Trang chủ Lớp 8 Khoa học tự nhiên Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 2: Phản ứng hoá học có đáp án

Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 2: Phản ứng hoá học có đáp án

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 2. Phản ứng hoá học

  • 780 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

23/07/2024

Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra biến đổi vật lí?

A. Đốt cháy củi trong bếp.

B. Thắp sáng bóng đèn dây tóc.

C. Đốt sợi dây đổng trên lửa đèn cồn.

D. Để sợi dây thép ngoài không khí ẩm bị gỉ.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Quá trình biến đổi vật lí: Thắp sáng bóng đèn dây tóc.

Do quá trình này không có sự tạo thành chất mới.


Câu 3:

23/07/2024

Cho hai quá trình sau:

(1) Đun nước đá nóng chảy thành nước lỏng.

(2) Nung thuốc tím rắn chuyển thành bột màu đen và có khí không màu thoát ra.

Kết luận đúng là:

A. (1) và (2) đều là biến đổi vật lí.

B. (1) và (2) đều là biến đổi hoá học.

C. (1) là biến đổi vật lí, (2) là biến đổi hoá học.

D. (1) là biến đổi hoá học, (2) là biến đổi vật lí.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

(1) là biến đổi vật lí do không có sự tạo thành chất mới.

(2) là biến đổi hoá học do có sự tạo thành chất mới.


Câu 4:

23/07/2024

Hoà tan muối ăn dạng hạt vào nước, được dung dịch trong suốt, có vị mặn của muối. Cô cạn dung dịch, những hạt muối ăn xuất hiện trở lại. Các quá trình hoà tan, cô cạn thuộc loại biến đổỉ vật lí hay hoá học? Giải thích.

Xem đáp án

Các quá trình hoà tan, cô cạn thuộc loại biến đổi vật lí vì các chất chỉ thay đổi trạng thái tồn tại, không tạo ra chất mới. Sau khi hoàn thành chu trình lại trở về trạng thái ban đầu.


Câu 5:

23/07/2024

Khi đốt nến (làm bằng paraffin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, nến lỏng hoá hơi rồi cháy trong không khí tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước. Hãy chỉ ra giai đoạn nào của quá trình đốt nến xảy ra biến đổi vật lí, giai đoạn nào là biến đổi hoá học. Giải thích.

Xem đáp án

Các giai đoạn chảy lỏng, hoá hơi của nến là biến đổi vật lí, ở đây nến chỉ chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng, lỏng sang hơi, không tạo chất mới.

Giai đoạn hơi nến cháy là biến đổi hoá học, các chất mới là carbon dioxide và hơi nước được tạo thành.


Câu 8:

23/07/2024

Trong một phản ứng bất kì thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?

A. Số phân tử.

B. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.

C. Số chất (số chất phản ứng bằng số sản phẩm).

D. Tổng thể tích hỗn hợp phản ứng.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong một phản ứng bất kì số nguyên tử của mỗi nguyên tố không thay đổi.


Câu 9:

23/07/2024

a) Phản ứng hoá học là gì?

b) Chất nào gọi là chất phản ứng (hay chất đầu)? Chất nào là sản phẩm (hay chất cuối)?

c) Trong quá trình phản ứng, lượng chất đầu và chất cuối thay đổi thế nào?

Xem đáp án

a) Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

b) Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng được gọi là chất phản ứng (hay chất đầu); Chất mới sinh ra được gọi là sản phẩm (hay chất cuối).

c) Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.


Câu 10:

23/07/2024

Viết phương trình chữ của các phản ứng xảy ra trong các câu hỏi 2.5, 2.6, 2.7.

Xem đáp án

- Câu hỏi 2.5 có phương trình chữ:

Paraffin + Oxygen → Carbon dioxide + Hơi nước.

- Câu hỏi 2.6 có phương trình chữ:

Calcium carbonate → Calcium oxide + Carbon dioxide.

- Câu hỏi 2.7 có phương trình chữ:

Nitrogen + Hydrogen → Ammonia.


Câu 14:

23/07/2024

Tại sao các chất chỉ có thể phản ứng được với nhau khi tiếp xúc với nhau?

Xem đáp án

Các chất phải tiếp xúc với nhau thì mới tạo liên kết mới giữa các nguyên tử.


Câu 15:

23/07/2024

Trong phản ứng giữa hydrogen và oxygen để tạo nước, số phân tử đã phản ứng của hai chất có bằng nhau không? Tại sao?

Xem đáp án

Do phân tử nước (H2O) có 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử oxygen. Do đó, số phân tử hydrogen (H2) nhiều gấp đôi số phân tử oxygen (O2) đã phản ứng.


Câu 16:

23/07/2024

Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất vôi sống là đá vôi trong tự nhiên hay các nguồn calcium carbonate (CaCO3) có nguồn gốc sinh vật như san hô, vỏ các loài thân mềm,... Nhiên liệu để cung cấp nhiệt cho các lò nung vôi đầu tiên là gỗ, củi; sau này thường dùng nhiên liệu là than đá hoặc than cốc.

Ở nhiệt độ từ khoảng 500 °C, CaCO3 bắt đầu bị phân huỷ bởi nhiệt và quá trình phân huỷ xảy ra mạnh ở nhiệt độ khoảng từ 900 đến 1 000 °C.

CaCO3  CaO + CO2

Trong thực tế sản xuất, người ta thường để kích thước hạt của nguyên liệu khá lớn (60 - 150 mm). Do vậy, để phân huỷ hoàn toàn khối calcium carbonate cần nhiệt độ khá cao (900 - 1 400 °C).

Trong công nghiệp, lò được xây bằng gạch chịu lửa và sản xuất theo công nghệ nung liên tục. Lò nung vôi công nghiệp có ưu điểm là sản xuất vôi liên tục và không gây ô nhiễm không khí. Sau một thời gian nhất định, đá vôi và than được nạp lại vào lò, vôi sống được lấy ra qua cửa ở đáy lò, khí CO2 được thu qua cửa ở miệng lò và sử dụng sản xuất muối carbonate, nước đá khô.

a) Trong các quá trình sau đây, quá trình nào là biến đổi vật lí, quá trình nào là biến đổi hoá học?

(1) Đốt cháy củi, than đá, than cốc.

(2) Phân huỷ đá vôi ở nhiệt độ cao thành vôi sống.

(3) Vôi sống nóng để nguội.

(4) Khí carbon dioxide nóng bay lên và được thu ở cửa miệng lò theo đường ống dẫn.

(b) Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Than đá cháy là phản ứng toả nhiệt; phân huỷ đá vôi là phản ứng thu nhiệt.

B. Than đá cháy là phản ứng thu nhiệt; phân huỷ đá vôi là phản ứng toả nhiệt.

C. Than đá cháy và phân huỷ đá vôi đều là phản ứng toả nhiệt.

D. Than đá cháy và phân huỷ đá vôi đều là phản ứng thu nhiệt.

c) Bạn An nói, để tiết kiệm nhiên liệu cần đóng kín các cửa lò, hạn chế nhiệt thất thoát ra ngoài. Ý kiến của bạn An có đúng không?

Xem đáp án

a) Biến đổi hoá học: quá trình (1) và (2); biến đổi vật lí: quá trình (3) và (4).

b) Đáp án đúng là: A

Than đá cháy là phản ứng toả nhiệt; phân huỷ đá vôi là phản ứng thu nhiệt.

c) Sai. Đóng kín lò nung vôi thì sẽ ngăn không khí đưa oxygen vào lò để thực hiện phản ứng đốt cháy than. Do đó, phản ứng nung vôi sẽ không xảy ra.


Bắt đầu thi ngay