Trang chủ Lớp 10 Địa lý Thi Online Trắc nghiệm Bài 11. Nước biển và đại dương có đáp án

Thi Online Trắc nghiệm Bài 11. Nước biển và đại dương có đáp án

Thi Online Trắc nghiệm Bài 11. Nước biển và đại dương có đáp án

  • 235 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024
Nguyên nhân gây ra thuỷ triều là do
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Thuỷ triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra thuỷ triều là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.


Câu 2:

19/07/2024
Hình thức dao động của sóng biển là theo chiều
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Sóng phát sinh chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh, sóng càng lớn.


Câu 3:

17/07/2024
Ngyên nhân sinh ra các dòng biển trên các đại dương thế giới chủ yếu là do
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Các dòng biển sinh ra chủ yếu do các loại gió thường xuyên hoặc sự chênh lệch nhiệt độ, độ muối,... giữa các vùng biển khác nhau.


Câu 4:

23/07/2024
Sóng xô vào bờ không phải là do
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Sóng phát sinh chủ yếu là do gió. Sóng xô vào bờ là do tác động của gió, bão và áp thấp.


Câu 5:

21/07/2024
Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Dao động thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên cùng một đường thẳng (tức là ngày trăng tròn và không trăng) -> Nhận định dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn là sai.


Câu 6:

12/10/2024
Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu là do
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các hoạt động động đất, núi lửa lớn dưới đáy biển tạo nên một dạng sóng dài đặc biệt, lan truyền theo phương ngang, với tốc độ lớn, vào đến bờ có thể cao trên 20 m, gọi là sóng thần, một dạng thảm hoạ thiên nhiên tàn khốc.

D đúng 

- A, B, C sai vì chúng tạo ra các hiện tượng khác như sóng biển và sóng gió, nhưng không có khả năng tạo ra sự dịch chuyển mạnh mẽ của nước ở đáy đại dương như động đất. Động đất, đặc biệt là những trận xảy ra dưới đáy biển, trực tiếp gây ra sự thay đổi độ cao của đáy biển, từ đó sinh ra sóng thần lớn và nguy hiểm hơn.

Nguyên nhân chính gây ra sóng thần chủ yếu là do động đất, đặc biệt là những trận động đất xảy ra ở dưới đáy đại dương. Khi một trận động đất mạnh diễn ra, nó làm thay đổi độ cao của đáy biển, gây ra sự dịch chuyển lớn của nước. Sự dịch chuyển này tạo ra những đợt sóng lớn, lan tỏa ra khắp các vùng biển xung quanh với tốc độ rất nhanh. Ngoài ra, những trận động đất xảy ra tại các khu vực ranh giới giữa các mảng kiến tạo cũng có khả năng gây ra sóng thần lớn hơn do năng lượng giải phóng mạnh mẽ.

Ngoài động đất, các nguyên nhân khác cũng có thể gây ra sóng thần, như phun trào núi lửa, sụt lún đất, hoặc các hiện tượng thiên nhiên khác như lở đất dưới nước. Tuy nhiên, động đất vẫn là nguyên nhân chính và phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ lớn trong số các sự kiện gây ra sóng thần trên toàn thế giới. Điều này cho thấy rằng các khu vực ven biển, đặc biệt là gần các đới đứt gãy, luôn tiềm ẩn nguy cơ cao về sóng thần và cần có các biện pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời.


Câu 7:

15/07/2024
Dao động thuỷ triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặ Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Dao động thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên cùng một đường thẳng và nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông.


Câu 8:

14/10/2024
Phát biểu nào sau đây không đúng với các dòng biển trong các đại dương thế giới?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Một số đặc điểm của các dòng biển trong các đại dương thế giới là

- Dòng biển nóng và lạnh đối xứng qua các bờ đại dương.

- Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao.

- Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp (khoảng 30-40o ở hai bán cầu về phía Xích đạo).

- Ở vùng gió mùa hoạt động thường xuyên, xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.

*Tìm hiểu thêm: "Tính chất của nước biển và đại dương"

a. Độ muối

- Độ muối trung bình khoảng 35 ‰, tăng hay giảm phụ thuộc vào lượng bốc hơi, lượng mưa, lương nước các con sông đổ vào.

- Độ muối thay đổi theo vĩ độ: ở cực độ muối thấp nhất, chí tuyến độ muối cao nhất.

- Độ muối thay đổi theo độ sâu, tùy thuộc điều kiện khí tượng, thủy văn.

b. Nhiệt độ

Nhiệt độ biển và đại dương trung bình khoảng 170C, thay đổi theo mùa, giảm dần từ xích đạo về 2 cực, giảm dần theo độ sâu.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Nước biển và đại dương

 


Câu 9:

17/10/2024
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Sóng phát sinh chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh, sóng càng lớn.

D đúng 

- A, B, C sai vì sóng biển chủ yếu được hình thành do sự tác động của gió lên bề mặt nước. Các yếu tố như động đất và núi lửa có thể tạo ra sóng thần, nhưng chúng không ảnh hưởng đến những sóng thông thường được tạo ra bởi gió.a

*) Sóng biển

- Khái niệm: Là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Nguyên nhân:

+ Gió là nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng biển.

+ Ngoài ra, sóng cũng có thể được hình thành do động đất, núi lửa,...

- Đặc điểm:

+ Hướng và độ cao của sóng phù hợp với hướng và tốc độ gió trên mặt biển, đại dương.

+ Sóng bị suy yếu và tan rã khi tiến vào bờ do bị ma sát với đáy biển.

+ Đáy biển càng nông, tốc độ suy yếu và tan rã của sóng càng nhanh.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương - Cánh diều (ảnh 1)Sóng biển

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương

Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương


Câu 10:

22/07/2024
Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra thuỷ triều là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất -> Nhận định chỉ do sức hút Mặt Trời là sai.


Câu 11:

23/07/2024
Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Dao động thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên cùng một đường thẳng (tức là ngày trăng tròn và không trăng).


Câu 12:

19/07/2024
Ở vùng chí tuyến, bờ Tây lục địa có khí hậu
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ở vùng chí tuyến, bờ Tây lục địa có khí hậu khô, ít mưa do tác động chủ yếu của các dòng biển lạnh.


Câu 13:

21/07/2024
Ở vùng ôn đới, bờ Đông của đại dương có khí hậu
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ở vùng ôn đới, bờ Đông của đại dương có khí hậu ấm, mưa nhiều do tác động chủ yếu của các dòng biển nóng.


Câu 14:

14/10/2024
Ở vùng ôn đới, bờ Tây của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Ở vùng ôn đới, bờ Tây của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của các dòng biển nóng. Một số dòng biển nóng điển hình ở khu vực này như Bắc Đại Tây Dương, Bắc Xích đạo, Ghi-nê,…

*Tìm hiểu thêm: "Thủy triều"

- Là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hàng ngày

- Nguyên nhân: Do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất

- Khi Trái Đất - mặt Trăng và mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng thì thuỷ triều lên cao nhất (triều cường)

- Khi trái Đất - mặt Trăng và mặt trời vuông góc với nhau thì thuỷ triều xuống thấp nhất (triều kém)

- Ngoài ra thủy triều còn chịu tác động của khí áp, đường bờ biển

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Nước biển và đại dương

 


Câu 15:

21/07/2024
Ở vùng chí tuyến, bờ Đông của lục địa có mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ở vùng chí tuyến, bờ Đông của lục địa có mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của gió mùa. Ở trên Trái Đất, khu vực có gió mùa hoạt động thường mưa nhiều, điển hình như khu vực Nam Á, Đông Nam Á,…


Bắt đầu thi ngay