Trang chủ Lớp 12 Văn Soạn bài Nhân vật giao tiếp

Soạn bài Nhân vật giao tiếp

Soạn bài Nhân vật giao tiếp

  • 111 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

18/07/2024

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a) Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp có đặc điểm như thế nào về lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội?

Xem đáp án

 

a, Các nhân vật: Tràng, mấy cô gái, “thị”

- Đặc điểm của nhân vật giao tiếp

    + Lứa tuổi: họ đều là người trẻ, trung tuổi

    + Giới tính: Tràng - nam, còn lại là nữ

    + Tầng lớp xã hội: đều là người dân lao động nghèo khổ


Câu 2:

19/07/2024

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

b) Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời ra sao? Lời đầu tiên của nhân vật thị hướng tới ai?

Xem đáp án

b, Nhân vật giao tiếp chuyển vai người nói, vai người nghe luân phiên nhau

    + Lượt 1: Tràng nói, các cô gái nghe

    + Lượt 2: các cô gái là người nói, Tràng là người nghe

    + Lượt 3: “thị” nói, Tràng và các cô gái còn lại nghe

    + Lượt 4: Tràng nói, “thị” là người nghe


Câu 4:

13/07/2024

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

d, Họ có quan hệ xa lạ hay thân tình khi bắt đầu cuộc giao tiếp?

Xem đáp án

d, Khi bắt đầu cuộc giao tiếp, nhân vật giao tiếp có quan hệ hoàn toàn xa lạ, sau đó họ dần thân với nhau hơn (vì cùng lứa tuổi, vị thế)


Câu 6:

23/07/2024

Đọc đoạn trích sau và phân tích các câu hỏi nêu ở dưới:

"Thoáng nhìn qua,.... Mau lên! "

(Nam Cao, Chí Phèo)

a. Trong đoạn trích trên có những nhân vật giao tiếp nào? Trường hợp nào bá kiến nói với một người nghe, trường hợp nào nói với nhiều người nghe?

Xem đáp án

a, Các nhân vật giao tiếp đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, Chí Phèo, Lí Cường, dân làng Vũ Đại

Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp Chí Phèo, Lí Cường. Khi nói với mấy bà vợ, dân làng, Bá Kiến nói cho nhiều người nghe


Câu 7:

14/07/2024

Đọc đoạn trích sau và phân tích các câu hỏi nêu ở dưới:

"Thoáng nhìn qua,.... Mau lên! "

(Nam Cao, Chí Phèo)

b. Vị thế của Bá Kiến so với từng người nghe như thế nào?  Điều đó chi phối cách nói và lời nói của Bá Kiến ra làm sao?

Xem đáp án

b, Vị thế xã hội của Bá Kiến từng người nghe

- Với dân làng- Bá Kiến thuộc tầng lớp trên nên lời nói có trọng lượng, bản chất lời nói là đuổi (về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này!)

- Với Chí Phèo, ông nói vừa như thăm dò, như dỗ dành, có lúc như có vẻ đề cao, coi trọng

- Với Lí Cường, Bá Kiến tỏ ra giận, trách mắng nhưng thực chất để xoa dịu Chí Phèo

- Với các bà vợ: Bá Kiến là chồng nên “quát”, thị uy


Câu 8:

09/07/2024

Đọc đoạn trích sau và phân tích các câu hỏi nêu ở dưới:

"Thoáng nhìn qua,.... Mau lên! "

(Nam Cao, Chí Phèo)

c, Đối với Chí Phèo, bá Kiến đã thực hiện một chiến lược giao tiếp như thế nào? Hãy phân tích cụ thể chiến lược đó.

Xem đáp án

c, Dẹp đám đông để cô lập Chí Phèo

- Dùng lời lẽ nhẹ nhàng, xoa dịu tâm trí của Chí Phèo. Sau đó thân mật, xưng hô như người nhà để khích lệ, tạo sự thân thiết

    + Nâng vị thế Chí Phèo ngang hàng với với mình để trấn an Chí, khiến Chí thấy bản thân được hãnh diện, ngang hàng với gia đình danh giá nhất làng


Câu 10:

22/07/2024

Phân tích sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ trong đoạn trích sau:

"Anh Mịch nhăn nhó...... Đừng kêu. "

(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)

Xem đáp án
 Anh MịchÔng lí
Vị thế

- Vị thế xã hội thấp (giai cấp bị trị, bị áp bức, o ép)

- Nạn nhân bị bắt đi xem bóng đá

- Kẻ có chức quyền, đại diện cho tầng lớp thống trị

- Thừa lệnh bắt người đi xem bóng đá

Lời nóiHành động nói: cầu xin, van lạy- Hách dịch, trịch thượng, quát tháo

Câu 11:

23/07/2024

Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa.... Của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người trong đoạn trích sau:

"Bỗng dưng tất cả....... Ngài đến gần"

(Nguyễn Ái Quốc, Những trò lố hay là varen và Phan Bội Châu)

Xem đáp án

a, Thái độ và lời nói của nhân vật giao tiếp

- Viên đội sếp tay: quát tháo

- Chú bé con: thầm thì

- Chị con gái: thốt ra

- Anh sinh viên: kêu lên

- Bác cu-li xe: thở dài

- Nhà nho: lẩm bẩm

Các nhân vật xét về đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa các nhân vật giao tiếp với đặc điểm lời nói:

- Chú bé, ít tuổi nên cách nói ngộ nghĩnh, hồn nhiên

- Chị con gái: phụ nữ trẻ, nên chú trọng cách ăn mặc, khen với vẻ thích thú

- Anh sinh viên: chưa trải đời, nói như một cách phỏng đoán chắc chắn

- Bác cu li xe chú ý tới đôi ủng

Nhà nho có trình độ, chú ý tới tướng mạo, phán bằng câu thành ngữ thâm sâu

→ Tất cả các nhân vật đều có thái độ, cử chỉ thể hiện sự châm biếm, mỉa mai


Câu 13:

04/07/2024

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

"Bà lão láng giềng.... Băn khoăn"

(Ngô Tất Tố, Tắt Đèn)

b. Phân tích sự tương tác về hạnh động nói giữa lượt lời của hai nhân vật giao tiếp trong đoạn trích?

Xem đáp án

b, Sự tương tác về hành động lời nói của hai nhân vật giao tiếp: hai nhân vật đổi vai luân phiên

    + Bà lão hỏi thăm – chị Dậu cảm ơn

    + Bà lão hỏi tình hình anh Dậu – chị Dậu trả lời thân tình

    + Bà khuyên bỏ trốn- chị Dậu tán thành, nghe theo


Bắt đầu thi ngay