Trang chủ Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh SINH HỌC - CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

SINH HỌC - CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Gen và mã di truyền 1

  • 1657 lượt thi

  • 23 câu hỏi

  • 25 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024
Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:
Xem đáp án

Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là gen.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 2:

22/07/2024
Một đoạn gen có trình tự nuclêôtit là 3’AGXTTAGXA5’. Trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn Gen trên là:
Xem đáp án

Theo nguyên tắc bổ sung, ta có:

Mạch gốc:                          3’AGXTTAGXA5’

Mạch bổ sung:                   5’TXGAATXGT3’

Đáp án cần chọn là: C


Câu 3:

22/07/2024
Mạch thứ nhất của gen có trình tự nuclêôtít là 3’AAAXXAGGGTGX 5’. Tỉ lệ ở mạch thứ 2 của gen là?
Xem đáp án

Tỉ lệ ở đoạn mạch thứ nhất là: 8/4

Do A liên kết với T và G liên kết với X → A1= T2, T1= A2, G1= X2, X1= G2

→ Tỉ lệ ở đoạn mạch thứ 2 là 4/8 = 1/2

Đáp án cần chọn là: C


Câu 4:

19/07/2024
Gen phân mảnh có đặc tính là:
Xem đáp án

Gen phân mảnh: gồm các đoạn mã hóa axit amin (exon) xen lẫn các đoạn không mã hóa axit amin (intron).

Đáp án cần chọn là: C


Câu 5:

22/07/2024
Đoạn chứa thông tin mã hóa axit amin của gen ở tế bào nhân thực gọi là:
Xem đáp án

Nuclêôtit là đơn phân của gen (hay ADN).

Exon là đoạn mã hóa axit amin.

Codon là bộ ba mã hóa trên mARN.

Intron là các đoạn không mã hóa axit amin. 

Đáp án cần chọn là: B


Câu 6:

21/07/2024
Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh
Xem đáp án

Gen phân mảnh có ở sinh vật nhân thực, trong 4 loài sinh vật trên thì nấm men là sinh vật nhân thực, A, C, D đều là sinh vật nhân sơ.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 7:

23/07/2024
Mã di truyền khôngcó đặc điểm nào sau đây?
Xem đáp án

Phát biểu sai là D, các loài sinh vật sử dụng chung một bảng mã di truyền (trừ một vài trường hợp).

Mã di truyền là mã bộ ba, có tính phổ biến và có tính thoái hóa.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 8:

23/07/2024
Mã di truyền có tính đặc hiệu, có nghĩa là:
Xem đáp án

Tính đặc hiệu của mã di truyền là: một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin.

A chỉ là các bộ ba, không phải tính đặc hiệu của mã di truyền.

B là tính thoái hóa của mã di truyền.

D là tính phổ biến của mã di truyền.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 9:

20/07/2024
Vùng mã hóa gồm các bộ ba có các đặc điểm:
Xem đáp án

Vùng mã hóa là vùng gồm các bộ ba mang thông tin mã hóa cho axit amin

Đáp án cần chọn là: A


Câu 10:

22/07/2024
Trong thành phần cấu trúc của một gen điển hình gồm có các phần:
Xem đáp án

Một gen cấu trúc gồm các phần theo trình tự: Vùng điều hòa - Vùng mã hóa - Vùng kết thúc

Đáp án cần chọn là: A


Câu 11:

19/07/2024
Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng
Xem đáp án

Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng mang tín hiệu kết thúc phiên mã, không mang thông tin mã hóa các axit amin hay khởi động phiên mã

Đáp án cần chọn là: C


Câu 12:

20/07/2024
Mã di truyền là:
Xem đáp án

Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit ở các axit nuclêic mã hóa cho axit amin

Đáp án cần chọn là: C


Câu 13:

19/07/2024
Tính phổ biến của mã di truyền được hiểu là
Xem đáp án

Tính phổ biến của mã di truyền được hiểu là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 14:

02/08/2024

Đơn phân nào sau đây cấu tạo nên phân tử ADN?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là nucleotide.

C đúng.

* Tìm hiểu về Deoxyribonuleic acid (DNA)

1. Cấu trúc của phân tử DNA

- DNA là đại phân tử cấu trúc từ các đơn phân adenine (A), thymine (T), cytosine (C) và guanine (G). Mỗi DNA dài tới hàng trăm micromet, khối lượng đạt tới hàng triệu hoặc chục triệu amu.

 Đơn phân nào sau đây cấu tạo nên phân tử ADN? (ảnh 1)- DNA có cấu trúc xoắn kép, gồm hai mạch song song, ngược chiều, xoắn quanh một trục (tưởng tượng) từ trái sang phải (xoắn phải) (Hình 38.1).

- Trên mỗi mạch, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị, tạo thành chuỗi polynucleotide theo chiều từ 5' tới 3'.

- Giữa hai mạch đơn, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung, nghĩa là A của mạch đơn này liên kết với T của mạch đơn kia và G của mạch đơn này liên kết với C của mạch đơn kia (hoặc ngược lại) tạo thành cặp nucleotide, đảm bảo cho phân tử DNA có đường kính 20 Å, với nhiều chu kì xoắn, mỗi chu kì xoắn dài 34 Å tương ứng với 10 cặp nucleotide.

2. Chức năng của phân tử DNA

- DNA là nơi lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền. Trình tự các nucleotide trên DNA là thông tin di truyền chỉ dẫn cho tế bào tổng hợp phân tử protein để từ đó tạo ra những phân tử hữu cơ cần thiết, tham gia vào cấu trúc và hoạt động của tế bào, cơ thể. Liên kết cộng hoá trị giữa các nucleotide đảm bảo cấu trúc của phân tử DNA được duy trì ổn định.
- Phân tử DNA có khả năng tự nhân đôi (tái bản), nhờ đó thông tin di truyền được truyền đạt qua các thế hệ tế bào và cơ thể, đảm bảo cho các đặc tính của loài được duy trì, ổn định.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Giải KHTN 9 Bài 38: Nucleic acid và gene


Câu 15:

22/07/2024
Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Tất cả các sinh vật hiện nay đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính

Xem đáp án

Tất cả các sinh vật hiện nay đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính phổ biến.

+ Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).

+ Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hoá  1 loại axit amin).

+ Mã di truyền mang tính thoái hoá (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG).

Đáp án cần chọn là: A


Câu 16:

23/07/2024
Một gen có chiều dài 5100 Å có tổng số nuclêôtit là
Xem đáp án

Gen có chiều dài là 5100 Å thì số lượng nucleotit trong gen sẽ là5100 : 3,4 × 2 = 3000 

Đáp án cần chọn là: A


Câu 17:

22/07/2024
Mạch thứ nhất của gen có 10%A, 20%T; mạch thứ hai có tổng số nuclêôtit G với X là 910. Chiều dài của gen (được tính bằng nanomet) là:
Xem đáp án

Số nucleotide loại G là: G = G+ X= 910

Tỉ lệ số nucleotide loại A là: %A = %T = ( 10% + 20%) : 2 = 15%

Tỉ lệ số nucleotide loại G là: %G = %X = 50% - 15% = 35%

Tổng số nucleotide: N = 910 : 35 × 100 = 2600

Chiều dài của gen là: L = 2600 : 2 × 3,4 = 4420 (Å) = 442 (nm)

Đáp án cần chọn là: C


Câu 18:

22/07/2024
Một mạch của gen có khối lượng bằng 6,3.106đvC, số nuclêôtit của gen nói trên là:
Xem đáp án

Số nucleotide trên một mạch của gen là : 6,3.106: 300 = 21000 nucleotide

Số nucleotide của gen là : N = 21000 × 2 = 42000 nucleotide

Đáp án cần chọn là: D


Câu 19:

22/07/2024
Trên một mạch của một gen có 20%T,  22%X, 28%A. Tỉ lệ mỗi loại nuclêôtit của gen là:
Xem đáp án

Trên mạch thứ nhất có:          

T1= 20% , X1= 22% , A1= 28% (tính theo tổng số nu của mạch)

↔ T1= 10% , X1= 11% , A1= 14% (tính theo tổng số nu của gen)

Do nguyên tắc bổ sung, trên mạch 2: A2= T1và A1= T2.

Vậy ta có:

T = A = A1+ A2= A1+ T1= 10% + 14% = 24%

Vậy:    A = T = 24%;  G = X = 26%

Đáp án cần chọn là: A


Câu 22:

22/07/2024
Trình tự các nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen là:

3’ ATGAGTGAXXGTGGX 5’

Đoạn gen này có:

Xem đáp án

Vì %A + %G = 50%N → Tỉ lệ A + G/T+X của gen luôn bằng 1 → A sai

Mạch gốc có 15 nucleotide → gen có 15 cặp nucleotide → C sai

→ Gen có 30 nuclêôtit → có 28 liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit →D sai

A = T = A+ T1= 3 + 3 = 6

G = X = G+ X= 6 + 3 = 9

H = 2A + 3G = 2×6 + 3×9 = 39 → B đúng

Đáp án cần chọn là: B


Câu 23:

22/07/2024
Một ADN có A = 450, tỷ lệ A/G = 3/2. Số nucleotit từng loại của ADN là
Xem đáp án

A= 450 → G= 300

Đáp án cần chọn là: C


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương