Ôn tập Lịch Sử - 12 Lịch Sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)
-
876 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua ở hội nghị nào?
Chọn đáp án C
Hội nghị Sanphoransixco (25- 4 đến ngày 26 - 6 - 1945) đã họp và thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. Và đến ngày 24 - 10 - 1945 với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
Câu 2:
17/07/2024Để kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương, Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất mục tiêu chung là
Chọn đáp án B
Chiến tranh thế giới hai nổ ra xuất phát từ sự ra đời của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Ý , Nhật và đây cũng chính là những thủ phạm gây ra cuộc đại chiến thế giới. Sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít đã ngày càng lan rộng ra khắp các nước châu Âu và châu Á làm cho tình hình đời sống nhân dân các nước ngày càng khốn khó, hòa bình và an ninh thế giới bị đe dọa. Vì vậy, để kết thúc chiến tranh cần phải tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít ở Đức, Ý, Nhật, đè bẹp hành động gây chiến làm cho âm mưu phân chia lại trật tự thế giới có lợi cho phe phát xít bị triệt tiêu hoàn toàn.
Câu 3:
23/07/20245 quốc gia thường trực trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc là
Chọn đáp án D
Hội đồng Bảo an : cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí của năm Ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị.
Câu 4:
17/07/2024Hội nghị Ianta đã quy định trách nhiệm đối với các nước thuộc Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á thuộc về
Chọn đáp án B
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á : Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
Câu 5:
16/07/2024Ranh giới chia đôi hai miền Triều Tiên là vĩ tuyến bao nhiêu?
Chọn đáp án C
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á : Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
Câu 6:
22/11/2024Nguyên thủ ba cường quốc tham dự Hội nghị Ianta gồm
Đáp án đúng là: D
Thành phần tham dự : bao gồm nguyên thủ của ba quốc gia có vai trò quan trọng nhất trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, đó là Xtalin (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô), Rudơven (Tổng thống Mĩ) và Sớcsin (Thủ tướng Anh).
→ D đúng
- A sai vì Giônxơn (Lyndon B. Johnson) là Tổng thống Mỹ sau khi Roosevelt qua đời, trong khi Hội nghị Ianta diễn ra vào năm 1945 khi Roosevelt còn sống. Nguyên thủ tham dự là Roosevelt (Mỹ), Churchill (Anh), và Stalin (Liên Xô).
- B sai vì ông chỉ trở thành Tổng thống Mỹ sau khi Roosevelt qua đời, trong khi Hội nghị diễn ra vào năm 1945. Nguyên thủ tham dự là Roosevelt (Mỹ), Churchill (Anh), và Stalin (Liên Xô).
- C sai vì hội nghị Ianta diễn ra vào năm 1945, khi Roosevelt, Churchill và Stalin là các nguyên thủ. Goocbachốp (Mikhail Gorbachev) không phải là lãnh đạo Liên Xô vào thời điểm đó, mà là vào cuối thế kỷ 20.
Hội nghị Yalta (hay còn gọi là Hội nghị Ianta) diễn ra từ ngày 4 đến 11 tháng 2 năm 1945 tại thành phố Yalta, Liên Xô, giữa ba nguyên thủ của ba cường quốc Đồng minh: Tổng thống Franklin D. Roosevelt (Mỹ), Thủ tướng Winston Churchill (Anh), và Chủ tịch Joseph Stalin (Liên Xô). Hội nghị này nhằm thảo luận các vấn đề quan trọng về chiến tranh thế giới thứ II và hoạch định các bước tiếp theo trong việc tái cấu trúc thế giới sau chiến tranh.
Các quyết định quan trọng bao gồm:
- Phân chia Đức: Quyết định chia Đức thành bốn khu vực chiếm đóng, mỗi khu vực do một cường quốc Đồng minh (Mỹ, Anh, Liên Xô, và Pháp) quản lý.
- Thành lập Liên Hợp Quốc: Đồng ý về nguyên tắc thành lập Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hòa bình và hợp tác quốc tế sau chiến tranh.
- Câu hỏi về các quốc gia Đông Âu: Stalin yêu cầu đảm bảo quyền ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan, trong khi Roosevelt và Churchill cam kết duy trì các nguyên tắc tự do và dân chủ.
Hội nghị Yalta đã góp phần vào việc định hình lại trật tự thế giới sau chiến tranh và là bước đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.
Câu 7:
20/07/2024Quyết định nào dưới đây được đưa ra trong Hội nghị Pốtxđam?
Chọn đáp án A
Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (Đức, từ ngày 17 - 7 đến ngày 2 - 8 - 1945). Việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc vĩ tuyến 16.
Câu 8:
16/07/2024Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam, việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương sẽ giao cho quân đội nước nào?
Đáp án C
Cuối tháng 7/1945, nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh họp tại Pốtxđam để giải quyết các vấn đề sau chiến tranh ở châu Âu và việc tiêu diệt hoàn toàn phát xít Nhật qua đó việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc vĩ tuyến 16.
Câu 9:
16/07/2024Trong hội nghị tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc, có sự tham gia của đại biểu bao nhiêu nước?
Chọn đáp án C
Sau một quá trình chuẩn bị, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1945, một hội nghị quốc tế lớn họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
Câu 10:
16/07/2024Ngày 31 - 10 - 1947, Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định lấy ngày nào hằng năm làm "Ngày Liên hợp quốc"?
Chọn đáp án A
Ngày 24 - 10 - 1945, với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực. Ngày 31 - 10 - 1947, Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24 - 10 hằng năm làm "Ngày Liên hợp quốc".
Câu 11:
16/07/2024Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ đại diện các nước thành viên và mỗi năm họp một kì
Chọn đáp án A
Đại hội đồng gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm Đại hội đồng họp 1 kì.
Câu 12:
16/07/2024Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian.
(1). Hội nghị Pốtxđam.
(2). Hội nghị Ianta.
(3). Hội nghị Xan Phranxixcô.
Chọn đáp án C
(1). Hội nghị Pốtxđam (17 – 7 đến 2 – 8 – 1945)
(2). Hội nghị Ianta (4 – 2 đến 11 – 2 – 1945)
(3). Hội nghị Xan Phranxixcô (25 – 4 đến 26 – 6 – 1945)
Thứ tự đúng là 2, 3, 1
Câu 13:
16/07/2024Việc xác định vĩ tuyến 38 độ Bắc làm ranh giới chia cắt quốc gia nào theo quyết định tại hội nghị Ianta?
Chọn đáp án A
Theo SGK Lịch sử 12 trang 5, ở bản đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.
Câu 14:
16/07/2024Cơ quan nào giữ vai trò trọng yếu nhất của Liên hợp quốc?
Chọn đáp án D
Liên hợp quốc có 6 cơ quan chủ yếu là: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hộ, Hội đồng quản thác, Ban thư ký, Tòa án quốc tế. Theo Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (United Nations Securiry Council) là cơ quan lãnh đạo chính trị thường trực của Liên hợp quốc. Đây được xem là cơ quan quan trọng nhất của Liên hợp quốc. Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Hiện nay hội đồng bảo an gồm 15 nước-5 nước thường trực không phải bầu lại (Nga, Mỹ, Anh, Pháp và TQ) và 10 nước không thường trực với nhiệm kì 2 năm (như chúng ta đã biết Việt Nam đã từng được bầu làm ủy viên không thường trực của hội đồng bảo an nhiệm kì 2008-2009). Mọi vấn đề của hội đồng bảo an phải được ít nhất 9/15 số phiếu tán thành, trong đó bắt buộc phải có sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực mới có giá trị.
Câu 15:
16/07/2024Vùng lãnh thổ nào dưới đây không thuộc ảnh hưởng của Liên Xô?
Chọn đáp án D
Ở châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập
Câu 16:
16/07/2024Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở những quy định của các quốc gia nào?
Chọn đáp án A
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, rất nhiều vấn đề cần được giải quyết và liên quan trực tiếp đến hòa bình và an ninh thế giới sau chiến tranh như : Việc giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại, tổ chức lại trật tự thế giới mới sau chiến tranh và phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.Trong bối cảnh đó, hội nghị tam cường (Liên Xô, Mĩ và Anh) được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) đã đưa ra những quyết định quan trọng tạo nên khuôn khổ cho việc hình thành một trật tự thế giới mới mà lịch sử gọi là Trật tự hai cực Ianta.Thực chất, trật tự hai cực Ianta là sự phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô , những lực lượng chủ lực đánh bại chủ nghĩa phát xít quốc tế. Nhưng khi trật tự hai cực Ianta hình thành thì từ liên minh chống phát xít hai nước đã nhanh chóng trở thành đối địch nhau và mỗi nước tập hợp quanh mình các nước đồng minh và Anh vẫn luôn là đồng minh tin cậy của Mĩ cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, thế giới trong trật tự hai cực Ianta vừa là trong tình trạng đối đầu lại vừa hòa hoãn chung sống hòa bình và sự ra đời của Liên Hợp Quốc chính là cơ sở của sự ổn định đó. Đây là điều mà trước đây trật tự Vec - xai Oasinhton đã không làm được.
Câu 17:
16/07/2024Những quyết định nào sau đây không phải của hội nghị Ianta?
Chọn đáp án B
Trật tự Véc - xai Oasinhton là trật tự thế giới đầu tiên có quy mô toàn cầu được xác lập trên cơ sở nước Đức bại trận và các nước được hưởng quyền lợi nhiều nhất là Anh, Pháp, Mĩ. Tuy nhiên, các nước thua trận phải chấp nhận những quy định nghiệt ngã thậm chí ngay cả một vài nước thắng trận cũng phải chịu những bất công thua thiệt. Chính điều đó đã dọn đường cho sự bùng nổ một đại chiến thế giới mới. Rút kinh nghiệm từ đại chiến thế giới thứ nhất, lần này các nước đồng minh thắng trận tại hội nghị Ianta đã họp lại để bàn về việc kết thúc chiến tranh và tổ chức lại trật tự thế giới khi đại chiến chưa kết thúc. Những vấn đề chính được bàn trong hội nghị Ianta là : Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít, Tổ chức lại trật tự thế giới mới sau chiến tranh và phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. Tuy nhiên, chính việc giải quyết thấu đáo các nước phát xít chiến bại và cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của Liên Hợp Quốc đã ngăn chặn sự bùng nổ một cuộc đại chiến thế giới thứ 3. Cuộc đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc không được thảo luận tại hội nghị Ianta mà là một phong trào nổi bật ở các nước thuộc địa và phụ thuộc sau chiến tranh trở thành một trong những điểm nổi bật của tình hình thế giới thời kì hiện đại.
Câu 18:
16/07/2024Đến năm 2006, Liên Hợp Quốc đã có bao nhiêu nước thành viên?
Chọn đáp án B
Đến năm 2006, Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên (theo SGK Lịch sử 12 trang 7)
Câu 19:
16/07/2024Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kì 2008 - 2009 vào thời gian nào?
Chọn đáp án D
Từ tháng 9 - 1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. Ngày 16 - 10 - 2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an, nhiệm kì 2008 - 2009
Câu 20:
08/11/2024Nước Đức bị chia cắt sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Theo quyết định của Hội nghị Ianta, ở châu Âu, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Đến năm 1949, với sự giúp đỡ của Mĩ, Anh, tháng 9 - 1949 Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập, sau đó Liên Xô đã giúp đỡ các lực lượng dân chủ Đông Đức thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Đây chính là tác động của cuộc chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô khiến cho nước Đức bị chia cắt thành hai nhà nước theo hai thể chế chính trị khác nhau
B sai vì các dân tộc ở Đức không mâu thuẫn
C sai vì âm mưu của Mỹ không liên quan đến Đức
D sai vì Ý định của Đồng minh là người dân Đức được trao cơ hội chuẩn bị cho việc tái thiết cuộc sống của họ trên cơ sở dân chủ và hòa bình
*Tìm hiểu thêm: "Nội dung hội nghị"
1 - Mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
2 - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
3 - Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
- Ở châu Âu:
+ Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liêm xô.
+ Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.
+ Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
- Ở châu Á:
+ Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
+ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.
+ Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ.
+ Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
Câu 21:
22/07/2024Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian :
1. Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ.
2. Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
3. Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Chọn đáp án C
1. Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ (1995)
2. Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. (1977)
3. Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.(2007)
Như vậy, đáp an đúng là 2, 1, 3
Câu 22:
21/07/2024Hội nghị Ianta có ảnh hưởng thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Chọn đáp án B
Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khuôn khổ một trật tự thế giới mới, thường được gọi là Trật tự hai cực Ianta. Trật tự này từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1949.
Câu 23:
16/07/2024Hội nghị Ianta đã thỏa thuận về vấn đề nước Đức.
Chọn đáp án D
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta : phần Đông Đức và Đông Béclin do quân đội Liên Xô chiếm đóng, Tây Đức và Tây Béclin do quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng. Như vậy, vấn đề nước Đức được giải quyết theo hướng nước Đức phải đặt dưới sự kiểm soát và chiếm đóng theo từng khu vực của quân đội các nước Đồng minh.
Câu 24:
16/07/2024Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Chọn đáp án C
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng Đồng minh chống phát xít đã nhanh chóng bị phân chia thành 2 phe với Liên Xô là đại diện của các nước XHCN, Anh, Mĩ là đại diện cho các nước TBCN. Như vậy, đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là một trật tự thế giới mới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: XHCN và TBCN.
Câu 25:
19/12/2024Đâu không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
Đáp án đúng là: B
Để thực hiện mục đích hoạt động của Liên hợp quốc, tổ chức hoạt động theo nguyên tắc sau: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì quốc gia nào; Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình; Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc). Như vậy, tiêu diệt tận gốc phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản không phải nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc.
→ B đúng
- A sai vì nhằm đảm bảo sự tôn trọng độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia và quyền tự do lựa chọn con đường phát triển của mỗi dân tộc, góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
- C sai vì nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, ngăn chặn xung đột quốc tế và duy trì hòa bình, ổn định toàn cầu.
- D sai vì nhằm ngăn chặn chiến tranh xâm lược, bảo vệ chủ quyền quốc gia và thúc đẩy hòa bình, hợp tác quốc tế.
-
Nguyên tắc chính của Liên hợp quốc:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia thành viên.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
-
Hoàn cảnh ra đời:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên hợp quốc được thành lập vào năm 1945 để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác quốc tế và giải quyết các vấn đề toàn cầu.
- Việc tiêu diệt phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản đã là mục tiêu trước đó, được thực hiện thông qua các hoạt động quân sự trong chiến tranh, do phe Đồng minh đảm nhận.
-
Tính chất khác biệt:
- Nhiệm vụ của Liên hợp quốc mang tính chất dài hạn và hướng đến hòa bình, phát triển bền vững, thay vì tập trung vào các mục tiêu quân sự cụ thể như tiêu diệt phát xít Đức hay Nhật Bản.
-
Kết luận:
- Tiêu diệt phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản là mục tiêu của Đồng minh trong chiến tranh, không phải nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc sau khi chiến tranh kết thúc.
Câu 26:
16/07/2024Theo thỏa thuận của Hội nghị Pôtxđam, vĩ tuyến 38 trở thành ranh giới phân chia phạm vi chiếm đóng của quân Đồng minh ở
Chọn đáp án C
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á : Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.
Câu 27:
16/07/2024Ngày nay, mọi quyết định quan trọng của Hội đồng Bảo an được thông qua, ngoài 5 phiếu của các nước Ủy viên thường trực thì phải có bao nhiêu phiếu của các nước Ủy viên không thường trực?
Chọn đáp án B
Ngày nay, mọi quyết định của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua khi có 9/15 phiếu tán thành, trong đó có 5 phiếu của Ủy viên thường trực không thay đổi như vậy phải có thêm 4/10 phiếu của các Ủy viên không thường trực để cộng vào vừa đủ 9 phiếu. Như vậy đáp án là 4 phiếu.
Câu 28:
06/12/2024Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đối với thế giới sau chiến tranh?
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Toàn bộ thỏa thuận quy định của Hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mà lịch sử gọi là Trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. Những quyết định của Hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập trong những năm 1945 – 1947.
*Tìm hiểu thêm: "Nội dung hội nghị"
1 - Mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
2 - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
3 - Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
- Ở châu Âu:
+ Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liêm xô.
+ Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.
+ Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
- Ở châu Á:
+ Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
+ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.
+ Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ.
+ Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
Câu 29:
16/07/2024Vì sao khối Đồng minh chống phát xít được hình thành?
Chọn đáp án C
Trong giai đoạn trước và giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, ngoại trừ Liên Xô, các nước tư bản đều giữ thái độ thỏa hiệp với phát xít hòng đẩy cuộc chiến về phía Liên Xô. Tuy nhiên, phe phát xít sau khi gây chiến ở hầu hết các chiến trường và các nước tư bản không thể ngồi yên trước hành đồng xâm lược, bành trướng của phe phát xít. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít, khối Đồng minh chống phát xít ra đời.
Câu 30:
17/07/2024Vì sao Mĩ không thể xác lập trật tự thế giới "đơn cực"?
Chọn đáp án A
Sau "chiến tranh lạnh", Liên Xô sụp đổ, trật tự thế giới hai cực tan rã, trên thế giới chỉ còn lại một cực là Mỹ. Đây là cơ hội để Oa-sinh-tơn thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo. Nhưng Mỹ đã không tận dụng được "cơ hội vàng" đó, đi tới chỗ ảo tưởng, phiêu lưu và phạm nhiều sai lầm, trong đó có nguyên nhân tác động trực tiếp là sự lớn mạnh của các cường quốc khiến Mĩ không còn nắm được vị trí thống trị của thế giới.
Bài thi liên quan
-
Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên Bang Nga (1991 – 2000)
-
30 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945-2000)
-
30 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000)
-
30 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Quan hệ quốc tế (1945-2000)
-
30 câu hỏi
-
40 phút
-