Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 35: Hệ bài tiết ở người có đáp án
Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 35: Hệ bài tiết ở người có đáp án
-
76 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Để kéo dài sự sống cho những người bị bệnh suy thận, người ta thường phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Em hãy giải thích tại sao.
Ở những người bị bệnh suy thận, thận của họ bị suy giảm chức năng hoặc không thể thực hiện được chức năng lọc máu, làm cho các chất độc hại, chất thải tích tụ trong cơ thể gây rối loạn các hoạt động sống, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy, phải ghép thận (thay thế thận khỏe mạnh) hoặc chạy thận nhân tạo (sử dụng máy chạy thận để lọc máu thay cho thận) nhằm giúp đảm bảo việc đào thải các chất độc, chất thải trong máu ra khỏi cơ thể, kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
Câu 2:
17/07/2024Đọc đoạn thông tin trên kết hợp với quan sát Hình 35.1, kể tên các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu và các bộ phận chủ yếu của thận.
- Các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu: hai quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. Trong đó, quan trọng nhất là thận.
- Các bộ phận chủ yếu của thận: bể thận, phần tủy và phần vỏ. Trong đó, mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng nằm ở miền vỏ và miền tủy, mỗi đơn vị chức năng của thận lại được cấu tạo từ các ống thận và cầu thận.
Câu 3:
22/07/2024Đọc thông tin trong Bảng 35.1 và đề xuất biện pháp phù hợp để bảo vệ hệ bài tiết rồi hoàn thành theo mẫu Bảng 35.1.
Thói quen |
Nguy cơ xảy ra |
Đề xuất biện pháp |
Ăn quá mặn, quá chua, nhiều đường |
Hệ bài tiết làm việc quá tải |
Có chế độ ăn uống hợp lí, không ăn quá mặn, quá chua, nhiều đường. |
Không uống đủ nước |
Giảm khả năng bài tiết nước tiểu |
Uống đủ nước theo nhu cầu và thể trạng cơ thể. |
Nhịn đi tiểu khi buồn tiểu |
Tăng nguy cơ lắng sỏi trong hệ bài tiết nước tiểu |
Cần tiểu tiện khi buồn tiểu, hạn chế tối đa việc nhịn tiểu. |
Không giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu |
Tăng nguy cơ viêm nhiễm hệ bài tiết nước tiểu |
Thường xuyên giữ vệ sinh cho cơ thể và hệ bài tiết nước tiểu. |
Ăn thức ăn ôi thiu |
Gây độc hại cho hệ bài tiết nước tiểu |
Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại. |
Câu 4:
17/07/2024Tìm hiểu một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo. Thảo luận nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:
1. Tìm hiểu một số thành tựu ghép thận và chạy thận nhân tạo ở Việt Nam và trên thế giới.
• Một số thành tựu ghép thận và chạy thận nhân tạo trên thế giới:
- Năm 1943, nhà khoa học người Hà Lan Willem Kolff đã chế tạo ra máy chạy thận nhân tạo đầu tiên trên thế giới.
- Ngày 23/12/1954, bác sĩ Murray thực hiện ca ghép thận thành công đầu tiên trên thế giới giữa cặp song sinh Ronal Richard và Ronal Herrich tại Bệnh viện Peter Bent Brigham, Hoa Kỳ.
• Một số thành tựu ghép thận và chạy thận nhân tạo ở Việt Nam:
- Ngày 20/06/1972, Việt Nam thực hiện ca chạy thận nhân tạo đầu tiên cho bệnh nhân suy thận mạn tính tại bệnh viện Bạch Mai. Tại Việt Nam có hơn 330 đơn vị lọc máu, chăm sóc sức khỏe cho hơn 28000 bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
- Tháng 6/1992, ca ghép thận cũng là ca ghép tạng đầu tiên được thực hiện tại Học viện Quân Y 103. Từ năm 1992 đến 31/05/2022 có 6094 người được ghép thận.
Câu 5:
18/07/2024Tìm hiểu một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo. Thảo luận nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:
2. Nêu quan điểm của em về tính nhân văn của việc hiến thận.
Hiến tạng nói chung và hiến thận nói riêng cho người bệnh và y tế là một việc làm cao đẹp, có thể giúp ích cho người bệnh và cho khoa học. Hàng ngàn người trên khắp thế giới đã được cứu và kéo dài sự sống nhờ người hiến thận. Tuy nhiên, do những quan niệm hoặc tâm lí sợ hãi, nên vấn đề này vẫn chưa thực sự được ủng hộ rộng rãi. Hiện nay, có rất nhiều người đăng kí hiến tạng sau khi chết, điều này càng mở ra nhiều cơ hội sống khỏe mạnh cho nhiều bệnh nhân, đây là tinh thần nhân văn, nhân ái vô cùng cao đẹp.
Câu 6:
20/07/2024Kể tên một số loại thực phẩm phù hợp với người bị bệnh sỏi thận, suy thận và viêm cầu thận.
• Một số loại thực phẩm phù hợp với người bị bệnh sỏi thận:
- Các thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, bí đỏ, ớt chuông, cà chua, khoai lang, bông cải xanh,…
- Các thực phẩm giàu vitamin B6 như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu (đậu đỏ, đậu phộng, đậu nành), bông cải, cà rốt và các loại cá,…
- Trái cây có múi như cam, quýt, chanh, bưởi… chứa nhiều vitamin C.
- Các thực phẩm giàu chất xơ như cần tây, bắp cải, bông cải xanh, khoai lang,…
• Một số loại thực phẩm phù hợp với người bị bệnh suy thận: ớt chuông đỏ, bắp cải, súp lơ, tỏi, hành tây, táo, việt quất, lòng trắng trứng, dầu ô-liu, cá chẽm, dâu tây,…
• Một số loại thực phẩm phù hợp với người bị bệnh viêm cầu thận: thịt nạc (gia cầm, cá, hải sản); đậu như đậu xanh, đậu nành; bơ đậu phộng; trái cây như táo, dưa hấu, lê, cam, chuối; rau quả tươi như rau diếp, cà chua, khoai tây; đồ ăn nhẹ không ướp muối; phô mai tươi; đậu hũ; sữa; bơ động – thực vật;…