Trang chủ Lớp 11 Vật lý Giải SBT Vật lí 11 KNTT Bài 16. Lực tương tác giữa các điện tích

Giải SBT Vật lí 11 KNTT Bài 16. Lực tương tác giữa các điện tích

Giải SBT Vật lí 11 KNTT Bài 16. Lực tương tác giữa các điện tích

  • 99 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 4:

15/07/2024

Câu 16.4 SBT Vật lí 11 trang 30. Tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực điện tác dụng giữa chúng

A. tăng lên 2 lần.            

B. giảm đi 2 lần.             

C. giảm đi 4 lần.             

D. không đổi.

Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là D

Lực điện tỉ lệ thuận với độ lớn tích hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích, khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực điện tác dụng giữa chúng giữ nguyên.


Câu 6:

18/07/2024

Câu 16.6 SBT Vật lí 11 trang 31. Giải thích tại sao bụi bám chặt vào các cánh quạt máy bằng nhựa mặc dù các cánh quạt này thường xuyên quay rất nhanh.

Xem đáp án

Lời giải

Do khi quay các cánh quạt cọ xát vào không khí nên bị nhiễm điện và hút các hạt bụi nhẹ trong không khí, làm chúng dính chặt vào cánh quạt.


Câu 7:

22/07/2024

Câu 16.7 SBT Vật lí 11 trang 31.

a) Hãy giải thích tại sao đưa một quả cầu Q tích điện dương lại gần đầu A của thanh kim loại AB thì đầu A của thanh kim loại bị nhiễm điện âm, đầu B bị nhiễm điện dương (Hình 16.2).

b) Nếu thay thanh kim loại bằng thanh nhựa thì hai đầu của thanh này có bị nhiễm điện không? Tại sao?

Media VietJack
Xem đáp án

Lời giải

a) Trong thanh kim loại có các electron tự do. Các electron này bị điện tích dương Q hút nên chuyển động về đầu A làm cho đầu này thừa electron và mang điện tích âm; ngược lại đầu B mất bớt electron nên mang điện tích dương. Sự nhiễm điện này được gọi là sự nhiễm điện do hưởng ứng.

b) Do nhựa là chất cách điện, không có electron tự do nên không bị nhiễm điện do hưởng ứng.


Câu 10:

18/07/2024

Câu 16.10 SBT Vật lí 11 trang 31. Một hệ gồm ba điện tích điểm dương q giống nhau và một điện tích điểm Q nằm cân bằng. Biết ba điện tích q nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều. Xác định dấu, độ lớn của điện tích (theo q) và vị trí của điện tích điểm Q.

Xem đáp án

Lời giải

Thử xét trạng thái cân bằng của điện tích dương q đặt tại một trong ba đỉnh của tam giác đều ABC (cạnh a, đỉnh C chẳng hạn). Lực đẩy của các điện tích q đặt tại hai đỉnh còn lại của tam giác lên điện tích đặt tại C có độ lớn là: F =q24πε0a2
Hợp lực Fđ của hai lực này có phương nằm trên đường phân giác của góc C, chiều hướng ra ngoài tam giác (xem Hình 16.2G), độ lớn:
Fd =F3  =q24πε0 a23 (1)
Một hệ gồm ba điện tích điểm dương q giống nhau và một điện tích điểm Q nằm cân bằng (ảnh 1)
Muốn điện tích đặt tại C nằm cân bằng thì phải có một lực hút cân bằng với lực đẩy Fđ. Điện tích Q do đó phải trái dấu với các điện tích q (Q phải mang điện tích âm) và phải nằm trên đường phân giác của góc C. Tương tự, muốn cho các điện tích q đặt tại các đỉnh A và B nằm cân bằng thì điện tích Q phải nằm trên các đường phân giác của góc A và B. Nghĩa là Q phải nằm tại trọng tâm của tam giác đều ABC và khoảng cách r từ Q đến C sẽ là: r = 23 a .32
Độ lớn của lực Fđ do Q tác dụng lên các điện tích q là: Fh =qQ4πε0r2 (2)

Fh =Fd nên từ (1) và (2), dễ dàng tính được độ lớn của Q theo q: Q =-q3.



Bắt đầu thi ngay