Câu hỏi:
20/07/2024 932Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “mỗi khi định làm gì đó thiếu trung thực, trái với lương tâm của mình, bạn hãy nhớ kĩ: những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và những người xung quanh phải trả”?
Trả lời:
Phương pháp: Phân tích, lý giải.
Cách giải:
Học sinh có thể đưa ra quan điểm của mình và lý giải quan điểm đó.
Gợi ý:
- Đồng tình:
- Giải thích:
+ Khi làm những việc trái với lương tâm đạo đức chúng ta nên nghĩ tới hậu quả của nó để từ đó cân nhắc về hành động của mình.
+ Nghĩ tới cái giá phải trả đồng nghĩa với việc ý thức được hậu quả xấu mà nó sẽ gây ra -> Có nhận thức đúng đắn để hạn chế cái xấu trong con người.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
I. ĐỌC HIỂU
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Sự thiếu trung thực sẽ ảnh hưởng đến bản thân ta rất nhiều: Sự thiếu trung thực trong kinh doanh, những mối quan hệ của doanh nhân cũng trở nên hời hợt, dẫn đến thiếu vắng những tình cảm chân thành, những điều giá trị hơn trong cuộc sống; sự thiếu trung thực trong học tập làm người học sinh trở nên coi thường kiến thức, coi thường giá trị của sự khổ công trong học tập, rèn giũa của mình, mà chỉ còn chú ý đến những con điểm, đến những mánh khóe để đạt được điểm cao; sự thiếu sự trung thực trong đời sống gia đình sẽ dẫn đến sự mất niềm tin lẫn nhau của mọi thành viên, là một nguy cơ làm gia đình tan rã... Thói quên thực dần dần khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên... Chính vì vậy, mỗi khi định làm gì đó thiếu trung thực, trái với lương tâm của mình, bạn hãy nhớ kĩ: những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và những người xung quanh phải trả.
Mỗi người đều có một “la bàn” cho chính mình, đó không phải là tài năng, không phải là ước mơ, nó không chỉ cho bạn cái đích cần đến, nhưng nó giữ cho bạn đi đúng hướng và không bị lạc đường, không bị sa ngã. Chiếc la bàn ấy là thứ tối quan trọng để bạn có thể “lãnh đạo chính mình”, nó được cất trong tim mỗi người, luôn sẵn sàng cho bạn, chỉ tùy thuộc vào bạn có đủ dũng khí sử dụng nó hay không thôi. Chiếc la bàn ấy có tên là Trung thực.
(Nhiều tác giả, Thắp ngọn đuốc xanh, NXB Trẻ, 2018)
Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản.
Câu 3:
II. LÀM VĂN
Dựa vào những nội dung trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của của lối sống trung thực.
Câu 5:
Nhận xét về nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: “Đó là cô gái có khát khao sống mãnh liệt”.
Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.