh sáng mặt trời chiếu thẳng hơn, tạo ra hiệu ứng ban ngày kéo dài. Đây cũng là lý do mà vào ngày hạ chí, người dân ở các vùng phía Bắc thường tổ chức nhiều hoạt động ngoài trời để tận hưởng ánh sáng và thời tiết ấm áp.


Câu 9:

12/10/2024
Nơi chỉ xuất hiện hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần duy nhất trong năm là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Nơi chỉ xuất hiện hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần duy nhất trong năm là chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

*Tìm hiểu thêm: "Giờ trên Trái Đất"

- Giờ địa phương:

+ Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên các địa điểm trên cùng một kinh tuyến có một giờ riêng, gọi là giờ địa phương.

+ Các địa điểm nằm trên kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau.

- Giờ khu vực:

+ Để thuận lợi cho sinh hoạt hằng ngày của mỗi quốc gia, người ta phải quy định một giờ thống nhất cho từng khu vực (múi giờ).

+ Trên bề mặt Trái Đất có 24 khu vực giờ. Giờ của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được lấy làm giờ chung cho cả khu vực đó.

- Giờ quốc tế: Khu vực giờ có kinh tuyến gốc đi qua được lấy làm giờ quốc tế (còn gọi là giờ GMT và đánh số 0).

- Kinh tuyến 180° đi qua giữa khu vực giờ số 12 được lấy làm đường chuyển ngày quốc tế.

+ Nếu đi từ Tây sang Đông, qua kinh tuyến 180° sẽ lùi lại một ngày lịch.

+ Nếu đi từ Đông sang Tây, qua kinh tuyến 180° sẽ tăng thêm một ngày lịch.


Câu 10:

14/07/2024
Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiểu thẳng góc là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiểu thẳng góc là chí tuyến Bắc, còn giới hạn xa nhất về phía Nam mà tia sáng Mặt Trời có thể chiểu thẳng góc là chí tuyến nam.


Câu 11:

21/07/2024
Ngày 22/12, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở vĩ độ nào sau đây?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ngày 22/12, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở vĩ độ 23°27'N (chí tuyến Nam).


Câu 12:

01/11/2024
Lượng nhiệt ở các vĩ độ nhận được khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Lượng nhiệt ở các vĩ độ nhận được khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố độ lớn góc nhập xạ. Góc nhập xạ càng lớn thì lượng nhiệt nhận được càng nhiều và góc nhập xạ càng nhỏ thì nhận được càng ít nhiệt (góc nhập xạ nhỏ dần từ xích đạo về hai cực -> Lượng nhiệt bề mặt Trái Đất nhận được nhỏ dần từ xích đạo về cực). => A, B, C sai

*Tìm hiểu thêm: "Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau"

- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ:

+ Ở xích đạo, ngày và đêm luôn luôn bằng nhau

+ Càng xa xích đạo, thời gian ngày đêm càng chênh lệch

+ Từ vòng cực về cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24h

+ Riêng ở 2 cực có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm

- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa:

+ Mùa xuân, mùa hạ có ngày dài hơn đêm

+ Mùa thu, mùa đông có ngày ngắn hơn đêm

+ Ngày 21/3 và 23/9 có ngày đêm dài bằng nhau ở tất cả mọi nơi trên Trái Đất

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

 

 


Câu 13:

08/07/2024
Vào ngày nào trong năm các địa điểm ở bán cầu Bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhiều nhất?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ngày 22/6, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc nên thời gian này các địa điểm ở bán cầu Bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhiều nhất.


Câu 14:

23/12/2024
Thời gian bắt đầu các mùa ở nước ta thường đến sớm hơn các nước vùng ôn đới khoảng bao nhiêu ngày?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Thời gian bắt đầu các mùa ở nước ta thường đến sớm hơn các nước vùng ôn đới khoảng 45 ngày.

*Tìm hiểu thêm: "Hiện tượng các mùa trong năm"

- Mùa là khoảng thời gian trong năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng 1 góc không đổi với mặt phẳng quỹ đạo

- Mùa ở 2 bán cầu trái ngược nhau

- Ở vùng ôn đới có 4 mùa rõ rệt, ở vùng nhiệt đới có 2 mùa không rõ rệt, ở vùng hàn đới chỉ có mùa lạnh kéo dài

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

 


Câu 15:

01/11/2024
Vĩ tuyến nào sau đây nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nhất trong năm?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Xích đạo là nơi nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nhất trong năm, khu vực này luôn có thời gian ngày và đêm bằng nhau.

- Xích đạo là nơi nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nhất trong năm vì một số lý do chính:

+ Vị trí trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời: Trái Đất nghiêng trên trục của nó khoảng 23,5 độ, và khi quay quanh Mặt Trời, xích đạo là vùng nằm gần nhất với hướng ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Do đó, các tia sáng mặt trời chiếu xuống khu vực này gần như vuông góc, làm cho năng lượng được tập trung nhiều hơn so với các vùng xa xích đạo.

+ Góc chiếu của tia mặt trời: Ở xích đạo, ánh sáng mặt trời chiếu với góc gần như thẳng đứng (góc 90 độ) quanh năm, làm cho năng lượng không bị phân tán trên diện tích rộng. Ngược lại, ở các vĩ độ cao hơn, ánh sáng chiếu ở góc nghiêng hơn, phân tán năng lượng ra diện tích lớn hơn, nên các vùng đó nhận ít năng lượng nhiệt hơn.

+ Thời gian ban ngày gần như ổn định quanh năm: Ở xích đạo, thời gian ban ngày và ban đêm khá ổn định suốt năm, mỗi ngày kéo dài khoảng 12 giờ. Điều này khác với các vùng ở vĩ độ cao, nơi thời gian ban ngày thay đổi theo mùa, dẫn đến việc nhận ít ánh sáng và nhiệt hơn vào mùa đông.

Nhờ các yếu tố này, xích đạo trở thành vùng nhận được lượng nhiệt và ánh sáng lớn nhất, tạo ra khí hậu nhiệt đới quanh năm.

→ B đúng.A,C,D sai.

* Hệ quả chuyển động tự quay quanh vũ trụ của Trái Đất

 Sự luân phiên ngày đêm

- Nguyên nhân: do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên ở mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều có sự luân phiên ngày và đêm.

- Đặc điểm

+ Chiều tự quay: từ Tây sang Đông.

+ Độ nghiêng của trục so với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033’.

+ Chu kì tự quay hết một vòng là 24 giờ (1 ngày đêm).

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

 

 

Chuyển động tự quay quanh trục và hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất

II. Giờ trên Trái Đất

- Giờ địa phương:

+ Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên các địa điểm trên cùng một kinh tuyến có một giờ riêng, gọi là giờ địa phương.

+ Các địa điểm nằm trên kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau.

- Giờ khu vực:

+ Để thuận lợi cho sinh hoạt hằng ngày của mỗi quốc gia, người ta phải quy định một giờ thống nhất cho từng khu vực (múi giờ).

+ Trên bề mặt Trái Đất có 24 khu vực giờ. Giờ của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được lấy làm giờ chung cho cả khu vực đó.

- Giờ quốc tế: Khu vực giờ có kinh tuyến gốc đi qua được lấy làm giờ quốc tế (còn gọi là giờ GMT và đánh số 0).

- Kinh tuyến 180° đi qua giữa khu vực giờ số 12 được lấy làm đường chuyển ngày quốc tế.

+ Nếu đi từ Tây sang Đông, qua kinh tuyến 180° sẽ lùi lại một ngày lịch.

+ Nếu đi từ Đông sang Tây, qua kinh tuyến 180° sẽ tăng thêm một ngày lịch.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

 

 

III. Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất

1. Các mùa trong năm

- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên có lúc bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

- Nguyên nhân: Do thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt thu nhận được ở mỗi bán cầu có sự thay đổi trong năm nên đã sinh ra các mùa.

- Đặc điểm về mùa:

+ Mỗi mùa trong năm có sự khác nhau về thời tiết, khí hậu và độ dài ngày đêm.

+ Thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi mùa cũng có sự khác nhau theo cách tính lịch dương hoặc lịch âm.

+ Ở vùng ôn đới, một năm có bốn mùa khá rõ rệt; ở vùng nhiệt đới, mùa xuân và mùa thu thường ngắn, không rõ rệt.

+ Mùa ở hai bán cầu luôn trái ngược nhau.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

2. Ngày đêm dài, ngắn theo vĩ độ

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

- Đặc điểm: Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực.Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

 

 


Bắt đầu thi ngay