Giải SGK Toán 11 CD Bài 5. Khoảng cách
-
80 lượt thi
-
26 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Hình 58 mô tả cách đo chiều cao của một người khi kiểm tra sức khỏe. Coi mặt bản sắt người đó đứng lên là mặt phẳng (P), mặt bản sắt áp vào đầu người đó là mặt phẳng (Q) song song với (P).
Chiều cao của người đó gợi nên khái niệm nào trong hình học liên quan đến hai mặt phẳng song song (P) và (Q)?
Khi coi mặt bản sắt người đó đứng lên là mặt phẳng (P), mặt bản sắt áp vào đầu người đó là mặt phẳng (Q) song song với (P) thì chiều cao của người đó gợi nên khái niệm khoảng cách giữa hai mặt phẳng song (P) và (Q).
Câu 2:
22/07/2024Do bác thợ khoan tường tại vị trí M trên tường có độ cao so với nền nhà là MH = 80 cm nên độ dài đoạn thẳng MH chính là khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng nền nhà.
Như vậy, độ dài đoạn thẳng MH gợi nên khái niệm khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng trong hình học.
Câu 3:
22/07/2024Cho hình chóp S.ABC có SA ⊥ (ABC), AI ⊥ BC (I ∈ BC), AH ⊥ SI (H ∈ SI). Chứng minh rằng khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBC) bằng AH.
Do SA ⊥ (ABC) và BC ⊂ (ABC) nên SA ⊥ BC.
Ta có: BC ⊥ SA, BC ⊥ AI và SA ∩ AI = A trong (SAI).
Suy ra BC ⊥ (SAI).
Mà AH ⊂ (SAI) nên BC ⊥ AH.
Ta có: AH ⊥ BC, AH ⊥ SI và BC ∩ SI = I trong (SBC).
Suy ra AH ⊥ (SBC).
Ta thấy H ∈ (SBC) và AH ⊥ (SBC) nên khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBC) bằng AH.
Câu 4:
22/07/2024Trong Hình 64, hai mép của con đường gợi nên hình ảnh hai đường thẳng song song Δ và ∆’. Xét điểm A trên đường thẳng Δ.
a) Khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng Δ’ có phụ thuộc vào vị trí của điểm A trên đường thẳng Δ hay không? Vì sao?
a) Gọi B là điểm thuộc Δ sao cho điểm B khác điểm A.
Kẻ AH ⊥ ∆’, BK ⊥ Δ’, với H, K ∈ Δ’.
Suy ra AH // BK (vì cùng vuông góc với Δ’).
Ta có: AH ⊥ ∆’ và H ∈ ∆’ ⇒ d(A, Δ’) = AH. (1)
BK ⊥ ∆’ và K ∈ ∆’ ⇒ d(B, Δ’) = BK. (2)
Xét tứ giác ABKH có:
AB // HK (do Δ // Δ’);
AH // BK.
Suy ra ABKH là hình bình hành,
Do đó AH = BK. (3)
Từ (1), (2), (3) ta có: d(A, Δ’) = d(B, Δ’).
Vậy khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng Δ’ không phụ thuộc vào vị trí của điểm A trên đường thẳng Δ.
Câu 5:
22/07/2024b) Khoảng cách đó gợi nên khái niệm gì trong hình học liên quan đến hai đường thẳng song song Δ và Δ’?
b) Do Δ // Δ’ nên khoảng cách từ điểm A bất kì (với A thuộc đường thẳng Δ) đến đường thẳng Δ’ gợi nên khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song trong hình học.
Câu 6:
22/07/2024Người ta dựng các cột đèn vuông góc với mặt đường, trong đó mỗi cột đèn gợi nên hình ảnh một đường thẳng. Khoảng cách giữa hai chân cột đèn liên tiếp đo được là 5 m. Tại sao có thể nói khoảng cách giữa hai cột đèn đó là 5 m?
Giả sử: Hai cột đèn liên tiếp được dựng vuông góc với mặt đường, chúng lần lượt gợi nên hình ảnh hai đường thẳng Δ và Δ’. Như vậy khoảng cách giữa hai cột đèn liên tiếp chính là khoảng cách giữa hai đường thẳng Δ và Δ’.
Vì các cột đèn được dựng thẳng đứng và vuông góc với mặt đường nên đường thẳng mà hai cột đèn đó gợi lên là song song với nhau, tức là Δ song song với Δ’.
Khi đó, đoạn thẳng nối hai chân cột đèn liên tiếp chính là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song Δ và Δ’.
Vậy ta có thể nói khoảng cách giữa hai cột đèn liên tiếp đó là 5 m.
Câu 7:
22/07/2024Trong Hình 67, thanh gỗ dọc phía trên các cột và mặt đường hành lang gợi nên hình ảnh đường thẳng Δ và mặt phẳng (P) song song với nhau, chiều cao của chiếc cột có đỉnh cột A là khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (P).
a) Khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (P) có phụ thuộc vào vị trí của điểm A trên đường thẳng Δ hay không? Vì sao?
a) Lấy B là điểm thuộc đường thẳng Δ sao cho điểm B khác điểm A.
Gọi H, K lần lượt là hình chiếu vuông góc của điểm A và B trên mặt phẳng (P) hay AH ⊥ (P), BK ⊥ (P).
Suy ra d(A, (P)) = AH và d(B, (P)) = BK.
Vì AH ⊥ (P) và BK ⊥ (P) nên AH // BK. (1)
Khi đó, hai đường thẳng AH và BK sẽ xác định một mặt phẳng là mặt phẳng (ABKH).
Ta có H, K cùng thuộc hai mặt phẳng (ABKH) và (P) nên HK = (ABKH) ∩ (P).
Do ∆ // (P) và A, B là hai điểm thuộc ∆ nên AB // (P).
Ta có: AB // (P), AB ⊂ (ABKH), HK = (ABKH) ∩ (P).
Suy ra AB // HK. (2)
Từ (1) và (2) ta có ABKH là hình bình hành.
Suy ra AH = BK hay d(A, (P)) = d(B, (P)).
Vậy khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (P) không phụ thuộc vào vị trí của điểm A trên đường thẳng Δ.
Câu 8:
22/07/2024b) Khoảng cách đó gợi nên khái niệm nào trong hình học liên quan đến đường thẳng Δ và mặt phẳng (P)?
b) Vì đường thẳng Δ và mặt phẳng (P) song song với nhau nên khoảng cách từ điểm A (A ∈ ∆) đến mặt phẳng (P) gợi nên khái niệm khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song trong hình học.
Câu 9:
23/07/2024Cho hình chóp S.ABC có SA = a, góc giữa SA và mp(ABC) là 60°. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của cạnh SA và SB. Chứng minh MN // (ABC) và tính d(MN, (ABC)).
Xét ∆SAB có: M, N lần lượt là trung điểm của SA và SB nên MN là đường trung bình của ∆SAB. Do đó MN // AB.
Hơn nữa AB ⊂ (ABC) nên MN // (ABC).
Suy ra d(MN, (ABC)) = d(M, (ABC)).
Gọi H là hình chiếu vuông góc của S trên (ABC) hay SH ⊥ (ABC).
Trong (SAH) kẻ MK // SH (K ∈ AH).
Mà SH ⊥ (ABC) suy ra MK ⊥ (ABC).
Khi đó, d(M, (ABC)) = MK.
Vì SH ⊥ (ABC) nên HA là hình chiếu của SA trên (ABC).
Suy ra góc góc giữa đường thẳng SA và mặt phẳng (ABC) bằng
Ta có: SH ⊥ (ABC) và AH ⊂ (ABC) nên SH ⊥ AH.
Xét tam giác SAH vuông tại H (do SH ⊥ AH) có:
⦁ suy ra
⦁ M là trung điểm của SA và MK // SH nên K là trung điểm của AH, do đó MK là đường trung bình của ∆SAH.
Suy ra
Vậy
Câu 10:
22/07/2024a) Trong Hình 70, sàn nhà và trần nhà của căn phòng gợi nên hình ảnh hai mặt phẳng song song (P), (Q). Chiều cao của căn phòng là 3 m.
Chiều cao đó gợi nên khái niệm gì trong hình học liên quan đến hai mặt phẳng song song (P), (Q)?
a) Vì sàn nhà và trần nhà của căn phòng gợi nên hình ảnh hai mặt phẳng song song (P), (Q) và ta biết chiều cao của căn phòng là 3 m.
Vậy nên chiều cao của căn phòng đó gợi nên khái niệm khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song trong hình học.
Câu 11:
22/07/2024b) Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) song song với nhau. Xét điểm I tuỳ ý trong mặt phẳng (P), lấy K là hình chiếu của I trên (Q) (Hình 71). Khoảng cách IK từ điểm I đến mặt phẳng (Q) có phụ thuộc vào vị trí của điểm I trong mặt phẳng (P) hay không? Vì sao?
b)
Trên mặt phẳng (P) lấy điểm J khác I.
Gọi H là hình chiếu của J trên (Q) nên JH ⊥ (Q).
Suy ra d(J, (Q)) = JH.
Do K là hình chiếu của I trên (Q) nên IK ⊥ (Q).
Suy ra d(I, (Q)) = IK.
Ta có: JH ⊥ (Q) và IK ⊥ (Q) nên JH //IK. (1)
Khi đó, hai đường thẳng JH và IK sẽ xác định một mặt phẳng là mặt phẳng (ABKH).
Ta thấy:
· I và J là hai điểm chung của hai mặt phẳng (IJHK) và (P).
Suy ra IJ = (IJHK) ∩ (P).
· H và K là hai điểm chung của hai mặt phẳng (IJHK) và (Q).
Suy ra HK = (IJHK) ∩ (Q).
Ta có: (P) // (Q);
IJ = (IJHK) ∩ (P);
HK = (IJHK) ∩ (Q).
Suy ra IJ // HK. (2)
Từ (1), (2) ta có IJHK là hình bình hành.
Suy ra IK = JH hay d(I, (Q)) = d(J, (Q)).
Vậy khoảng cách IK từ điểm I đến mặt phẳng (Q) không phụ thuộc vào vị trí của điểm I trong mặt phẳng (P).
Câu 12:
22/07/2024Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có cạnh bên bằng a, góc giữa đường thẳng AA’ và mặt phẳng (ABC) bằng 60°. Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng (ABC) và (A’B’C’).
Vì ABC.A’B’C’ là hình lăng trụ nên (ABC) // (A’B’C’).
Suy ra d((ABC), (A’B’C’)) = d(A’, (ABC)). (1)
Gọi H là hình chiếu của A’ trên (ABC), tức là A’H ⊥ (ABC).
Suy ra d(A’, (ABC)) = A’H. (2)
Do A’H ⊥ (ABC) nên HA là hình chiếu của A’A trên (ABC).
Suy ra góc giữa đường thẳng A’A và mặt phẳng (ABC) bằng
Ta có: A’H ⊥ (ABC) và AH ⊂ (ABC) nên A’H ⊥ AH.
Xét tam giác A’HA vuông tại H (vì A’H ⊥ AH) có:
Kết hợp với (1) và (2) ta có:
Vậy khoảng cách giữa hai mặt phẳng (ABC) và (A’B’C’) bằng
Câu 13:
22/07/2024Trong Hình 73, khuôn cửa phía trên và mép cánh cửa phía dưới gợi nên hình ảnh hai đường thẳng a và b chéo nhau, hai bản lề của cánh cửa nằm trên đường thẳng c.
Quan sát Hình 73 và cho biết đường thẳng c có vừa cắt, vừa vuông góc với cả hai đường thẳng a và b hay không.
Quan sát Hình 73 ta thấy đường thẳng c lần lượt vuông góc với đường thẳng a tại H và vuông góc với đường thẳng b tại K.
Như vậy, đường thẳng c vừa cắt, vừa vuông góc với cả hai đường thẳng a và b.
Câu 14:
22/07/2024Cho hình chóp tam giác S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, SA ⊥ (ABC). Tính d(SA, BC).
Gọi I là trung điểm của BC.
Xét ∆ABC đều có: AI là đường trung tuyến (do I là trung điểm của BC).
Suy ra AI ⊥ BC.
Do SA ⊥ (ABC) và AI ⊂ (ABC) nên SA ⊥ AI.
Ta có: AI ⊥ SA và AI ⊥ BC.
Suy ra đoạn thẳng AI là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng SA và BC.
Từ đó ta có d(SA, BC) = AI.
Xét ∆ABC đều cạnh a, có I là trung điểm của BC nên
Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABI vuông tại I (do AI ⊥ BC) có:
AB2 = AI2 + BI2
Suy ra
Vậy
Câu 15:
22/07/2024Hình 76 gợi nên hình ảnh hai mặt phẳng (P) và (Q) song song với nhau. Cột gỗ cao 4,2 m. Khoảng cách giữa (P) và (Q) là bao nhiêu mét?
Do hai mặt phẳng (P) và (Q) song song với nhau nên khoảng cách giữa (P) và (Q) bằng chiều cao của cột gỗ.
Vậy khoảng cách giữa (P) và (Q) bằng 4,2 m.
Câu 16:
22/07/2024Cho hình tứ diện ABCD có AB = a, BC = b, BD = c, Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của AB, AC, AD (Hình 77).
a) Tính khoảng cách từ điểm C đến đường thẳng AB.
a) Vì nên CB ⊥ AB.
Suy ra d(C, AB) = CB = b.
Vậy khoảng cách từ điểm C đến đường thẳng AB bằng b.
Câu 17:
21/07/2024b) Tính khoảng cách từ điểm D đến mặt phẳng (ABC).
b) Vì nên AB ⊥ BD.
Ta có: AB ⊥ CB, AB ⊥ BD và CB ∩ BD = B trong (BCD).
Suy ra AB ⊥ (BCD).
Mà CD ⊂ (BCD) nên AB ⊥ CD.
Vì nên CD ⊥ BC.
Ta có: CD ⊥ AB, CD ⊥ BC và AB ∩ BC = B trong (ABC).
Suy ra CD ⊥ (ABC).
Khi đó d(D, (ABC)) = CD.
Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác BCD vuông tại C có:
BD2 = BC2 + CD2
Suy ra
Do đó
Vậy khoảng cách từ điểm D đến mặt phẳng (ABC) bằng
Câu 18:
22/07/2024c) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và CD.
c) Ta có: BC ⊥ AB (theo câu a) và BC ⊥ CD (theo câu b).
Suy ra đoạn thẳng BC là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng AB và CD.
Do đó d(AB, CD) = BC = b.
Vậy khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và CD bằng b.
Câu 19:
23/07/2024Với giả thiết ở Bài tập 2, hãy:
a) Chứng minh rằng MN // BC. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng MN và BC.
a) Xét ∆ABC có: M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC nên MN là đường trung bình của ∆ABC.
Do đó MN // BC.
Do đó d(MN, BC) = d(M, BC).
Mà AB ⊥ BC (theo câu a Bài tập 2) nên MB ⊥ BC, do đó d(M, BC) = MB.
Khi đó, (do M là trung điểm của AB).
Vậy khoảng cách giữa hai đường thẳng MN và BC bằng
Câu 20:
08/07/2024b) Chứng minh rằng MP // (BCD). Tính khoảng cách từ đường thẳng MP đến mặt phẳng (BCD).
b) Xét ∆ABD có: M, P lần lượt là trung điểm của AB và AD nên MP là đường trung bình của ∆ABD.
Do đó MP // BD.
Mà BD ⊂ (BCD) nên MP // (BCD).
Suy ra d(MP, (BCD)) = d(M, (BCD)).
Ta có: AB ⊥ (BCD) (theo câu b Bài tập 2) mà M ∈ AB nên MB ⊥ (ABC).
Suy ra
Nên
Vậy khoảng cách từ đường thẳng MP đến mặt phẳng (BCD) bằng
Câu 21:
22/07/2024c) Chứng minh rằng (MNP) // (BCD). Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng (MNP) và (BCD).
c) Do MN // BC và BC ⊂ (BCD) nên MN // (BCD).
Ta có: MN // (BCD), MP // (BCD) và MN ∩ MP = M trong (MNP).
Suy ra (MNP) // (BCD).
Do đó
Vậy khoảng cách giữa hai mặt phẳng (MNP) và (BCD) bằng
Câu 22:
22/07/2024Cho hình chóp S.ABCD có SA ⊥ (ABCD), đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA = a (Hình 78).
a) Tính khoảng cách từ điểm S đến đường thẳng CD.
a) Do SA ⊥ (ABCD) và CD ⊂ (ABCD) nên SA ⊥ CD.
Vì ABCD là hình vuông nên CD ⊥ AD.
Ta có: CD ⊥ SA, CD ⊥ AD và SA ∩ AD = A trong (SAD).
Suy ra CD ⊥ (SAD).
Mà SD ⊂ (SAD) nên CD ⊥ SD.
Suy ra d(S, CD) = SD.
Do SA ⊥ (ABCD) và AD ⊂ (ABCD) nên SA ⊥ AD.
Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác SAD vuông tại A (do SA ⊥ AD) có:
SD2 = SA2 + AD2 = a2 + a2 = 2a2.
Suy ra
Do đó
Vậy khoảng cách từ điểm S đến đường thẳng CD bằng
Câu 23:
22/07/2024b) Tính khoảng cách từ điểm D đến mặt phẳng (SAB).
b) Vì ABCD là hình vuông nên AD ⊥ AB.
Ta có: AD ⊥ SA (theo câu a), AD ⊥ AB và SA ∩ AB = A trong (SAB).
Suy ra AD ⊥ (SAB).
Khi đó d(D, (SAB)) = AD = a.
Vậy khoảng cách từ điểm D đến mặt phẳng (SAB) bằng a.
Câu 24:
22/07/2024c) Tính khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (SCD).
c) Kẻ AH ⊥ SD (H ∈ SD).
Do CD ⊥ (SAD) (theo câu a) và AH ⊂ (SAD) nên CD ⊥ AH.
Ta có: AH ⊥ CD, AH ⊥ SD và CD ∩ SD = D trong (SCD).
Suy ra AH ⊥ (SCD).
Khi đó d(A, (SCD)) = AH.
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác SAD vuông tại A, đường cao AH có:
Suy ra
Do đó
Vậy khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (SCD) bằng
Câu 25:
22/07/2024Với giả thiết ở Bài tập 4, hãy:
a) Chứng minh rằng BC // (SAD) và tính khoảng cách giữa BC và mặt phẳng (SAD).
a) Do ABCD là hình vuông nên BC // AD.
Mà AD ⊂ (SAD) nên BC // (SAD).
Khi đó, d(BC, (SAD)) = d(C, (SAD)) = CD = a.
(vì theo câu a, CD ⊥ (SAD))
Vậy khoảng cách giữa BC và mặt phẳng (SAD) bằng a.
Câu 26:
22/07/2024b) Chứng minh rằng BD ⊥ (SAC) và tính khoảng cách giữa hai đường thẳng BD và SC.
b) Vì ABCD là hình vuông nên BD ⊥ AC.
Do SA ⊥ (ABCD) và BD ⊂ (ABCD) nên SA ⊥ BD.
Ta có: BD ⊥ SA, BD ⊥ AC và SA ∩ AC = A trong (SAC).
Suy ra BD ⊥ (SAC).
Gọi O = AC ∩ BD, kẻ OK ⊥ SC (K ∈ SC).
Do BD ⊥ (SAC) và OK ⊂ (SAC) nên BD ⊥ OK.
Ta có: OK ⊥ SC và OK ⊥ BD.
Từ đó ta có đoạn thẳng OK là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng BD và SC nên d(BD, SC) = OK.
Do ABCD là hình vuông nên do đó tam giác ABC vuông tại B.
Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác ABC vuông tại B có:
AC2 = AB2 + BC2 = a2 + a2 = 2a2.
Suy ra
Do O = AC ∩ BD và AC, BD là hai đường chéo của hình vuông ABCD.
Suy ra O là trung điểm của AC nên
Do SA ⊥ (ABCD) và AC ⊂ (ABCD) nên SA ⊥ AC.
Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác SAC vuông tại A (do SA ⊥ AC) có:
SC2 = SA2 + AC2.
Do đó
Xét ∆SAC và ∆OKC có:
là góc chung
Do đó ∆SAC ᔕ ∆OKC (g.g).
Suy ra (tỉ số đồng dạng)
Nên
Khi đó
Vậy khoảng cách giữa hai đường thẳng BD và SC