Trang chủ Lớp 8 Lịch sử Giải SBT Sử 8 KNTT Bài 5: Cuộc xung đột Nam- Bắc Triều và Trịnh- Nguyễn

Giải SBT Sử 8 KNTT Bài 5: Cuộc xung đột Nam- Bắc Triều và Trịnh- Nguyễn

Giải SBT Sử 8 KNTT Bài 5: Cuộc xung đột Nam- Bắc Triều và Trịnh- Nguyễn

  • 84 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 11:

Hãy tìm các từ hoặc cụm từ thích hợp để hoàn thành các đoạn dữ liệu dưới đây.

1. Cuộc xung đột ... (1)... diễn ra trong gần ...(2)... năm (1533 - 1592). Cuối cùng, ...(3)... chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc chạy lên ...(4)..., xung đột chấm dứt. Hậu quả là đất nước ...(5)..., trao đổi buôn bán giữa các vùng ...(6)..., đời sống nhân dân ...(7)...

2. Cuộc xung đột ... (8)... diễn ra trong gần nửa thế kỉ (...(9)....). Toàn bộ vùng đất ...(10)... ngày nay trở thành chiến trường ác liệt. Cuối cùng, hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, phân chia đất nước thành ...(11)... Tình trạng đó kéo dài ảnh hưởng đến ...(12)... của quốc gia - dân tộc.

Xem đáp án

1. Cuộc xung đột Nam - Bắc triều diễn ra trong gần 60 năm (1533 - 1592). Cuối cùng, Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, xung đột chấm dứt. Hậu quả là đất nước bị chia cắt, trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân khốn cùng.

2. Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn diễn ra trong gần nửa thế kỉ 1627 – 1672. Toàn bộ vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt. Cuối cùng, hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, phân chia đất nước thành Đàng Ngoài và Đàng Trong. Tình trạng đó kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.


Câu 13:

Hãy hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

Nội dung

Xung đột Nam - Bắc triều

Xung đột Trịnh - Nguyễn

Người đứng đầu

 

 

Nguyên nhân

 

 

Thời gian

 

 

Hệ quả

 

 

Xem đáp án

Nội dung

Xung đột Nam - Bắc Triều

Xung đột Trịnh - Nguyễn

Người đứng đầu

- Họ Mạc (Bắc triều)

- Họ Trịnh (Nam triều)

- Họ Trịnh

- Họ Nguyễn

Nguyên nhân

- Không chấp nhận nhà Mạc, một bộ phận quan lại trung thành với nhà Lê đã tìm cách khôi phục lại vương triều.

- Mâu thuẫn, tranh chấp quyền lực giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn.

Thời gian

- Từ năm 1533 đến năm 1592

- Từ năm 1627 đến năm 1672

Hệ quả

- Đất nước bị chia cắt.

- Kinh tế bị tàn phá.

- Đời sống nhân dân cực khổ.

- Tiêu cực:

+ Đất nước bị chia cắt.

+ Hình thành cục diện “một cung vua, hai phủ chúa”.

+ Kinh tế bị tàn phá.

+ Đời sống nhân dân cực khổ.

- Tích cực:

+ Mở rộng lãnh thổ về phía Nam

+ Thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Câu 14:

Em có đồng ý với ý kiến: Thế kỉ XVI - XVII trong lịch sử dân tộc là hai thế kỉ của xung đột và chia cắt đất nước? Vì sao?

Xem đáp án

- Đồng ý với ý kiến: Thế kỉ XVI - XVII trong lịch sử dân tộc là hai thế kỉ của xung đột và chia cắt đất nước.

- Vì, ở Đại Việt, trong thế kỉ XVI – XVII đã diễn ra các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn. Các cuộc xung đột này đã để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng, như:

+ Đất nước bị chia cắt trong một thời gian dài.

+ Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.

+ Đời sống nhân dân khốn cùng vì: nạn đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình li tán.


Câu 15:

Vì sao có sự khác nhau về cục diện chính quyền ở Đại Việt thế kỉ XVII: ở Đàng Ngoài hình thành cục diện “vua Lê - chúa Trịnh”, còn ở Đàng Trong do các chúa Nguyễn cai quản?

Xem đáp án

- Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn đã dẫn tới tình trạng chia cắt đất nước, hình thành cục diện “vua Lê - chúa Trịnh” ở Đàng Ngoài (vua chỉ là bù nhìn, quyền hành thuộc về phủ chúa), còn ở Đàng Trong do các chúa Nguyễn cai quản.


Câu 16:

“Khôn ngoan qua được Thanh Hà

Dẫu rằng có cánh khó qua Luỹ Thầy”

Hai câu thơ trên cho em biết Luỹ Thầy có vai trò như thế nào trong thế kỉ XVII? Hãy chia sẻ thêm những hiểu biết của em về công trình này.

Xem đáp án

- Lũy Thầy (hay luỹ Đào Duy Từ - gọi theo tên của nhà quân sự tài ba đã chỉ huy xây dựng) là thành luỹ được xây dựng kiên cố, giúp chúa Nguyễn chống lại các cuộc tấn công của chúa Trịnh.

- Hiện nay, một phần dấu vết còn lại ở Luỹ Thầy (Quảng Bình) là minh chứng cho một thời kì lịch sử của dân tộc. Dưới chân luỹ sát cửa sông Nhật Lệ còn một tấm bia khắc dòng chữ: “Nơi đây đã từng diễn ra các cuộc giao tranh quyết liệt giữa hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn trong gần 50 năm của cuộc nội chiến”. HS có thể tìm hiểu thêm qua internet để biết về tình trạng hiện tại của di tích này.


Bắt đầu thi ngay