[Năm 2022] Đề thi thử môn Ngữ văn THPT Quốc gia có lời giải (Đề 27)

  • 15494 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

I. ĐỌC HIỂU

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:  

Sự thiếu trung thực sẽ ảnh hưởng đến bản thân ta rất nhiều: Sự thiếu trung thực trong kinh doanh, những  mối quan hệ của doanh nhân cũng trở nên hời hợt, dẫn đến thiếu vắng những tình cảm chân thành, những  điều giá trị hơn trong cuộc sống; sự thiếu trung thực trong học tập làm người học sinh trở nên coi thường  kiến thức, coi thường giá trị của sự khổ công trong học tập, rèn giũa của mình, mà chỉ còn chú ý đến những  con điểm, đến những mánh khóe để đạt được điểm cao; sự thiếu sự trung thực trong đời sống gia đình sẽ dẫn  đến sự mất niềm tin lẫn nhau của mọi thành viên, là một nguy cơ làm gia đình tan rã... Thói quên thực dần  dần khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy  cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên... Chính vì  vậy, mỗi khi định làm gì đó thiếu trung thực, trái với lương tâm của mình, bạn hãy nhớ kĩ: những gì mà việc  đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và những người xung quanh phải trả.  

Mỗi người đều có một “la bàn” cho chính mình, đó không phải là tài năng, không phải là ước mơ, nó  không chỉ cho bạn cái đích cần đến, nhưng nó giữ cho bạn đi đúng hướng và không bị lạc đường, không bị sa  ngã. Chiếc la bàn ấy là thứ tối quan trọng để bạn có thể “lãnh đạo chính mình”, nó được cất trong tim mỗi  người, luôn sẵn sàng cho bạn, chỉ tùy thuộc vào bạn có đủ dũng khí sử dụng nó hay không thôi. Chiếc la bàn  ấy có tên là Trung thực. 

(Nhiều tác giả, Thắp ngọn đuốc xanh, NXB Trẻ, 2018) 

Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản. 

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng những kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học: Tự sự, miêu tả, biểu cảm,  thuyết minh, nghị luận. 

Cách giải: 

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận


Câu 2:

17/07/2024

Nêu một số hậu quả của sự thiếu trung thực. 

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc đoạn trích, tìm ý 

Cách giải: 

Học sinh có thể tìm trong đoạn trích những hậu quả của việc thiếu trung thực.  

Gợi ý: Một số hậu quả của việc thiết trung thực 

Sự thiếu trung thực trong kinh doanh, những mối quan hệ của doanh nhân cũng trở nên hời hợt, dẫn đến thiếu  vắng những tình cảm chân thành, những điều giá trị hơn trong cuộc sống; sự thiếu trung thực trong học tập  làm người học sinh trở nên coi thường kiến thức, coi thường giá trị của sự khổ công trong học tập, rèn giũa của mình, mà chỉ còn chú ý đến những con điểm, đến những mánh khóe để đạt được điểm cao; sự thiếu sự  trung thực trong đời sống gia đình sẽ dẫn đến sự mất niềm tin lẫn nhau của mọi thành viên, là một nguy cơ  làm gia đình tan rã... 


Câu 3:

20/07/2024

Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “mỗi khi định làm gì đó thiếu trung thực, trái với  lương tâm của mình, bạn hãy nhớ kĩ: những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá”  mà bạn và những người xung quanh phải trả”? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải. 

Cách giải: 

Học sinh có thể đưa ra quan điểm của mình và lý giải quan điểm đó. 

Gợi ý: 

- Đồng tình: 

- Giải thích: 

+ Khi làm những việc trái với lương tâm đạo đức chúng ta nên nghĩ tới hậu quả của nó để từ đó cân nhắc về  hành động của mình. 

+ Nghĩ tới cái giá phải trả đồng nghĩa với việc ý thức được hậu quả xấu mà nó sẽ gây ra -> Có nhận thức đúng  đắn để hạn chế cái xấu trong con người. 


Câu 4:

22/07/2024

Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/chị từ đoạn trích trên? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

Học sinh có thể tự đưa ra quan điểm của mình, lý giải. 

Gợi ý:

“Mỗi người đều có một “la bàn” cho chính mình, đó không phải là tài năng, không phải là ước mơ, nó không  chỉ cho bạn cái đích cần đến, nhưng nó giữ cho bạn đi đúng hướng và không bị lạc đường, không bị sa ngã”. Lý giải: Thông điệp trên nhắc nhở chúng ta: Trong cuộc đời mỗi người nên có một mục tiêu, một đích đến.  Nó không cho chúng ta tài năng hay sự thành công nhưng đó chính là kim chỉ nan để mỗi người đi tới mà  không bị lạc đường, chệch hướng. 


Câu 5:

17/07/2024

II. LÀM VĂN 

Dựa vào những nội dung trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ  của anh/chị về ý nghĩa của của lối sống trung thực. 

Xem đáp án

Phương pháp: 

- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận Ý nghĩa của việc trung thực 

- Phân tích, lí giải, tổng hợp.  

Cách giải: 

* Yêu cầu: 

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 

a. Nêu vấn đề: 

Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của việc trung thực. 

b. Giải thích vấn đề: 

Trung thực là thật thà, thành thật với bản thân mình, không nói dối, không che giấu những thói xấu. c. Bàn luận vấn đề:  

- Ý nghĩa trung thực đối với mỗi con người: 

+ Giúp con người hoàn thiện nhân cách. 

+ Sửa chữa được lỗi sai của bản thân để thành người tốt. 

+ Có kiến thức thực, làm giàu có tri thức của bản thân 

+ Trung thực giúp ta giành được tình cảm của mọi người và dần có chỗ đứng trong xã hội. - Trung thực sẽ đem lại cho xã hội trong sạch, văn minh, ngày càng phát triển. 

d. Bàn luận mở rộng, nhận thức và hành động. 

- Trong xã hội hiện nay thì trung thực hầu như không có: 

+ Tình trạng thực phẩm bẩn gây ung thư 

+ Báo cáo sai làm thất thoát tiền bạc của nhà nước,... 

- Trong học tập tính trung thực không được thể hiện rõ: tình trạng lừa thầy dối bạn ngày càng tăng. - Nhận thức được đức tính trung thực là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ. - Xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ hàng ngày đến việc lớn. 


Câu 6:

17/07/2024

Nhận xét về nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: “Đó là cô gái  có khát khao sống mãnh liệt”

Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 

Xem đáp án

Phương pháp: 

- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Chứng minh ý kiến“Đó là cô gái có khát khao sống mãnh liệt” - Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp. 

Cách giải: 

I. Mở bài 

- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Tô Hoài: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng  của nhà thơ.

- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”: Hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ  thuật. 

- Khái quát nội dung: Chứng minh ý kiến“Đó là cô gái có khát khao sống mãnh liệt”

II. Thân bài 

1. Phân tích  

- Khát khao sống mãnh liệt được thể hiện trước khi về làm dâu nhà thóng lý Pá tra

+ Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo “thổi lá cũng hay như thổi sáo có biết bao  nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị” 

+ Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu. 

+ Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố. + Khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ Mị có ý định tự tử bằng lá ngón, không chấp nhận cuộc sống mất  tự do. 

- Khát khao sống mãnh liệt khi đã làm dâu nhà thống lý Pá tra. 

+ Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: bị “cúng trình ma” nhà thống lí, bị bóc lột sức lao động, “không bằng  con trâu con ngựa”, “đàn bà trong cái nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc” , bị đày đọa nơi địa ngục trần  gian, bị đánh, bị phạt, bị trói, ... 

+ Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, ... đều cúi mặt  “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian “lỗ vuông bằng bàn tay ...không biết là sương hay nắng”.

+ Mị sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”. - Trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy: 

+ Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình, ..) ùa vào tâm trí, đánh thức  những kỉ niệm trong quá khứ của Mị. 

+ Mị lẩm nhẩm lời bài hát, trong khoảnh khắc tâm hồn trở về với thanh xuân tươi đẹp, khao khát tình yêu  hạnh phúc. 

+ Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn  đi chơi”, với khát khao tự do, chấm dứt sự tù đày. 

+ Khi A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy  cô chợt tỉnh trở về với hiện thực. 

- Trong đêm mùa đông, khi A Phủ bị trói: 

+ Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn. + Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị  lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau, ... phải  chết”. 

+ Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây đay cởi trói cho A Phủ 

+ Mị sợ cái chết, sợ nỗi khổ sẽ phải gánh chịu trong nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát vượt ra  khỏi địa ngục trần gian. 

* Đánh giá. 

- Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ  có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ. 

- Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền,  thần quyền của bè lũ thống trị miền núi. 

III. Kết bài:


Bắt đầu thi ngay