Ôn tập môn Giáo dục công dân 11
Hàng hóa – Tiền tệ – Thị trường (Bài 2)
-
3878 lượt thi
-
31 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
10/12/2024Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi?
Đáp án đúng là : B
- Mối quan hệ 2m vải = 10kg thóc = 4 giờ,là quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi.
Theo SGK GDCD trang 15 thì giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau. Trên thị trường, người ta trao đổi các hàng hóa với nhau theo những tỉ lệ nhất định, về thực chất là trao đổi những lượng lao động hao phí bằng nhau ẩn chứa trong các hàng hóa đó. Vậy đáp án đúng là2m vải = 10kg thóc = 4 giờ.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Mở rộng:
Hàng hóa
a. Hàng hóa là gì
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.
- Ba điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa:
+ Do lao động tạo ra.
+ Có công dụng nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
+ Trước khi đi vào tiêu dung phải thông qua mua – bán.
- Các dạng tồn tại :
+ Dạng vật thể (hữu hình)
+ Dạng phi vật thể (hàng hóa dịch vụ).
b. Hai thuộc tính của hàng hóa
- Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
- Giá trị của hàng hóa:
+ Được biểu hiện ra bên ngoài thông qua giá trị trao đổi của nó.
+ Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
=>Hàng hóa là sự thống nhất của hai thộc tính: giá trị sử dụng và giá
trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - Thị trường - Tiền tệ
Mục lục Giải GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường
Câu 2:
29/10/2024Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua
Đáp án đúng là: D
Giải thích: giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi. Vậy đáp án đúng là giá trị trao đổi.
*Tìm hiểu thêm: "Hai thuộc tính của hàng hóa"
- Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
- Giá trị của hàng hóa:
+ Được biểu hiện ra bên ngoài thông qua giá trị trao đổi của nó.
+ Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
=>Hàng hóa là sự thống nhất của hai thộc tính: giá trị sử dụng và giá
trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - Thị trường - Tiền tệ
Câu 3:
16/07/2024Hàng hóa là một phạm trù lịch sử vì hàng hóa
Chọn đáp án B
Theo SGK GDCD trang 14 thì hàng hóa là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa. Vậy đáp án đúng là chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.
Câu 4:
19/07/2024Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa được tính bằng
Chọn đáp án C
Theo SGK GDCD trang 16 thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình, trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. Vậy đáp án đúng là thời gian trung bình của xã hội.
Câu 5:
16/07/2024Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi
Chọn đáp án A
Theo SGK GDCD trang 16 thì thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa. Vậy đáp án đúng là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 6:
16/07/2024Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua, bán là
Chọn đáp án C
Theo SGK GDCD 11 trang 14 thì hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua, bán. Vậy đáp án đúng là khái niệm hàng hóa.
Câu 7:
18/07/2024Bác A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo,lúc này tiền thực hiện chức năng gi?
Chọn đáp án B
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 19 thì với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm mô giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: H-T-H. Trong đó: H-T là quá trình bán, T-H là quá trình mua; người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần. Vậy đáp án đúng là phương tiện lưu thông.
Câu 8:
16/07/2024Một trong những chức năng của thị trường là
Đáp án đúng là: C
Thị trường có chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
C đúng
- A sai vì thị trường chủ yếu thực hiện các chức năng như định giá, phân phối sản phẩm và điều tiết cung cầu, trong khi kiểm tra hàng hóa là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng.
- B sai vì thị trường chỉ là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, còn chức năng của nó bao gồm định giá, phân phối và điều tiết cung cầu.
- D sai vì chức năng chính của thị trường là định giá, phân phối và điều tiết cung cầu; đánh giá là quá trình do các bên tham gia thị trường thực hiện.
*) Thị trường
a. Thị trường là gì
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
b. Các chức năng cơ bản của thị trường
- Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
- Chức năng thông tin
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng:
=> Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 9:
17/07/2024Những chức năng của thị trường là gì?
Chọn đáp án C
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 24 thì thị trường có chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa; chức năng thông tin; chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. Vậy đáp án đúng là thông tin, điều tiết.
Câu 10:
28/11/2024Thị trường xuất hiện và phát triển cùng
Đáp án đúng là A
Theo SGK GDCD trang 23 thì thị trường xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời và phát của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vậy đáp án đúng là với sự ra đời và phát của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
* Tìm hiểu thêm về " Thị Trường "
Thị trường
a. Thị trường là gì
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
b. Các chức năng cơ bản của thị trường
- Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
- Chức năng thông tin
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng:
=> Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.
II. Liên hệ bài học với cuộc sống
Mỗi công dân chúng ta đều phải có sự đóng góp của mình dù ít hay nhỏ
- Thực hiện phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tăng cường dùng hàng trong nước để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, tái đầu tư sản xuất.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
- Khi tham gia vào thị trường cần mua bán lành mạnh, không buôn bán gian lận để tạo một thị trường đảm bảo, có uy tín được người mua tin tưởng.
- Tránh để xảy ra tình trạng lạm phát. Bởi xảy ra lạm phát rất dễ nhưng giải quyết được lạm phát rất khó.
- Học tập tốt, rèn luyện tốt ban thân để có thể trở thành một công dân tốt, người lao động tốt có kiến thức để đóng góp cho đất nước.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 11:
16/07/2024Thị trường cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường những thông tin về
Chọn đáp án C
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 24 thì thị trường cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường những thông tin về quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại. Vậy đáp án đúng là quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại.
Câu 12:
20/07/2024Các chủ thể kinh tế trong thị trường, tác động qua lại lẫn nhau để xác định
Chọn đáp án A
Theo SGK GDCD trang 23: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
Câu 13:
17/07/2024Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có
Chọn đáp án D
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 15 giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỷ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau. Vậy đáp án đúng là giá trị sử dụng khác nhau.
Câu 14:
16/07/2024Lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian
Chọn đáp án A
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 16 thì lượng giá trị hàng hóa không phải được tính bằng thời gian lao động cá biệt mà tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
Câu 15:
16/07/2024Tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa
Chọn đáp án D
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 20 thì tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị; đồng thời, tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa. Vậy đáp án đúng là những người sản xuất hàng hóa.
Câu 16:
17/10/2024Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa khi tiền thực hiện chức năng
Đáp án đúng là : C
- Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa khi tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị.
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 20 thì tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa khi tiền thực hiện chức năng. Vậy đáp án đúng là thước đo giá trị.
→ C đúng.A,B,D sai.
*Tiền tệ
a. Nguồn gốc tiền tệ
- Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.
- Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.
- Bốn hình thái giá trị (đọc thêm)
+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.
+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
+ Hình thái giá trị chung.
+ Hình thái tiền tệ.
b. Các chức năng của tiền tệ
- Thước đo giá trị
+ Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả).
+ Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị của tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.
- Phương tiện lưu thông
+ Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: Hàng – tiền – hàng.
+ Người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần.
- Phương tiện cất trữ
+ Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng.
+ Tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ của cải.
- Phương tiện thanh toán
+ Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế…)
+ Chức năng này làm cho quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng khiến người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.
- Tiền tệ thế giới
+ Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác.
+ Việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác tiến hành theo tỉ giá hối đoái.
=> Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa
Xem thêm các bìa viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 17:
16/07/2024Khi giá cả một hàng hóa nào đó tăng lên sẽ làm cho xã hội
Chọn đáp án D
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 25 thì khi giá cả một hàng hóa nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hóa đó nhiều hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hóa đó bị hạn chế…Vậy đáp án đúng là sản xuất ra hàng hóa đó nhiều hơn.
Câu 18:
21/07/2024Khi giá cả hàng hóa tăng thì sẽ làm cho người tiêu dùng
Chọn đáp án B
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 25 thì khi giá cả một hàng hóa nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hóa đó nhiều hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hóa đó bị hạn chế…Vậy đáp án đúng là mua hàng hóa ít hơn.
Câu 19:
16/07/2024Thị trường hình thành các quan hệ
Chọn đáp án A
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 24 thì các nhân tố cơ bản của thị trường là hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, từ đó hình thành các quan hê: hàng hóa – tiền tệ, người mua, người bán, cung cầu, giá cả hàng hóa. Vậy đáp án đúng là hàng hóa, tiền tệ, mua bán, cung cầu, giá cả hàng hóa.
Câu 20:
16/07/2024Trong nền kinh tế thị trường hiện đại việc trao đổi hàng hóa sẽ diễn ra như thế nào?
Chọn đáp án A
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 24 thì trong nền kinh tế thị trường hiện đại việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ sẽ diễn ra một cách linh hoạt thông qua các hình thức môi giới, trung gian, quảng cáo, tiếp thị…Vậy đáp án đúng là một cách linh hoạt.
Câu 21:
16/07/2024Đâu là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại hàng hóa?
Chọn đáp án A
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 24 thì thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hóa. Vậy đáp án đúng là thị trường
Câu 22:
20/07/2024Sự biến động nào trên thị trường làm điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác?
Chọn đáp án C
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 25 thì sự biến động của cung – cầu giá cả trên thị trường làm điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác. Vậy đáp án đúng là cung- cầu, giá cả.
Câu 23:
16/07/2024Sự biến động nào trên thị trường làm điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác?
Chọn đáp án C
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 25 thì sự biến động của cung – cầu giá cả trên thị trường làm điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác. Vậy đáp án đúng là cung- cầu, giá cả.
Câu 24:
20/07/2024Một chai rượu vang Đà Lạt có giá là 85.000 VNĐ, giá cả mặt hàng này thể hiện chức năng nào của tiền tệ?
Chọn đáp án D
Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa. Trong trường hợp này, một chai rượu vang Đà Lạt có giá là 85.000 VNĐ, nghĩa là giá trị của mặt hàng này được đo là 85.00VNĐ. Điều này cho thấy giá cả mặt hàng này thể hiện chức năng là thước đo giá trị của tiền tệ.
Câu 25:
16/07/2024Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mua hàng là tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?
Chọn đáp án A
Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại để khi cần thì đem ra mua hàng. Nhưng để làm được chức năng phương tiện cất trữ thì tiền phải đủ giá trị, tức là tiền đúc bằng vàng, hay những của cải bằng vàng.
Câu 26:
21/07/2024Giá trị xã hội của hàng hóa bao gồm những bộ phận nào sau đây?
Chọn đáp án D
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 17 thì xét về cơ cấu, giá trị xã hội của hàng hóa gồm ba bộ phận: Giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí, giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa, giá trị tăng thêm. Bộ phận thứ nhất gộp với bộ phận thứ hai gọi là chi phí sản xuất, còn bộ phận thứ ba gọi là lãi. Vậy đáp án đúng là giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí, giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa, giá trị tăng thêm.
Câu 27:
16/07/2024Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa?
Chọn đáp án C
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 14 thì sản phẩm trở thành hàng hóa khi có đủ ba điều kiện: do lao động tạo ra; có công dụng nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người; trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua bán. Căn cứ vào đó ta thấy số gà bác mang đi bán chính là hàng hóa. Vậy đáp án đúng là 15 con.
Câu 28:
29/10/2024Giá trị của hàng hóa được quyết định bởi
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy đáp án đúng là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
*Tìm hiểu thêm: "Nguồn gốc tiền tệ"
- Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.
- Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.
- Bốn hình thái giá trị (đọc thêm)
+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.
+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
+ Hình thái giá trị chung.
+ Hình thái tiền tệ.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - Thị trường - Tiền tệ
Câu 29:
16/07/2024Nội dung nào không đúng với các vật phẩm được trở thành hàng hóa khi thỏa mãn điều kiện nào dưới đây?
Chọn đáp án C
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 14 thì sản phẩm trở thành hàng hóa khi có đủ ba điều kiện: do lao động tạo ra; có công dụng nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người; trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua bán. Vậy đáp án đúng là có giá bán cao.
Câu 30:
16/07/2024Đâu không phải là chức năng của tiền tệ?
Chọn đáp án B
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 20, 21 thì tiền tệ có các chức năng: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới. Vậy đáp án đúng phương tiện trao đổi.
Câu 31:
16/07/2024Giám đốc A trả tiền công cho những người công nhân. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?
Chọn đáp án A
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 21 thì làm phương tiện thanh toán tiền tệ được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán như trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế…Vậy đáp án đúng là phương tiện thanh toán.
Bài thi liên quan
-
Công dân với sự phát triển kinh tế (Bài 1)
-
30 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (Bài 3)
-
30 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (Bài 4)
-
32 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (Bài 5)
-
31 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Bài 6)
-
30 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước (Bài 7)
-
29 câu hỏi
-
40 phút
-