[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (30 đề)
[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 28)
-
5215 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm
- Chọn đáp án C. 6 cơ quan.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 11.
Câu 2:
19/07/2024Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây trong những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, với hi vọng
- Chọn đáp án D. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 17.
Câu 3:
19/07/2024Trong những năm 1944 - 1945 các nước Đông Âu
- Chọn đáp án D. đã thành lập nhà nước dân chủ nhân dân.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 11.
Câu 4:
20/07/2024Vì sao năm 1960 đã đi vào lịch sử châu Phi với tên gọi là “Năm châu Phi”?
- Chọn đáp án A. Có 17 nước tuyên bố độc lập.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 36.
Câu 5:
20/07/2024Một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiệp ước Bali (2-1976) là
- Chọn đáp án D. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 31.
Câu 6:
22/07/2024Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Tây Âu vươn lên trở thành
Đáp án đúng là: B
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Tây Âu đã vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới, cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản.
B đúng.
- A sai vì mặc dù Tây Âu đã phát triển mạnh mẽ về kinh tế và có ảnh hưởng chính trị quan trọng, thuật ngữ "siêu cường" thường được dùng để chỉ các quốc gia có sức mạnh vượt trội về cả kinh tế, chính trị, và quân sự, như Hoa Kỳ và Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tây Âu không được coi là siêu cường theo cách này.
- C sai vì mặc dù Tây Âu là một trong những trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng của thế giới, nhưng không phải là trung tâm lớn nhất. Hoa Kỳ thường được coi là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất trong giai đoạn này.
- D sai vì Tây Âu đã thúc đẩy sự hợp tác kinh tế và tài chính mạnh mẽ, đặc biệt là thông qua Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) và sau này là Liên minh Châu Âu (EU). Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn phản ánh đầy đủ vị thế của Tây Âu trong bối cảnh toàn cầu, mà chỉ là một phần của sự phát triển của khu vực này.
* Kinh tế Tây Âu từ 1950 - 1973
- Từ 1950 - 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng. Đến đầu thập niên 70, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Tây Âu.
1 - Áp dụng thành công những thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
2 - Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả.
3 - Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như:
+ Nguồn viện trợ của Mỹ.
+ Nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba.
+ Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC,…
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 7:
22/07/2024Từ sau cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế năm 1973, vị trí nền kinh tế Mĩ
- Chọn đáp án D. vẫn đứng đầu thế giới tư bản nhưng đã suy giảm nhiều so với trước.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 45.
Câu 8:
17/08/2024Đảng Lập hiến (1923) ở Việt Nam là đảng của bộ phận giai cấp nào?
Đáp án B.
Đảng Lập hiến được do một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam kì (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, ...) thành lập năm 1923 để tập hợp lực lượng, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân nhằm gây áp lực với thực dân Pháp nhưng lại dễ dàng thỏa hiệp khi được chúng ban phát một số quyền lợi.
* Hoạt động của tư sản phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
- Năm 1919, tổ chức tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt Nam.
- Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp.
- Thành lập các tổ chức chính trị nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh:
+ Nhóm Nam Phong (Phạm Quỳnh đứng đầu), nhóm Trung Bắc tân văn (Nguyễn Văn Vĩnh đứng đầu).
- Sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ nhằm tập hợp lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng để làm áp lực đối với Pháp.
Nhận xét: Các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản còn nặng về mục tiêu kinh tế; Thái độ đấu tranh không kiên định, dễ đi đến thỏa hiệp khi thực dân Pháp nhượng bộ quyền lợi.
b. Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản:
- Thành lập các tổ chức chính trị để tập hợp lực lượng đấu tranh: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng Thanh niên,...
- Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ như: Cường học thư xã, Nam đồng thư xã, Quan hải tùng thư;
- Xuất bản nhiều tờ báo tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ như: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê..
- Một số hoạt động đấu tranh khác:
+ Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925).
+ Lễ truy điệu, để tang cụ Phan Châu Trinh (1926),...
Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn
Lễ truy điệu Phan Châu Trinh (1926).
Nhận xét: diễn ra sôi nổi nhưng bồng bột nhất thời, dễ bị tan vỡ khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc được nhượng bộ.
c. Phong trào công nhân.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân Việt Nam phát triển lên một bước cao hơn:
- Hình thức đấu tranh chuyển từ đập phá máy móc, đốt công xưởng,... sang bãi công.
- Xuất hiện một số tổ chức chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản, như: Công hội (1920), Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông (1921),...
- Tháng 8/1925, cuộc bãi công của công nhân Ba Son giành thắng lợi. => Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân – công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Giải Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào Dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Câu 9:
20/07/2024Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào là lực lượng đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam?
- Chọn đáp án B. Nông dân.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 78.
Câu 10:
22/07/2024Từ năm 1925 đến năm 1930, ở Việt Nam có những tổ chức yêu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản là
- Chọn đáp án C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Đảng Tân Việt.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 84+85.
Câu 11:
20/07/2024Lực lượng nòng cốt để thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là
- Chọn đáp án C. Cộng sản đoàn.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 83.
Câu 12:
22/07/2024Chủ trương chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh thế giới được Đảng Cộng sản Đông Dương lĩnh hội từ Nghị quyết
- Chọn đáp án D. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 100.
Câu 13:
20/07/2024Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (11-1939) chủ trương thành lập mặt trận nào?
- Chọn đáp án C. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 104.
Câu 14:
11/07/2024Theo Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944 lực lượng vũ trang được thành lập với tên gọi là
- Chọn đáp án C. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang
Câu 15:
20/07/2024Nha Bình dân học vụ được thành lập theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (8-9-1945) là cơ quan chuyên trách về
- Chọn đáp án A. chống giặc dốt.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 124.
Câu 16:
20/07/2024Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang
- Chọn đáp án B. gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 163.
Câu 17:
21/07/2024Từ năm 1961 đến năm 1965, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
- Chọn đáp án B. Chiến tranh đặc biệt.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang168.
Câu 18:
19/07/2024Thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta ở miền Nam mở đầu cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965)?
- Chọn đáp án A. Ấp Bắc.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 170.
Câu 19:
19/07/2024Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975) đã nhất trí về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt
- Chọn đáp án D. nhà nước.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 201.
Câu 20:
20/07/2024Luận cương tháng Tư của Lê nin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối của cách mạng Nga là chuyển từ
- Chọn đáp án A. cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- SGK Lớp 11, Nxb Giáo dục 2007, trang 50.
Câu 21:
20/07/2024Sự kiện có tính đột phá làm xói mòn trật tự hai cực Ianta là
- Chọn đáp án B. Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thành công (1949).
- Trật tự hai cực Ianta được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận của ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh từ Hội nghị Ianta (2-1945). Có nhiều thỏa thuận nhưng trong đó có thỏa thuận Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ. Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân làm Cách mạng dân tộc dân chủ thành công, thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã chấm dứt hợn 100 năm nô dịch và thống trị của chủ nghĩa đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến đưa Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự kiện đó có tính đột phá đã làm xói mòn trật tự hai cực Ianta.
Câu 22:
19/07/2024Sau khi giành được độc lập nhóm các nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược kinh tế nào?
- Chọn đáp án A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 29.
Câu 23:
20/07/2024Đâu không phải là nhân tố làm cho Nhật Bản nhanh chóng vươn lên thành một siêu cường kinh tế từ thập kỉ 70 của thế kỉ XX trở đi?
- Chọn đáp án C. Nhật Bản xây dựng các trung tâm kinh tế lớn Tô-ki-ô, Ôxaca, Nagôia.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 55.
Câu 24:
20/07/2024Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- Chọn đáp án A. sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.
- Nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh họp tại Ianta (2-1945, Liên Xô). Toàn bộ những quyết định của hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường gọi là trật tự hai cực Ianta, hay Trật tự hai cực Xô - Mĩ. Trong đó xác định vai trò của Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe. Từ đó mối quan hệ Xô - Mĩ là mối quan hệ chủ đạo - nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 25:
11/10/2024Năm 1991, diễn ra sự kiện gì có liên quan đến quan hệ quốc tế?
Đáp án đúng là: C
- Năm 1991, Liên Xô sụp đổ dưới góc độ nhà nước, cự Xô không còn. Sự kiện này đánh dấu Trật tự hai cực I-an-ta bị sụp đổ.
C đúng
- A sai vì Mỹ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh Lạnh vào năm 1989, khi hai bên ký các thỏa thuận hòa hoãn và giảm căng thẳng, trong khi sự kiện quan trọng của năm 1991 là sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của trật tự hai cực I-an-ta.
- B sai vì trật tự hai cực I-an-ta bị xói mòn dần từ thập kỷ 1970 do sự nổi lên của các quốc gia mới và khối kinh tế khác, nhưng sự kiện quan trọng năm 1991 là sự sụp đổ hoàn toàn của Liên Xô, đánh dấu sự kết thúc chính thức của trật tự này.
- D sai vì Xô-Mỹ tuyên bố hợp tác toàn diện diễn ra vào cuối thập niên 1980, trong quá trình giảm căng thẳng giữa hai nước, trong khi sự kiện chính năm 1991 là sự tan rã của Liên Xô và sự kết thúc trật tự hai cực I-an-ta.
Năm 1991, sự kiện quan trọng liên quan đến quan hệ quốc tế là sự sụp đổ của Liên Xô, kéo theo trật tự hai cực I-an-ta bị tan rã. Trật tự này được thiết lập sau Thế chiến II, khi thế giới bị chia thành hai cực: Mỹ đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa và Liên Xô đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa. Cả hai siêu cường tạo ra sự đối đầu căng thẳng, hình thành nên Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, với sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, phe xã hội chủ nghĩa không còn duy trì được vị thế của mình. Điều này đánh dấu sự kết thúc của trật tự hai cực I-an-ta và chuyển thế giới sang một trật tự mới, đa cực hơn, với sự thống trị của Mỹ và sự nổi lên của nhiều quốc gia và khối kinh tế khác.
Năm 1991, sự kiện quan trọng có liên quan đến quan hệ quốc tế là sự tan rã của Liên bang Xô viết (Liên Xô). Đây là sự kiện đánh dấu sự sụp đổ của trật tự hai cực I-an-ta, vốn được hình thành sau Thế chiến II với hai siêu cường Mỹ và Liên Xô chia sẻ ảnh hưởng trên toàn cầu. Sự sụp đổ của Liên Xô kết thúc Chiến tranh Lạnh kéo dài hàng thập kỷ giữa hai khối tư bản chủ nghĩa do Mỹ dẫn đầu và xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo. Kết quả là hệ thống quốc tế bước vào giai đoạn mới với sự thống trị của Mỹ, đánh dấu sự ra đời của một thế giới đơn cực trong thời gian đầu thập niên 1990, và nhiều quốc gia Đông Âu bắt đầu chuyển đổi sang chế độ dân chủ và kinh tế thị trường.
Câu 26:
20/07/2024Đảng Cộng sản Đông Dương phát động “Cao trào kháng Nhật cứu nước” nhằm
- Chọn đáp án B. làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 113.
Câu 27:
19/07/2024Lực lượng nào đóng vai trò chủ yếu trong “Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
- Chọn đáp án A. Quân đội Sài Gòn.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 180.
Câu 28:
20/07/2024Hội nghị lần thứ 21 (tháng 7 - 1973), Đảng Lao động Việt Nam chủ trương đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn trên cả ba mặt trận
- Chọn đáp án D. quân sự, chính trị, ngoại giao.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 191.
Câu 29:
20/07/2024Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), địa bàn tác chiến của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là
- Chọn đáp án B. đô thị.
- Sài gòn - Gia Định, SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 195.
Câu 30:
20/07/2024Con đường phát triển hợp quy luật của Việt Nam sau khi thống nhất đất nước là
- Chọn đáp án C. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Con đường phát triển hợp quy luật của Việt Nam độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được xác định tại Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930).
Câu 31:
19/07/2024Tháng 12-1989, tại đảo Manta Địa Trung Hải, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goócbachốp và tổng thống Mĩ Bu-sơ đã tuyên bố vấn đề gì?
- Chọn đáp án A. Chấm dứt chiến tranh lạnh.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 63.
Câu 32:
19/07/2024An Nam Cộng sản đảng ra đời năm 1929 từ sự phân hóa của tổ chức chính trị nào sau đây?
- Chọn đáp án D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 87.
Câu 33:
20/07/2024Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết định thành lập một đảng duy nhất lấy tên là
- Chọn đáp án A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 88.
Câu 34:
19/07/2024Nội dung nào không phải đặc điểm của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
- Chọn đáp án A. quy mô rộng lớn, hình thức đấu tranh phong phú.
- Quy mô rộng lớn, hình thức đấu tranh phong phú là đặc điểm của phong trào dân chủ 1936 - 1939.
Câu 35:
20/07/2024Đặc điểm của phong trào Dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là
- Chọn đáp án A. quy mô rộng lớn, hình thức đấu tranh phong phú.
- Quy mô trên phạm vi cả nước, cả Lào và Căm-pu-chia. Hình thức đấu tranh phong phú như mít tinh, biểu tình, lấy chữ ký đề đạt nguyện vọng, đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí, tư tưởng.
Câu 36:
20/07/2024Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) xác định nhiệm vụ trước mắt trong giai đoạn 1936-1939 là
- Chọn đáp án C. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, dòi tự do dân sinh, dân chủ.
- SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 100.
Câu 37:
20/07/2024Nội dung phản ánh không đúng ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)?
- Chọn đáp án B. Khai thông hoàn toàn biên giới Việt - Trung.
- Khai thông hoàn toàn biên giới Việt - Trung là ý nghĩa Chiến thắng Biên giới Thu Đông 1950. SGK Lớp 12, Nxb Giáo dục 2009, trang 138.
Câu 38:
19/07/2024Lý do Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp
- Chọn đáp án B. chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương thuộc địa.
- Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương do chịu ảnh hưởng tư tưởng tả khuynh trong Quốc tế Cộng sản.
Câu 39:
01/09/2024Nội dung nào phản ánh không đúng âm mưu của Mỹ ở Đông Dương trong những năm 1951 - 1954?
Đáp án đúng là: A
Đưa quân đội tham chiến trực tiếp” Mĩ tực hiện trong Chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam 1965 - 1968.
A đúng
- B sai vì Mỹ chủ yếu tập trung vào việc duy trì sự kiểm soát của Pháp và hỗ trợ các lực lượng chống Cộng, mà không trực tiếp triển khai chiến lược chống lại chủ nghĩa xã hội mà tập trung vào việc bảo vệ các lợi ích của mình trong khu vực.
- C sai vì Mỹ tìm cách kéo các nước khác vào cuộc chiến để giảm gánh nặng quân sự và tài chính, đồng thời tạo áp lực lớn hơn lên phong trào kháng chiến Việt Nam.
- D sai vì Mỹ muốn thay thế Pháp làm lực lượng chủ chốt ở Đông Dương để trực tiếp kiểm soát và duy trì ảnh hưởng ở khu vực này.
Trong giai đoạn 1951-1954, Mỹ không trực tiếp tham chiến tại Đông Dương mà chủ yếu thực hiện các chính sách hỗ trợ gián tiếp để kiểm soát tình hình khu vực. Âm mưu của Mỹ chủ yếu bao gồm cung cấp viện trợ quân sự và tài chính cho Pháp và các lực lượng chống Cộng ở Đông Dương, nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản do Trung Quốc và Liên Xô hỗ trợ. Mỹ không đưa quân đội tham chiến trực tiếp vì lo ngại về một cuộc chiến tranh lớn hơn với các cường quốc cộng sản và vì chiến lược chủ yếu dựa vào các đồng minh để thực hiện các mục tiêu chiến lược của mình.
Câu 40:
22/07/2024Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho kinh tế nông nghiệp Việt Nam có chuyển biến như thế nào?
- Chọn đáp án B. Phá vỡ thế độc canh cây lúa.
- Trước khi Pháp thực hiện Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất,
kinh tế nông nghiệp Việt Nam chủ yếu là độc canh cây lúa. Thực dân Pháp du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam, đồng thời mở các đồn điền trồng lúa và các cây công nghiệp...Vì vậy cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam có chuyển biến phá vỡ thế độc canh cây lúa.
Bài thi liên quan
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-