Thi Online Trắc nghiệm Bài 24. Địa lí một số ngành công nghiệp có đáp án
Thi Online Trắc nghiệm Bài 24. Địa lí một số ngành công nghiệp có đáp án
-
333 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Vai trò nào sau đây không đúng với công nghiệp điện lực?
Đáp án đúng là: A
Điện là nguồn năng lượng không thể thiếu trong xã hội hiện đại, là cơ sở để tiến hành cơ khí hoá, tự động hoá trong sản xuất, là điều kiện thiết yếu để đáp ứng nhiều nhu cầu trong đời sống xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia. Sản lượng điện bình quân đầu người là một trong những thước đo để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia.
Câu 2:
17/07/2024Dầu khí không phải là
Đáp án đúng là: C
Dầu khí là một dạng tài nguyên thiên nhiên được sử dụng làm nhiên liệu quan trọng cho sản xuất điện, giao thông vận tải; làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất để sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau như: thuốc nhuộm, va-dơ-lin, chất sát trùng, các chất thơm, lượu, cao su tổng hợp,... Dầu mỏ được ví như “vàng đen” của nhiều nước.
Câu 3:
22/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp khai thác than?
Đáp án đúng là: D
Than là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Công nghiệp khai thác than xuất hiện từ rất sớm, gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Các mỏ than được phân bố chủ yếu ở bán cầu Bắc. Những nước đứng đầu về sản lượng khai thác than là những nước có trữ lượng than lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì,...
Câu 4:
15/01/2025Cơ cấu sử dụng năng lượng hiện nay có sự thay đổi theo hướng tập trung tăng tỉ trọng
Đáp án đúng là: A
Cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian. Trong giai đoạn 1990 - 2020, điện sản xuất từ than, thuỷ điện, dầu mỏ, điện nguyên tử có xu hướng giảm tỉ trọng; điện sản xuất từ khí tự nhiên và các nguồn năng lượng tái tạo có xu hướng tăng tỉ trọng.
→ A đúng
- B, C, D sai vì hiện nay xu hướng chuyển sang năng lượng tái tạo, như năng lượng gió và mặt trời, nhằm giảm tác động môi trường và tăng tính bền vững.
-
Thực trạng tiêu thụ năng lượng truyền thống:
- Trước đây, năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, than đá, và khí đốt tự nhiên là nguồn cung cấp chính cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
- Tuy nhiên, những nguồn năng lượng này có hạn, không tái tạo được và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường như ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu.
-
Xu hướng chuyển đổi cơ cấu năng lượng:
- Để đối phó với tình trạng cạn kiệt tài nguyên và giảm thiểu khí thải nhà kính, nhiều quốc gia đang chuyển đổi sang các nguồn năng lượng mới và tái tạo.
- Năng lượng mới bao gồm năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, sinh khối, và năng lượng hạt nhân.
-
Lợi ích của năng lượng mới và tái tạo:
- Năng lượng tái tạo có khả năng cung cấp liên tục, không gây ô nhiễm môi trường đáng kể.
- Các nguồn như năng lượng mặt trời và gió đã trở nên phổ biến hơn nhờ chi phí giảm và công nghệ phát triển nhanh chóng.
-
Chính sách và đầu tư vào năng lượng bền vững:
- Nhiều quốc gia đã ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng sạch, khuyến khích sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.
- Sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng cũng thúc đẩy việc thay đổi cơ cấu tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
-
Tăng cường ý thức về bảo vệ môi trường:
- Người dân ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch và chuyển sang các lựa chọn bền vững hơn.
Kết luận:
Cơ cấu sử dụng năng lượng hiện nay thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng năng lượng mới và tái tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.
Câu 5:
18/07/2024Các quốc gia nào sau đây có trữ lượng quặng sắt lớn trên thế giới?
Đáp án đúng là: C
Các nước khai thác quặng kim loại nhiều đều là các nước có trữ lượng quặng lớn: sắt (Liên bang Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Hoa Kì,...), bô-xít (Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin,...), đồng (Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, Liên bang Nga,…), Quặng vàng (Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kì, Ca-na-đa,...),… Ngoài ra, các khoáng sản khác được khai thác ở một số nước như CHDC Công-gô, Pê-ru, Việt Nam,...
Câu 6:
09/07/2024Nguồn năng lượng nào sau đây được xếp vào loại không cạn kiệt?
Đáp án đúng là: D
Nguồn năng lượng được xếp vào loại không cạn kiệt là sức gió, điện mặt trời, điện thủy triều,…
Câu 7:
21/07/2024Đặc điểm của than nâu không phải là
Đáp án đúng là: D
Đặc điểm của than đá là rất giòn; còn than nâu thường nhiều tro, độ ẩm cao và không cứng. Quá trình khai thác và sử dụng than gây tác động xấu tới môi trường, đòi hỏi phải có các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế.
Câu 8:
20/07/2024Hiện nay, con người tập trung phát triển nguồn năng lượng sạch không phải vì nguyên nhân nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, tạo ra mưa a-xit và hiện tượng nóng lên toàn cầu. Một vài nhà máy điện nguyên tử đã có những sự cố xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống và sức khoẻ con người. Xu hướng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm được năng lượng hoá thạch ngày càng phổ biến.
Câu 9:
12/07/2024Nguồn năng lượng sạch gồm có
Đáp án đúng là: B
Nguồn năng lượng sạch gồm có năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt, sinh khối,...
Câu 10:
19/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện?
Đáp án đúng là: A
Sản lượng điện bình quân đầu người là một trong những thước đo để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia. Sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển do nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và đời sống ở các nước này rất lớn. Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như: nhiệt điện (dầu mỏ, than đá, khí đốt), thuỷ điện, điện nguyên tử và các nguồn năng lượng tái tạo năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, sinh khối,...), trong đó nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn nhất.
A đúng
- B sai vì ngành công nghiệp điện của nước ta sử dụng đa dạng các nguồn năng lượng như nhiệt điện, thủy điện, và tuabin khí để đảm bảo cung cấp điện ổn định và bền vững. Sự đa dạng này giúp giảm sự phụ thuộc vào một nguồn duy nhất và tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên sẵn có.
- C sai vì sản lượng điện của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, và chính sách phát triển, không chỉ dựa vào mức độ phát triển kinh tế. Nước ta, mặc dù đang phát triển, vẫn có thể sản xuất điện từ nhiều nguồn khác nhau để đáp ứng nhu cầu nội địa và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
- D sai vì sản lượng điện bình quân đầu người phản ánh khả năng tiếp cận và sử dụng điện năng của người dân, một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ở nước ta, tăng cường sản lượng điện bình quân đầu người thể hiện sự tiến bộ trong cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển.
*) Công nghiệp điện lực
Công nghiệp điện lực
- Vai trò:
+ Điện là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, động lực quan trọng của sản xuất cơ khí hoá, tự động hoá.
+ Nền tảng cho mọi sự tiến bộ kĩ thuật trong công nghiệp và các ngành kinh tế khác.
+ Đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá, văn minh của con người.
- Đặc điểm:
+ Sản lượng điện bình quân đầu người là một trong những tiêu chí quan trọng để đo trình độ phát triển và văn minh của các nước.
+ Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như: nhiệt điện (dầu mỏ, than đá, khí đốt), thuỷ điện, điện nguyên tử và các nguồn năng lượng tái tạo).
+ Các nhà máy điện yêu cầu khác nhau về vốn, thời gian xây dựng, lao động, giá thành.
+ Cơ cấu sản xuất điện năng ở các nước phụ thuộc vào nguồn sản xuất điện.
- Phân loại:
+ Công nghiệp điện lực: Phát triển rất nhanh do nhu cầu của nền kinh tế và mức sống ngày càng cao của dân cư. Sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá.
+ Nhiệt điện chạy bằng than: Gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, tạo ra mưa a-xit và hiện tượng nóng lên toàn cầu.
+ Điện nguyên tử: Những sự cố xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống và sức khoẻ con người.
- Định hướng: Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm được năng lượng hoá thạch ngày càng phổ biến.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 11:
23/07/2024Phát biểu nào sau đây đúng với việc phân bố tài nguyên dầu mỏ trên thế giới?
Đáp án đúng là: B
Nhu cầu về tài nguyên dầu mỏ trên thế giới ngày càng tăng, tốc độ khai thác nhanh (từ 3,1 tỉ tấn - 1990 lên 4,1 tỉ tấn - 2020). Dầu mỏ phân bố chủ yếu ở các nước đang phát triển, một số quốc gia có sản lượng khai thác đều lớn như Ả-rập Xê-út, I-rắc, I-ran,...
Câu 12:
16/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng với dầu khí?
Đáp án đúng là: B
Dầu khí có khả năng sinh nhiệt cao (cao hơn than), dễ vận chuyển và sử dụng, nhiên liệu cháy hoàn toàn và không tạo thành tro. Vì vậy, dầu khí chiếm vị trí hàng đầu trong các loại nhiên liệu. Sau khi chế biến, dầu khí tạo ra nhiều sản phẩm như: xăng, dầu hoả, dầu ma-dut,...
Câu 13:
09/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện?
Đáp án đúng là: C
Một số đặc điểm của ngành công nghiệp điện
- Sản phẩm của công nghiệp điện lực không lưu giữ được nhưng có khả năng vận chuyển đi xa.
- Các nước có cơ cấu điện năng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ kĩ thuật, chính sách phát triển,...
- Công nghiệp điện lực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian và giá thành nhưng khác nhau giữa nhiệt điện, thủy điện, năng lượng sạch,… Đặc biệt, nhà máy công suất càng lớn, thiết bị hiện đại, giá thành rẻ hơn.
Câu 14:
19/07/2024Than An-tra-xít không có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Đặc điểm của than An-tra-xít là có độ bền cơ học cao, khả năng sinh nhiệt lớn và chuyên chở không bị vỡ vụn. Quá trình khai thác và sử dụng than gây tác động xấu tới môi trường, đòi hỏi phải có các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế.
Câu 15:
28/12/2024Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung lớn nhất ở
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Các mỏ dầu khí phân bố ở cả hai bán cầu. Các nước đứng đầu về sản lượng khai thác đều có trữ lượng dầu khí lớn như: Ả-rập Xê-út, Hoa Kì, Liên bang Nga, I-rắc, I-ran,... -> Ta thấy Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung lớn nhất ở Trung Đông.
*Tìm hiểu thêm: "Công nghiệp khai thác dầu khí"
- Vai trò:
+ Là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản, được sử dụng rộng rãi.
+ Nguyên liệu sản xuất hóa phẩm, dược phẩm.
+ Xuất khẩu thu ngoại tệ
- Đặc điểm:
+ Khai thác phụ thuộc vào tiến bộ kĩ thuật khoan sâu.
+ Sản lượng, giá thành có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế thế giới.
+ Việc khai thác và sử dụng có ảnh hưởng tới môi trường, tác động tới biến đổi khí hậu.
- Sản lượng khai thác: 4.5 tỉ tấn năm 2019
- Phân bố:
+ Khai thác dầu: Ả - rập Xê-út, Iran, Hoa Kì...
+ Khai thác khí tự nhiên: Hoa Kì, Nga, Ka-ta, Iran…
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Các bài thi hot trong chương
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 21. Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có đáp án (608 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 20. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có đáp án (392 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 25. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có đáp án (375 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 27. Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông có đáp án (334 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 23. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp có đáp án (286 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 26. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ có đáp án (285 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 28. Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch có đáp án (273 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 22. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có đáp án (259 lượt thi)