Trang chủ Lớp 11 Vật lý Giải SBT Vật lí 11 CTST Bài 17. Điện trở. Định luật ohm

Giải SBT Vật lí 11 CTST Bài 17. Điện trở. Định luật ohm

Giải SBT Vật lí 11 CTST Bài 17. Điện trở. Định luật ohm

  • 87 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 9:

18/07/2024

Có 3 điện trở giống nhau được ghép thành bộ theo tât cả các cách và hai đầu bộ điện trở được đặt vào một hiệu điện thế không đổi. Đo cường độ dòng điện chạy qua mạch chính của bộ điện trở, kết quả cho thấy trường hợp cường độ dòng điện có giá trị nhỏ nhất là 0,3 A.

a) Có bao nhiêu giá trị khác nhau của cường độ dòng điện trên?

b) Tính các giá trị cường độ dòng điện trong các trường hợp còn lại.

Xem đáp án

a) Với 3 điện trở giống nhau bằng R thì có tất cả 3 cách ghép khác nhau. Do đó, có 3 giá trị khác nhau của cường độ dòng điện.

b) Trường hợp cường độ dòng điện nhỏ nhất ứng với điện trở của bộ lớn nhất:

Rb=3RImin=U3R=0,3 A

Trường hợp cường độ dòng điện lớn nhất ứng với điện trở của bộ nhỏ nhất:

Rb=R3Imax=3UR=9U3R=9.0,3=2,7 A

Trường hợp còn lại: Rb=3R2I=2U3R=2.0,3=0,6 A


Câu 10:

23/07/2024
Đặt một hiệu điện thế không đổi vào hai đầu đoạn dây kim loại đồng chất có tiết diện đều thì khoảng thời gian trung bình một hạt tải điện đi hết chiều dài đoạn dây là 5,0 phút. Nếu tăng chiều dài đoạn dây lên gấp 3 lần thì thời gian trung bình mà hạt tải điện đi bằng bao nhiêu?
Xem đáp án

Áp dụng công thức I=Snev=Snelt và định luật Ohm:I=UR=USρl từ đó t=neρl2U

Vậy thời gian trung bình mà hạt tải điện di chuyển tăng tỉ lệ với bình phương chiều dài đoạn dây.

Khi tăng chiều dài đoạn dây lên gấp 3 lần thì thời gian trung bình mà hạt tải điện đi là:

t=5.32=45 phút 


Câu 11:

22/07/2024

Với cùng một khối lượng đồng nguyên chất như nhau, người ta tạo thành hai đoạn dây dẫn hình trụ (1) và (2). Biết đường kính tiết diện của dây (1) bằng một nửa so với dây (2). Tính tỉ số điện trở của hai đoạn dây dẫn (1) và (2).

Xem đáp án

Với m,D,ρ lần lượt là khối lượng, khối lượng riêng và điện trở suất của đồng. Ta có:

m=DV=DlSR=ρlSR=ρmDS2=16ρmDπ2d4

Như vậy, điện trở đoạn dây tỉ lệ nghịch với lũy thừa bậc 4 của đường kính tiết diện dây. Do đó, điện trở dây (1) lớn gấp \24=16 lần so với điện trở dây (2).


Câu 13:

21/07/2024

Tính giá trị điện trở R ở Hình 17.2. Bỏ qua điện trở các dây nối. Biết điện trở tương đương giữa hai điểm A và B có giá trị 3Ω.

Tính giá trị điện trở R ở Hình 17.2. Bỏ qua điện trở các dây nối. Biết điện trở tương (ảnh 1)
Xem đáp án

Đặt tên các điểm nút được nối với nhau bằng đoạn dây không điện trở như hình dưới.

Tính giá trị điện trở R ở Hình 17.2. Bỏ qua điện trở các dây nối. Biết điện trở tương (ảnh 2)

Sau đó, vẽ lại mạch với các cặp điểm trùng nhau tương ứng như hình dưới.

Tính giá trị điện trở R ở Hình 17.2. Bỏ qua điện trở các dây nối. Biết điện trở tương (ảnh 3)

Từ đó tính được R=2Ω.


Câu 15:

15/07/2024

Mạch điện trở như Hình 17.4 kéo dài đến vô hạn. Biết R1=4Ω; R2=3Ω. Tính điện trở tương đương giữa hai đầu A và B.

Mạch điện trở như Hình 17.4 kéo dài đến vô hạn. Biết R1= 4ôm;R2= 3 ôm . Tính điện trở tương (ảnh 1)
Xem đáp án

Gọi điện trở tương đương giữa hai điểm A và B là R.

Vì mạch kéo dài vô hạn nên điện trở tương đương giữa hai điểm M và N trở đi về phía bên phải (hình bên) (bỏ qua hai điện trở R1 và R2 đầu tiên) vẫn bằng R.

Mạch điện trở như Hình 17.4 kéo dài đến vô hạn. Biết R1= 4ôm;R2= 3 ôm . Tính điện trở tương (ảnh 2)

Vì vậy, ta có: RR2R+R2+R1=R3RR+3+4=RR=6Ω.


Bắt đầu thi ngay