Giải SGK Khoa học 4 Cánh diều Bài 16. Nấm men và nấm mốc
Giải SGK Khoa học 4 Cánh diều Bài 16. Nấm men và nấm mốc
-
125 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
03/07/2024Hãy cho biết để làm bánh mì cần có những nguyên liệu nào.
Để làm bánh mì cần những nguyên liệu: bột mì, men nở, nước ấm, muối, giấm, đường kính, sữa tươi, dầu ăn.
Câu 2:
11/07/2024Khám phá ích lợi của một số nấm men trong chế biến thực phẩm bằng những cách sau.
Các cách khám phá ích lợi của một số nấm men trong chế biến thực phẩm:
- Hỏi trực tiếp những người làm bánh.
- Tìm hiểu thông tin trên các trang internet, báo chí.
Câu 3:
01/07/2024Chia sẻ kết quả thu thập được.
Em đã biết được những loại nấm men dùng trong chế biến thực phẩm như: nấm men bánh mì, nấm men rượu.
Khi làm bánh, cho nấm men bánh mì vào bột mì, rồi trộn với nước sẽ tạo ra các bọt khí, giúp bột nở ra và làm cho bánh phồng, xốp.
Câu 4:
14/07/2024Trong những thực phẩm dưới đây, thực phẩm nào bị nhiễm mốc? Vì sao em biết?
Trong những thực phẩm trên, thực phẩm nào bị nhiễm mốc là Hình 6, 7, 12, 13. Vì những thực phẩm đó đã biến dạng, đổi màu.
Câu 5:
14/07/2024Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ăn phải những thực phẩm bị nhiễm nấm mốc?
Khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm nấm mốc có thể gây ra ngộ độc với một số biểu hiện như nôn mửa, choáng váng, tiêu chảy…hoặc chất độc sẽ tích lũy dần trong cơ thể gây bệnh ung thư.
Câu 6:
12/07/2024Nêu một số biểu hiện của người bị ngộ độc do ăn phải thực phẩm bị nhiễm nấm mốc.
Khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm nấm mốc có thể gây ra ngộ độc với một số biểu hiện như nôn mửa, choáng váng, tiêu chảy…
Câu 7:
14/07/2024Khi bị ngộ độc thực phẩm do nấm mốc, chúng ta cần làm gì?
Khi bị ngộ độc thực phẩm do nấm mốc, chúng ta cần: tự gây nôn để nôn hết thức ăn bị nhiễm khuẩn đã được đưa vào cơ thể. Sau đó, uống Oresol để bù điện giải, rồi chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
Câu 8:
15/07/2024Nêu kết quả của các thí nghiệm trong hình 14, 15. Từ đó rút ra cách bảo quản một số thực phẩm tránh bị nhiễm nấm mốc.
- Chọn hai quả dâu chín như nhau và đặt mỗi quả vào một hộp nhựa A và B.
- Đặt hộp A ở trên bàn trong phòng bếp. Đặt hộp B vào ngăn mát tủ lạnh.
- Sau 3 ngày, quan sát quả dâu tây trong mỗi hộp. Kết quả như sau:
- Chuẩn bị một bắp ngô tươi A và một bắp ngô đã phơi khô B. Đặt mỗi bắp ngô vào một hộp nhựa.
- Để hai hộp đựng bắp ngô ở trong phòng bếp.
- Sau 7 ngày quan sát thấy kết quả như sau:
- Kết quả của các thí nghiệm trong hình 14, 15:
+ Hình 14: Quả dâu để trong phòng bếp 3 ngày sẽ bị héo, thối còn quả dâu để trong ngăn mát tủ lạnh sau 3 ngày vẫn còn tươi.
+ Hình 15: Sau 7 ngày, bắp ngô tươi sẽ bị mốc, bắp ngô khô thì không bị ảnh hưởng gì.
- Rút ra cách bảo quản một số thực phẩm: bảo quản thực phẩm bằng phơi khô, bảo quản bằng tủ lạnh.
Câu 9:
20/07/2024Hãy cho biết các thực phẩm trong những hình dưới đây đươc bảo quản bằng cách nào để tránh bị nhiễm nấm mốc.
- Hình 16: Dâu được bảo quản bằng cách ngâm đường (làm siro) để tránh bị nhiễm nấm mốc.
- Hình 17: Cá được bảo quản bằng cách ướp đá để tránh bị nhiễm nấm mốc.
- Hình 18: Thực phẩm được bảo quản bằng tủ lạnh (trong thời gian thích hợp) để tránh nhiễm nấm mốc.
- Hình 19: Bánh tráng được mang ra phơi khô ngoài trời nắng để tránh bị nhiễm nấm mốc.
Câu 10:
16/07/2024Gia đình em thường bảo quản thực phẩm bằng cách nào để tránh bị nhiễm nấm mốc? Nêu ví dụ.
Gia đình em thường bảo quản thực phẩm bằng cách: dùng tủ lạnh, phơi khô, ướp muối, ướp đường, hút chân không ….
Ví dụ:
- Các loại rau, thực phẩm sống thường được cho vào tủ lạnh.
- Một số loại cá, thịt được ướp muối.
- Ngô, lạc, đỗ thường được phơi khô.
- Các loại quả như dâu, mơ … được ướp đường.