Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 8. Vương triều gúp-ta có đáp án

Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 8. Vương triều gúp-ta có đáp án

Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 8. Vương triều gúp-ta có đáp án

  • 49 lượt thi

  • 4 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Quan sát lược đồ 8.1 - trang 34 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và hoàn thành các nội dung:

- Nêu những nét chính về điều kiện tự nhiên Ấn Độ

- Điều kiện tự nhiên Ấn Độ có thuận lợi và khó khăn gì để phát triển kinh tế?

Xem đáp án

Yêu cầu số 1: Nét chính về điều kiện tự nhiên Ấn Độ:

+ Ấn Độ thuộc khu vực Nam Á, được ví như một tiểu lục địa.

+ Phía bắc là dãy Hi-ma-lay-a, ba mặt còn lại giáp biển.

+ Có đồng bằng sông Ấn và sông Hằng rộng lớn và màu mỡ.

+ Phía Nam là vùng cao nguyên Đê-can.

Yêu cầu số 2: Đánh giá

- Thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và các hoạt động giao thương, buôn bán, giao lưu văn hóa,…

- Khó khăn: Lãnh thổ rộng lớn nhưng địa hình bị chia cắt khá phức tạp, dễ dẫn tới khó khăn trong việc thống nhất và quản lí đất nước


Câu 2:

17/07/2024

Quan sát các hình 8.3, 8.4 - trang 34 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và hoàn thành các nội dung:

- Các hình 8.3 và 8.4 phản ánh sự phát triển của ngành nào dưới thời vương triều Gúp-ta? Nêu biểu hiện phát triển của ngành đó.

- Nêu nhận xét về nghề luyện kim, đặc biệt nghề luyện sắt và làm đồ trang sức của Ấn Độ dưới thời vương triều Gúp-ta.

Xem đáp án

- Yêu cầu số 1:

+ Các hình 8.3 và 8.4 phản ánh sự phát triển của ngành luyện kim, chế tác đồ trang sức dưới thời vương triều Gúp-ta

+ Biểu hiện phát triển: đúc được cột sắt cao 7.27m, nặng khoảng 6600 kg; chế tác được nhiều món đồ trang sức đẹp, tinh xảo,…

- Yêu cầu số 2: Nhận xét: Nghề luyện kim, đặt biệt luyện sắt, làm đồ trang sức của Ấn Độ dưới thời vương triều Gúp-ta đã đạt đỉnh cao so với thế giới thời bấy giờ.


Câu 3:

18/07/2024

Dựa vào đoạn tư liệu 8.5 - trang 35 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và hoàn thành các nội dung:

- Nêu tình hình xã hội Ấn Độ thời Gúp-ta.

- Em có nhận xét gì về các giai cấp trong xã hội Ấn Độ thời Gúp-ta.

Xem đáp án

- Yêu cầu số 1: Thời kì Gúp-ta chế độ đẳng cấp được tiếp tục tồn tại thể hiện rõ ở vị trí xã hội, nghề nghiệp của mỗi người.

- Yêu cầu số 2: Nhận xét: sự tồn tại dai dẳng của chế độ đẳng cấp đã gây nên nhiều bất công trong xã hội Ấn Độ.


Câu 4:

22/07/2024

Hoàn thành bảng thống kê dưới đây về tình hình Ấn Độ thời kì vương triều Gúp-ta.

Hoàn thành bảng thống kê dưới đây về tình hình Ấn Độ thời kì vương triều Gúp-ta. (ảnh 1)
Xem đáp án

VƯƠNG TRIỀU GÚP-TA

Tình hình chính trị

- Năm 320 Ấn Độ thống nhất dưới vương triều Gúp-ta.

- Đầu thế kỉ VI, người Hung Nô và tộc người ở Trung Á xâm lược Bắc Ấn.

- Năm 535 Vương quốc Gúp-ta bị chia nhỏ và kết thúc.

Tình hình kinh tế

- Phần lớn người dân ở nông thôn sống bằng nghề nông.

- Thương mại phát triển ở thành thị, các đồng tiền vàng, bạc được lưu hành rộng rãi.

- Nghề luyện kim, đặt biệt luyện sắt, làm đồ trang sức đạt đỉnh cao.

Tình hình xã hội

- Thời kì Gúp-ta chế độ đẳng cấp được tiếp tục tồn tại thể hiện rõ ở vị trí xã hội, nghề nghiệp của mỗi người.

Thành tựu văn hóa

- Tôn giáo: Hin-đu giáo là tôn giáo chính, Phật giáo cũng được coi trọng.

- Về văn học: văn thơ chữ Phạn đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu là tác phẩm Sơ-cun-tơ-la của Ca-li-đa-sa.

- Thiên văn học: quan sát được hiện tượng nguyệt thực; đưa ra giả thuyết Trái Đất hình tròn và tự quay quanh trục.

- Về y học: Biết phẫu thuật, khử trùng vết thương, làm vắc-xin…

- Kiến trúc, điêu khắc:

+ Tạo nên phong cách nghệ thuật Gúp-ta.

+ Những công trình kiến trúc, điêu khắc nổi tiếng tiêu biểu: Chùa hang A-gian-ta, bảo tháp San-chi, cụm đền tháp En-lô-ra, Đa-sa-va-ta-ra,…


 


Bắt đầu thi ngay